Những câu hỏi liên quan
Nhok
Xem chi tiết
Thanh Hoàng Thanh
27 tháng 1 2021 lúc 12:49

Qua "Chiếc Lược Ngà" của Nguyễn Quang Sáng ta cảm nhận được tình cảm cha con của ông Sáu với bé Thu. Ông Sáu 8 năm đi đánh Pháp, chỉ được thấy con qua ảnh. Khi trở về ông khao khát muốn được gặp con. Ông đã mong chờ giây phút gặp con này biết bao lâu rồi. Tiếng gọi con vừa nồng nàn, vừa ấm áp, chỉ hai tiếng “Thu! Con!” mà chất chứa biết bao tình yêu thương ông dành cho bé Thu. Nhưng bé Thu không nhận ra, suốt 3 ngày nghỉ phép ông ở nhà với con. Ông cười đau đớn khi con không nhận ra ba mình. Đến ngày đi ông không dám đến với con vì sợ con bỏ chạy. Khi bé Thu nhận ra ba mình và ôm lấy ông, ông đã khóc sung sướng. Ở chiến khu chống Mĩ, ông tự tay làm chiếc lược để vơi bớt nỗi nhớ, nỗi ân hận vì lỡ đánh con. Trước lúc hi sinh ông chỉ sợ không tặng được con chiếc lược. Ông chỉ trăng trối cho người bạn thân giúp mình mang chiếc lược ngà về. Có thể thấy ông Sáu tuy đã hi sinh nhưng tình cảm phụ tử thiêng liêng vẫn mãi không bao giờ mất.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
27 tháng 1 2021 lúc 13:09

Ông Sáu khi trở lại chiến trường ông Sáu lúc nào cũng thương nhớ và nghĩ đến con gái của mình .Tình cảm của ông Sau đối vs con đã thể hiện ngay từ chuyến về phép thăm nhà đc gặp con nhưng chỉ ms thể hiện phần nào .Tình cảm sâu nặng của ông đc tập trung biểu hiện ở phần sau của truyện lúc ông ở trong rừng tại nơi căn cứ .Ở đây ông Sáu đã chăm chú và cẩn thận làm chiếc lược cho con .Ông dồn hết cả tình thương và nỗi nhớ vào đó .Vào rừng sâu kiếm đc đoạn ngà vòi ,ông vui mừng vô cùng , hớt hải chạy về khoe vs bạn và hớn hở như đứa trẻ đc quà .Sau đó ông bắt tay vào làm chiếc lược với 1 niềm say mê ,sự công phu hết sức đặc biệt .Lấy vỏ đạn 20 li lm một cây cây cưa nhỏ ,ông cưa từng chiếc răng lược , thẩn trọng ,tỉ mỉ và cổ công như người thợ bạc .Trên sống lưng lược có khắc một dòng chữ nhỏ mà ông đã gò lưng ,tẩn mẩn khắc từng nét yêu nhớ tặng con Thu của ba .Nhưng rồi đau đớn thay ông đã hi sinh khi chưa kịp trao vào tay con gái chiếc lược ngà ấy 

Chu Quỳnh Anh
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết

Nhà của em là nhà lầu mái Thái, không giống chiếc nào trong mấy chiếc này

Mà giống chiếc ảnh (3) á, do nhà em nằm trên mặt đất

Người Già
26 tháng 1 lúc 20:55

Nhà của em giống với nhà kiểu nhà nổi ở hình 4. Nhà em ở Tiền Giang, xung quanh là cây cối cùng những dòng sông.

nguyensonbd
Xem chi tiết
HIẾU 10A1
14 tháng 3 2021 lúc 16:04

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng.

 

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

 

Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.

Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 9 2021 lúc 16:21

Em tham khảo nhé:

- Tác giả rất tinh tế khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.

- Với thủ pháp đòn bẩy, tác giả làm nổi bật vẻ của Kiều cả về nhan sắc lẫn tài năng.

  Ngay trong câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” tác giả gợi lên sự sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn.

  Với bút pháp ước lệ tượng trưng, bức họa về nàng Kiều với đôi mắt trong sáng, long lanh thể hiện tâm hồn trong trắng, trí tuệ sắc sảo của nàng.

  Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn dự báo trước cuộc đời đầy sóng gió của Kiều.

