Đọc một bài thơ mà em yêu thích.
Đọc diễn cảm một bài thơ hoặc đoạn thơ hoặc đoạn thơ 4 chữ hoặc 5 chữ mà em yêu thích. Nêu ấn tượng của em về bài thơ, đoạn thơ ấy.
Ấn tượng của em về bài thơ “Tiếng gà trưa”: Tình cảm bà cháu thiêng liêng, từ tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cao quý đã phát triển thành tình yêu dành cho quê hương, đất nước, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc.
Em biết những bài thơ nào viết về miền đất Nam Bộ? Hãy đọc cho cả lớp nghe một đoạn thơ mà em yêu thích.
Ta đi... bản đồ không còn nhìn nữa...
Sáng trời thu lại còn bướm với trời xanh
Trúc đào tươi chim khuyên rỉa cánh sương đọng long lanh
Ta cởi áo lội dòng sông ta hát
Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát
Rừng núi lùi xa
Đất phẳng thở chan hoà.
Sóng toả chân trời buồm trắng.
Nam Bộ
Nam Bộ
Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng
Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa
Bến nước Mê Kông tôm cá ngập thuyền
Sầu riêng thơm dậy đất Thủ Biên
Suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả.
Cửu Long ơi (Nguyên Hồng)
Tìm đọc thêm một số bài thơ viết về đất nước Việt Nam. Nhận xét về nét độc đáo của một bài thơ mà em yêu thích (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,…)
- Một số bài thơ: Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi; Cửu Long giang ta ơi – Nguyên Hồng; Quê hương – Tế Hanh.
- Nét độc đáo của bài thơ Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi:
+ Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển.
+ Giọng điệu linh hoạt, mượt mà, gần gũi với ca dao dân ca.
+ Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường.
Đọc lại một bài em yêu thích (hoặc đọc thuộc lòng một bài thơ).
Em đọc lại một bài em yêu thích (hoặc đọc thuộc lòng một bài thơ).
Ví dụ: Quả ngọt cuối mùa, ngày hội,...
Hãy đọc một vài đoạn thơ mà em yêu thích viết về mùa xuân.
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (Hồ Chí Minh)
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Mảnh ghép yêu thương
(a) Tìm đọc một bài thơ viết về:
(b) Ghi chép những nội dung thú vị vào Nhật kí đọc sách.
(c) Cùng bạn chia sẻ:
– Bài thơ đã đọc.
− Nhật kí đọc sách.
– Đoạn thơ em yêu thích và giải thích lí do.
a. Ví dụ về bài thơ: "Mẹ vắng nhà ngày bão" - Đặng Hiển
b. Nhật kí đọc sách:
Tên bài thơ: Mẹ vắng nhà ngày bão
Tên tác giả: Đặng Hiển
Từ dùng hay: là số đếm được dùng trong bài thơ
" Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung"
Hình ảnh đẹp: Ngày bão mẹ vắng nhà, ba bố con đều vất vả. Nhà dột, ba bố con phải nằm chung. Củi mùn để nấu cơm thì bị ướt nên khi đun nấu khói làm mắt đỏ hoe. Ba bố con phải đảm nhiệm mọi việc: chị hái lá nuôi thỏ, em chăn đàn vịt, bố đi chợ mua cá về nấu canh chua.
c. Chia sẻ với bạn:
Cảm xúc sau khi đọc bài thơ: Bài thơ diễn tả cảm xúc vui mừng khôn xiết của gia đình sau nhiều ngày mong ngóng mẹ về. Mẹ đi vắng, cũng là lúc cơn bão ập đến. Cơn bão của thiên nhiên hay cơn bão trong lòng mỗi người khi không có mẹ? Mẹ trở về, thời gian xa vắng đã kết thúc, giống như cơn bão đã tan, trời lại quang mây, lặng gió. Người mẹ được tác giả so sánh như “nắng mới” trở lại, làm cho gian nhà ẩm ướt sau cơn bão như “sáng ấm” lên. Hình ảnh “nắng mới” là hình ảnh của mẹ, mẹ đã trở về xua đi sự trống trải, sự mong mỏi của mọi người trong gia đình.
Hãy đọc bài Sắc màu em yêu rồi trả lời câu hỏi sau:
1. Những sự vật nào mà bạn nhỏ nghĩ đến có màu vàng?
2. Chép lại khổ thơ mà em thích nhất.
3. Em thích hình ảnh trong khổ thơ nào nhất? Vì sao?
Trình bày cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ yêu thích.
Cảm xúc của em về một đoạn thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.
Trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và dạt dào một khát vọng hiến dâng:
Ta làm con chim hót
Ta làm một canh hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Nếu ở đầu bài thơ tác giả miêu tả những hình ảnh làm đẹp thêm, tô điểm thêm cho mùa xuân là âm thanh náo nức vang trời của tiếng chim chiền chiện và sắc màu tím biếc dịu dàng của cánh lục bình nhỏ trên sông thì ở đây tứ thơ được lặp lại, tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Tác giả mong muốn được làm bông hoa toả ngát hương, con chim mang tiếng hót và nốt trầm xao xuyến để hiến dâng nhưng không làm mất đi nét riêng của mỗi người. Đó thực sự là lời tâm niệm chân thành, tha thiết, khiêm nhường và khát khao được cống hiến phần tinh tuý nhất của mình làm đẹp thêm mùa xuân của quê hương, xứ sở mà không bị giới hạn bởi thời gian, tuổi tác.
Đọc bài thơ “Bốn mùa mơ ước” cho người thân nghe và nói về một hình ảnh em yêu thích trong bài thơ.
Em thích hình ảnh làm vầng trăng tỏ bởi vì em có thể tỏa sáng lung linh giữa trời thu trong xanh, vui đùa cùng những ngôi sao nhỏ.
Đọc diễn cảm (theo trí nhớ) một số đoạn văn, đoạn thơ/ bài thơ mà bạn yêu thích và mới tìm hiểu được trong năm học lớp 10.
Học sinh tự tìm đọc đoạn văn, đoạn thơ/ bài thơ yêu thích và luyện đọc diễn cảm.