Hình dung: Những màu sắc, âm thanh được gợi lên trong khổ thơ?
Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu?
Mùa xuân thiên nhiên, đất trời xứ Huế:
+ Hoa tím biếc, dòng sông xanh, chim chiền chiện hót vang trời
+ Không gian rộng lớn, bao la, màu sắc đặc trưng của Huế (tím, xanh), hòa với âm thanh sự sống
- Cảm xúc bồi hồi, rộn ràng của tác giả trước cảnh vật thiên nhiên xứ Huế
+ Tác giả trân trọng sự sống (tôi đưa tay tôi hứng)
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, các yếu tố hữu hình, cảm nhận bởi nhiều giác quan
- Hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và sự sống tha thiết của nhà thơ
- Khổ thơ thứ hai thể hiện tình yêu với mùa xuân đất nước:
+ Mùa xuân đất nước cụ thể hóa bằng hình ảnh người cầm súng, người ra đồng
+ Suy ngẫm và chiêm nghiệm của tác giả khi nhìn thấy "lộc" từ mùa xuân đất nước
+ Từ láy "hối hả" và "xôn xao" thể hiện nhịp phát triển, thời kì mới của đất nước
+ So sánh đất nước với vì sao: sự trường tồn vững bền của đất nước
⇒ Hình ảnh mùa xuân tự nhiên và đất nước đối sánh với nhau qua lăng kính yêu cuộc đời, khao khát sống của tác giả
Những màu sắc, âm thanh được gợi lên trong khổ thơ
- Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với:
+ Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”.
+ Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa, trong veo của giọt sương.
⇒ Màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này
Nêu cảm nhận của em về những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ và cho biết những từ ngữ, hình ảnh nào đã mang lại cho em cảm nhận như vậy.
Cảm nhận về những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ:
- Bức tranh thu sang có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên.
- Những âm thanh vô cùng rộn rã, náo nhiệt kết hợp cùng những gam màu tươi sáng, rực rỡ.
- Vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống.
Những từ ngữ, hình ảnh nào đã mang lại cho em cảm nhận đó là:
- Từ ngữ: “tràn ngập nỗi mong manh”, “kiệt sức hè”, “nắng nồng”, “rộn”, “ngậm”, “rong chơi”, “khoảng ngày xanh”...
- Hình ảnh: “tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”; hình ảnh về “nắng”, hình ảnh “vườn chiều”, “mảnh trăng vàng”,...
1.Hãy giới thiệu những nét chính về tác giả?
2. Hai câu đầu: Bức tranh cảnh khuya
- Bức tranh cảnh khuya có những âm thanh, hình ảnh nào xuất hiện?
- Âm thanh tiếng suối được miêu tả có gì đặc sắc?
- Câu thơ này gợi nhớ đến câu thơ nào của Nguyễn Trãi? Vì sao?
Thiên nhiên đẹp còn được tôn lên qua câu thơ thứ 2.
- Từ ngữ nào thể hiện điều này? Tại sao em cho rằng những từ ngữ ấy làm nên vẻ đẹp của cảnh vật?
- Qua hai câu thơ, em hình dung như thế nào về cảnh rừng Việt Bắc. Nhận xét về cảnh vật ấy?
Đọc thành tiếng đoạn từ đầu đến "rung bờm gió" và trả lời câu hỏi: Những âm thanh trong khổ thơ đầu gợi tả điều gì?
Gợi tả hình ảnh khách du lịch vui vẻ trên xe ngựa trong khung cảnh thiên nhiên của Đà Lạt.
Tìm vần và thêm dấu thanh (nếu cần) phù hợp với mỗi để tạo thành từ gợi tả hình dáng, âm thanh, màu sắc,... dựa vào hình gợi ý:
- véo von
- rậm rạp
- lấp lánh
- róc rách
- xinh xắn
- mênh mông
bài thơ tiếng gà trưa(xuân Quỳnh)có những đặc sắc về nghệ thuật được thực hiện có tác dụng gì trong biểu đạt cảm xúc của tác giả? Đây là mạch cảm xúc về những kỉ niệm, hình ảnh và suy nghĩ gì của người lính được gợi lại từ âm thanh tiếng gà trưa
Người chiến sĩ trong bài thơ với tâm hồn vô cùng nhạy cảm và tinh tế, chỉ bàng một tiếng gà trưa nhảy ố trên đường hành quân xa, đã gợi dậy trong tâm hồn người chiến sĩ những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ của mình.
Bài thơ có mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy sức gợi: được bắt đầu từ tiếng gà trên đường hành quân, người chiến sĩ nghĩ đến hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, hình ảnh người bà với tình yêu như chắt chiu, chăm lo cho cháu và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ. Tiếng gà trưa đã đi vào cuộc chiến đấu của người lính, khắc sâu hơn tình cảm quê hương, đất nước nơi người lính.
Chú ý số chữ trong các câu; những từ thuần Việt; động từ; từ chỉ màu sắc, hương vị, âm thanh trong bài thơ.
- Số chữ trong câu: 7 chữ trong câu, riêng câu cuối 6 chữ
- Những từ thuần Việt: nhiều từ thuần Việt : hóng mát, thuở, ngày, hoè, đùn đùn, tán rợp giương, thạch lưu, hiên, phun, đỏ, mùi hương, lao xao, chợ cá, làng, dắng dỏi, ve, đàn, một tiếng
- Động từ: đùn đùn, phun, tiễn
- Màu sắc: lục, đỏ, hồng
- Âm thanh: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve
Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.
– Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? (Chú ý những đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời, cảnh vật.)
– Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?
Bốn câu thơ đầu vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên:
+ Hình ảnh chim én đưa thoi giữa trời xuân trong sáng
+ Cỏ xanh non tới chân trời, điểm xuyết hoa lê trắng
+ Không gian mùa xuân khoáng đạt, rộng rãi
- Màu sắc có sư hài hòa gợi lên vẻ tinh khôi, mới mẻ, tràn đầy sức sống của mùa xuân
- Bút pháp ước lệ tượng trưng gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh, cái hồn cảnh vật