 Thúy Vân tác giả tập trung tả về nhan sắc, với Thúy Kiều, tác giả một phần tả sắc và hai phần để tả về cái tài của nàng.

nthv_.
27 tháng 9 2021 lúc 16:24

Tác giả đã rất tinh tế khi sử dụng thủ pháp đòn bẩy, tả Thúy Vân trước nhằm làm nổi bật vẻ đẹp muôn phần và tài năng của Thúy Kiều. Việc làm này giúp dự báo trước cuộc đời sống gió, hồng nhan bạc mệnh của Thúy Kiều.

Trương  quang huy hoàng
Xem chi tiết
Thời Sênh
20 tháng 12 2018 lúc 21:47

Nguyễn Quang Sáng còn có bút danh là Nguyễn Sáng sinh năm 1932, quê ở Chợ Mới, tỉnh An Giang. Là bộ đội thời đánh Pháp, sau năm 1954 tập kết ra miền Bắc mới bắt đầu viết văn. Trong những năm đánh Mĩ, ông sống và hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. Cảnh vật, con người và hơi thở nhịp sống trong tác phẩm Nguyễn Quang Sáng đậm đặc màu sắc Nam Bộ. Màu sắc bi tráng với bao sự tích anh hùng, những tình huống hấp dẫn đầy kịch tính và giàu chất thơ tạo nên cốt cách và vẻ đẹp trang văn Nguyễn Quang Sáng.Ông để lại nhiều tác phẩm đặc sắc bằng nhiều thể loại. Các tập truyện ngắn: "Con chim vàng", "Người quê hương", "Chiếc lược ngà", "Bông cẩm thạch", "Người con đi xa" … Tiểu thuyết có: "Đất lửa", "Mùa gió chướng", "Dòng sông thơ ấu". Ngoài ra ông còn có một số kịch bản phim, lưu giữ trong lòng người "một thời để nhớ, một thời để yêu".

Tâm Trà
20 tháng 12 2018 lúc 21:44

Nguyễn Quang Sáng còn có bút danh là Nguyễn Sáng sinh năm 1932, quê ở Chợ Mới, tỉnh An Giang. Là bộ đội thời đánh Pháp, sau năm 1954 tập kết ra miền Bắc mới bắt đầu viết văn. Trong những năm đánh Mĩ, ông sống và hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. Cảnh vật, con người và hơi thở nhịp sống trong tác phẩm Nguyễn Quang Sáng đậm đặc màu sắc Nam Bộ. Màu sắc bi tráng với bao sự tích anh hùng, những tình huống hấp dẫn đầy kịch tính và giàu chất thơ tạo nên cốt cách và vẻ đẹp trang văn Nguyễn Quang Sáng.Ông để lại nhiều tác phẩm đặc sắc bằng nhiều thể loại. Các tập truyện ngắn: "Con chim vàng", "Người quê hương", "Chiếc lược ngà", "Bông cẩm thạch", "Người con đi xa" … Tiểu thuyết có: "Đất lửa", "Mùa gió chướng", "Dòng sông thơ ấu". Ngoài ra ông còn có một số kịch bản phim, lưu giữ trong lòng người "một thời để nhớ, một thời để yêu".

Nguyễn Quang Sáng viết truyện ngắn "Chiếc lược ngà" vào tháng 9 năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ trong những tháng ngày sôi sục đánh Mĩ. Truyện kể về ông Sáu, một cán bộ "nằm vùng tại miền Đông'" da diết thương nhớ vợ con, dùng ngà voi làm thành chiếc lược ngà xinh xắn, trước lúc từ thương đã nhờ bạn chiến đấu trao lại chiếc lược ngà cho đứa con gái bé bỏng, yêu thương. Qua đó, tác giả thê hiện tình cha con sâu nặng, tình đồng đội thiết tha trong cảnh ngộ éo le thời chiến tranh, đồng thời ca ngợi truyền thống cách mạng yêu nước của người nông dân Nam Bộ.
Đạt Trần
20 tháng 12 2018 lúc 22:15

Chương trình Ngữ văn 9 đã giới thiệu cho người học nhiều tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ trưởng thành trong quân đội. Truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng nằm trong số đó.

