Phản ứng của nhân vật "tôi" trước lời kể của người cô như thế nào?
Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên như thế nào? Hãy nhận xét về thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này.
- Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên như một kẻ vô nhân tính. Hắn ta đối xử tàn nhẫn, lạnh lùng với tất cả mọi người.
- Người kể thể hiện thái độ căm ghét, lên án, tố cáo đối với nhân vật Gia-ve
Câu 1 :
Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.
Câu 2 :
a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng
gì?
Câu 3 :
a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.
b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm trạng
không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”.
Câu 4 :
Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (“Tôi không trả lời mẹ… lòng nhân hậu
của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh?
Câu 5 :
Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến
nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu…)?
Câu 6 :
Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức
tranh được giải nhất của em gái.
Câu 7 :
Viết một đoạn văn miêu tả thái độ của những người trong gia đình em (hoặc trong lớp
em) khi một thành viên đạt được thành tích xuất sắc nào đó.
Câu 8 :
Hãy nêu chủ đề của tác phẩm Bức tranh của em gái tôi.
Câu 9:
Vì sao truyện lại được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi?
Câu 10:
Lòng ghen ghét, đố kị có phải là thói xấu phổ biến của con người không hay chỉ là của
riêng nhân vật người anh trong tác phẩm này? Lấy một số ví dụ trong thực tế mà em
biết hoặc được nghe kể lại.
Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (Tôi không trả lời mẹ... lòng nhân hậu của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ như thế nào về nhân vật người anh/
Đoạn kết của truyện người anh cảm động, muốn khóc không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu “không phải con đâu”
- Đoạn kết người anh cảm thấy mình không xứng đáng đẹp như hình em gái vẽ.
- Người anh cảm động bởi vừa kịp nhận ra sự hồn nhiên, nhân hậu của cô em gái
=> Người anh vượt lên chính mình, nhìn thấy những thiếu hụt trong nhân cách và chính sự nhân hậu của cô em gái đã cảm hóa được sự yêu thương, hối lỗi của người anh.
Câu 1. Cảnh ngộ của Bé Hồng được kể lại như thế nào trong đoạn trích? Thái độ của em khi đối diện với cảnh ngộ đó được bộc lộ như thể nào?
Câu 2. Nhân vật người cô trong câu chuyện xuất hiện như thế nào? Qua đó, có thể đánh giá nhân vật này là người như thế nào? Vai trò của nhân vật này trong diễn biến chuyện?
Câu 3. Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vai trò của tình cảm gia đình.
1. Bố bé Hồng qua đời, mẹ phải bỏ đi tha hương cầu thực, bị bà cô nói những lời cay nghiệt. Em sẽ cảm thấy buồn và tủi thân khi ở trong cảnh ngộ đó
2. Trong ngày giỗ đầu cha. Qua đây, có thể thấy bà cô là người độc ác, cay nghiệt và giả tạo. Nhân vật này giúp tình yêu của bé Hồng dành cho mẹ ngày càng sâu sắc
3.
Tham khảo nha em:
Gia đình là một phần rất quan trọng của cuộc sống hàng ngày của chúng tôi. Nó giúp chúng ta trong việc cải thiện nhân cách của chúng tôi. Nó cũng giúp chúng ta trong việc định hình cuộc sống của chúng tôi. Nó dạy cho chúng ta giá trị của tình yêu, tình cảm, chăm sóc, trung thực, tự tin và cung cấp cho chúng ta công cụ và gợi ý đó là cần thiết để có được thành công trong cuộc sống. Gia đình là nơi bạn có thể là chính mình. Đó là một nơi mà bạn được chấp nhận cho những gì bạn đang có. Đây là nơi bạn hoàn toàn căng thẳng miễn phí và tất cả mọi người ở đó để giúp bạn. Gia đình khuyến khích bạn khi bạn được bao quanh bởi các vấn đề. Nó giúp bạn sống sót qua thời điểm khó khăn và mang lại niềm vui và hạnh phúc vào cuộc sống.Hôm nay, hầu hết mọi người không nhận ra tầm quan trọng của gia đình. Họ thích dành phần lớn thời gian của họ với bạn bè của họ. Nhưng khi chúng được bao quanh bởi các vấn đề, đó là gia đình của họ đã giúp họ thoát khỏi vấn đề. Vào thời điểm đó, khi ngay cả người bạn tốt nhất của chúng tôi từ chối giúp chúng ta, đó là gia đình của chúng tôi rằng đã đến giúp đỡ chúng tôi. Vì vậy, nó là rất quan trọng đối với mỗi cá nhân để cung cấp cho trọng gia đình của họ trên bất cứ điều gì khác và thích dành thời gian với các thành viên trong gia đình.
Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật “tôi” có gì khác nhau?
Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và suy nghĩ của nhân vật “tôi” hoàn toàn trái ngược nhau, người cô luôn kể những điều không tốt về mẹ Hồng từ ngoại hình cho tới phẩm chất tính cách còn với Hồng mẹ luôn là một người tuyệt vời, đáng kính trọng dù cho “non ròng một năm nay mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư...”. Những lời nói của người cô hoàn toàn không thể làm lay động tâm trí và suy nghĩ của Hồng về mẹ.
Bài tập tôi đi học
1. Hồng đã có phản ứng tâm lí như thế nào khi nghe bà cô xúc phạm tới người mẹ bất hạnh bằng những lời lẽ giả dối thâm độc. Qua đó nêu nhận xét về tình cảm của chú bé Hồng dành cho mẹ.
2. Hồng đã có những cảm giác như thế nào khi gặp lại và được ngồi trong lòng mẹ? Qua đó nêu nhận xét về tình cảm của chú bé Hồng dành cho mẹ.
Đây là bài ''Trong lòng mẹ'' chứ em, lần sau chú ý viết đề cho đúng nhé!
Em tham khảo:
Tham khảo:
Câu 1:
Những câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười “rất kịch” của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu. Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót. Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: “Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.
Câu 2:
Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ. Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”. Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả. Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve. Trong giây phút này, Hồng như sống trong “tình mẫu tử” hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào. Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi – Hồng không nghĩ đến nó nữa… Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng
TẠI sao nhân vật Tôi nói :" mẹ tôi không còn cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi "
Vì trong mắt nhân vật ''tôi'', mẹ là người phụ nữ đẹp nhất, có ngoại hình sáng và đẹp
Cho và nhận
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô!
– Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: "Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời". Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: "Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác".
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.
(Xuân Lương)
Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật?
Em nghĩ chúng ta nên sống cho đi và không nhận lại . Có thể thứ đó mai sau chúng ta không cân nữa nhưng 1 người khác họ có thể cần
Qua câu chuyện trên em học được điều là:
Chúng ta không chỉ biết nhận mà cũng phải biết cho người khác.
mk nghĩ là chỉ thể thôi
Đây cũng là đề kiểm tra đọc hiểu học kì 1 của bọn mình đó nhưng cũng ko chắc từ ngữ đúng hết đâu
Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật?
==>Khuyên chúng ta sống không chỉ biết nhận mà còn phải biết cho.