Ông là một nhà văn chiến sĩ. Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, tham gia kháng chiến chống Pháp và hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. Trong đợt tập kết ra Bắc năm 1954, ông bắt đầu viết văn. Nguyễn Quang Sáng viết nhiều thể loại như: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim nhưng tác phẩm nào cũng gây ấn tượng cho người đọc và mang đậm màu sắc cuộc sống của con người Nam Bộ trong chiến tranh. Sau kháng chiến chống Pháp, ông tiếp tục tham gia chống đế quốc Mĩ và sáng tác văn học. Năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ, vào thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ gay go ông đã cho ra đời truyện ngắn Chiếc lược ngà. Một tác phẩm tố cáo tội ác chiến tranh đã làm cha - con, vợ - chồng phải xa nhau để rồi khi trở về đứa con không nhận cha, đến khi nhận ra thì cũng là lúc chia tay. Vẫn thể loại quen thuộc. Thể loại truyện ngắn ít nhân vật, ít tình huống, thời gian, không gian cũng chỉ diễn ra nhất định theo từng hoàn cảnh đã làm nổi lên tình cha con thiêng liêng cao đẹp. Có thể nói câu chuyện mà Chiếc lược ngà đề cập đến đã gây cho người đọc nhiều cảm xúc với nội dung nhẹ nhàng mà thấm đẫm chất nhân văn. Đó là câu chuyện của ông Ba - một trong những cán bộ được cô giáo liên trẻ dẫn đường. Tuyến đường mà cô dẫn là tuyến đường đầy nguy hiểm, cạm bẫy bởi bọn giặc thường lùng quét rất gắt gao. Ông Ba với hành lí và tư trang giản dị đó là tài liệu và chiếc lược ngà - người bạn nhờ đem về cho cô con gái. Thấy chiếc lược ông lại nghĩ về câu chuyện xưa. Người bạn của ông anh Sáu, trong một đợt được về thăm nhà sau 8 năm xa cách rất thương con mà đứa bé lại không nhận ra cha. Đứa bé đó là Thu - một cô bé bướng bỉnh, ương ngạnh, đầy cá tính nhưng cũng rất ngây thơ. Nó không nhận ra cha, lạnh lùng với anh Sáu. Mời vào ăn cơm nó nói chống không, muốn nhờ chắt nước cơm nó cũng nói chống không. Thế rồi khi nó biết lỗi lầm của mình, biết tội ác của lũ giặc gây ra vết thẹo cho Ba và nhận ra Ba thì cũng là lúc anh Sáu phải ra đi. Bé Thu đã biểu hiện tình cảm quá mãnh liệt. Nó không cho ba đi, ghì chặt lấy Ba và cất tiếng gọi "Ba" như xé lòng, xé ruột mọi người. Đem theo nỗi nhớ con, tình yêu thương anh Sáu dồn công làm bằng được chiếc lược ngà tặng con. Nhưng chuyện không may đã xảy ra, khi chưa kịp trao cho con, anh đã hy sinh và trước khi nhắm mắt chính tình cha con đã giúp anh tìm được chiếc lược gửi bạn đem cho con. Và cuối cùng điều bất ngờ là cô giáo liên nhanh nhẹn ấy chính là bé Thu đã lớn. Chiếc lược ngà đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, của cha con ông Sáu. Qua đó ngợi ca, khẳng định tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc. Nguyễn Quang Sáng đã thực sự khéo léo khi xây dựng một cốt truyện chặt chẽ và bất ngờ. Ông cũng rất khéo khi lựa chọn ngôi kể, người kể - người đã chứng kiến mọi chuyện tạo tính sinh động cao. Và tình cha con ông Sáu thì không thể thiếu chiếc lược ngà, kỷ vật thiêng liêng nối kết các nhân vật trong tác phẩm và biểu hiện tình cảm của cha với con. Nguyễn Quang Sáng cũng thành công khi đã tạo ra các tình huống bất ngờ, hợp lí nhân vật đặc sắc, tinh tế từ đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về mặt mỗi nhân vật, thấy rõ hơn và cảm thông hơn tình cha con cao quý, không bao giờ phai. Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm văn học hay và đặc sắc nó để lại cho ta nhiều suy nghĩ, trăn trở đó là suy nghĩ về tình cha con gắn bó, thiêng liêng. Dù bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, tình cảm ấy vẫn giúp con người ta đứng vững.

Kim Han Bin
Xem chi tiết
IS
21 tháng 2 2020 lúc 11:51

Nguyễn Quang Sáng còn có bút danh là Nguyễn Sáng sinh năm 1932, quê ở Chợ Mới, tỉnh An Giang. Là bộ đội thời đánh Pháp, sau năm 1954 tập kết ra miền Bắc mới bắt đầu viết văn. Trong những năm đánh Mĩ, ông sống và hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. Cảnh vật, con người và hơi thở nhịp sống trong tác phẩm.Nguyễn Quang Sáng đậm đặc màu sắc Nam Bộ. Màu sắc bi tráng với bao sự tích anh hùng, những tình huống hấp dẫn đầy kịch tính và giàu chất thơ tạo nên cốt cách và vẻ đẹp trang văn Nguyễn Quang Sáng.Ông để lại nhiều tác phẩm đặc sắc bằng nhiều thể loại. Các tập truyện ngắn: “Con chim vàng”, “Người quê hương”, “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”, “Người con đi xa” … Tiểu thuyết có: “Đất lửa”, “Mùa gió chướng”, “Dòng sông thơ ấu”. Ngoài ra ông còn có một số kịch bản phim, lưu giữ trong lòng người “một thời để nhớ, một thời để yêu”.Nguyễn Quang Sáng viết truyện ngắn “Chiếc lược ngà” vào tháng 9 năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ trong những tháng ngày sôi sục đánh Mĩ.Truyện kể về ông Sáu, một cán bộ “nằm vùng tại miền Đông'“ da diết thương nhớ vợ con, dùng ngà voi làm thành chiếc lược ngà xinh xắn, trước lúc từ thương đã nhờ bạn chiến đấu trao lại chiếc lược ngà cho đứa con gái bé bỏng, yêu thương. Qua đó, tác giả thê hiện tình cha con sâu nặng, tình đồng đội thiết tha trong cảnh ngộ éo le thời chiến tranh, đồng thời ca ngợi truyền thống cách mạng yêu nước của người nông dân Nam Bộ.

học tốt

Khách vãng lai đã xóa
Thảo My
Xem chi tiết
Thảo Phương
27 tháng 9 2016 lúc 15:14

Ông sinh ngày 13 tháng 5 năm 1944, tại Linh Ðông, quận Thủ Ðức, tỉnh Gia Định. Ông là hậu duệ đời thứ năm của nhạc sĩ cung đình Huế, Trần Quang Thọ (1830-1890), đời thứ bốn của nhạc sĩ nổi tiếng về đàn tỳ bà, Trần Quang. Ông là con trai trưởng của Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê và bà Nguyễn Thị Sương, cựu giáo sư Anh văn Trường nữ Trung học Gia Long.

Sự nghiệp

Chịu ảnh hưởng truyền thống gia đình, ông sớm định hướng theo con đường âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp khoa violin tại trường Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, ông sang Pháp tiếp tục học nâng cao về violin. Ở đó được cố vấn bởi trưởng dàn nhạc giáo sư Yehudi Menuhin ông đổi sang học các loại nhạc cụ dân tộc khác tại các trường đại học: Louvre, Sorbonne (Paris, Pháp), đại học Cambridge (London, Anh). Ông Hải sau đó lấy bằng tiến sĩ âm nhạc dân tộc người Việt tại Pháp, người thứ hai lấy bằng này sau cha của mình.
Ông bắt đầu làm việc cho Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học tại Bảo tàng Con người (Musée de l’Homme) Paris (Pháp) từ năm 1968. Ông đã có những nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực Dân tộc âm nhạc học như: hát đồng song thanh, phát triển gõ muỗng, phát triển kỹ thuật biểu diễn đàn môi… đang được thế giới quan tâm. Ông cũng là thành viên của Hội đồng Âm nhạc truyền thống quốc tế 

Ông và vợ là nghệ sĩ Bạch Yến, đã thực hiện hơn 3.000 buổi giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới…

Danh hiệu

Ông được tôn xưng danh hiệu "vua muỗng" sau khi chiến thắng tại một cuộc thi gõ muỗng trong khuôn khổ Đại nhạc hội dân nhạc tại Cambridge, Anh vào năm 1967. Tính ra, ông có hơn 60 năm gắn bó với những giai điệu từ muỗng. Ông từng biểu diễn "gõ muỗng" trong hơn 1.500 chương trình biểu diễn, buổi sinh hoạt âm nhạc ở hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, ông được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục người thể hiện tiết tấu - âm thanh đa dạng nhất từ nghệ thuật gõ muỗng.

Đời tư

Ông lập gia đình với nữ ca sĩ Bạch Yến (ca sĩ) ngày 17 tháng 6 năm 1978 tại Paris (Pháp). Trước đó ông có một người con gái riêng. Hai ông bà sau này không có con nhưng sống hạnh phúc 

Thảo My
27 tháng 9 2016 lúc 15:16

Quang Khải nhà em lộn

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
11 tháng 8 2023 lúc 16:53

Hướng dẫn:

Nhà em ở là ngôi nhà có mái ngói đỏ, xung quanh nhà em có chợ, trường học, trạm y tế và cánh đồng lúa.

Nhà em có 1 phòng ngủ và 1 phòng bếp riêng biệt, khu nhà vệ sinh, vườn cây.