Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
23 tháng 11 2023 lúc 21:42

- Ngôi nhà được nói đến là “ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê bởi:

+ Là nơi gắn kết nhiều thế hệ của người dân Ê – đê.

+ Căn nhà kéo dài mãi, che chở cho cuộc sống của bao thế hệ.

+ Là nơi thể hiện các lễ nghi, tập tục của người Ê-đê, thể hiện trọn vẹn hồn cốt đại ngàn của dân tộc này..

Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 10:45

– Truyền thống nghĩa là có tính chất lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 – Ngôi nhà được nói đến trong văn bản trên được gọi là “ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê bởi ngôi nhà này về cấu trúc, cách xây dựng, nguyên liệu hầu như vẫn được lưu giữ từ thời xa xưa, những sự thay đổi trong kiến trúc theo từng thời đại không đáng kể, chủ yếu vẫn giữ được những nét đặc trưng của người Ê-đê. Không chỉ vậy, ngôi nhà còn là không gian diễn ra, lưu giữ những hoạt động, nếp sống văn hóa sinh hoạt từ lâu đời của người dân Ê-đê.
Nguyễn Phạm Như Quỳnh
Xem chi tiết
Forever love you
Xem chi tiết
ha thuy mi
11 tháng 5 2019 lúc 21:30

Đời người không khỏi có những lúc bước chân lang thang đến những nơi yên tĩnh để lắng đọng tâm hồn. Những lúc ấy người ta cảm thấy mình bé nhỏ trước không gian mênh mông, vũ trụ rộng lớn. Rồi chợt họ nhận ra kiếp người sao quá ngắn ngủi, đời người thật phù du và con người nhỏ bé trước vạn vật. Đọc “Tràng giang" của Huy Cận cảm xúc trong tôi dâng lên nỗi buồn cô quạnh khi nghĩ về những kiếp người trôi nổi, lênh đênh.

Bài thơ “Tràng giang” ra đời vào năm 1939 khi hồn thơ của Huy Cận mang nét u sầu, chất chứa nhiều phiền muộn, tâm tư. Chính vì thế mà những từ ngữ trong bài phản ánh trực tiếp cái sầu của thi sĩ trước thời cuộc và những suy nghĩ của tác giả trên hành trình đi tìm “Thơ mới”.

           Tên tác phẩm “Tràng giang" đã tạo một ấn tượng mạnh mẽ về con sông dài, mênh mông. Tựa đề cũng tạo cảm giác hoài cổ khi thi sĩ sử dụng một loạt từ Hán Việt. Đã có rất nhiều người thử thay thế tên tác phẩm “Tràng giang" thành “Trường giang" nhưng riêng tôi cho rằng cái tên vốn có của nó vẫn chính xác nhất vì khi dùng “Trường giang" chỉ mới diễn tả được độ dài của con sông mà thôi. Thế nhưng khi thay bằng “Tràng giang" con sông không chỉ dài mà còn rộng. Sông trở nên mênh mông, bát ngát hơn từ đó nói lên được ý đồ của tác giả trong sự đối lập giữa thiên nhiên rộng lớn và con người bé nhỏ. Câu đề từ tiếp tục khẳng định về một con sông rộng lớn “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài". Nhưng cảm giác mang lại là sự lưu luyến, nhớ thương về một con sông trong quá khứ.

Khổ thơ đầu tiên không chỉ mang đến  bức tranh buồn, cô đơn mà thiên nhiên còn gợi cảnh chia li, tách rời
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
 Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
Với những câu thơ đầu tiên, tác giả sử dụng nhiều hình ảnh như sóng, con thuyền, củi. Sóng đi liền với động từ “gợn" - dịch chuyển nhẹ nhàng, lăn tăn lan xa. Chỉ với một nét gợn nhẹ ấy cũng đủ làm cho nhân vật trữ tình trở nên buồn bã. Từ láy “điệp điệp" diễn tả nỗi buồn chồng chất, nối tiếp nhau. Nỗi buồn không chỉ dâng lên một lúc mà nó còn kéo dài mãi, miên man không dứt. Trên những gợn sóng ấy xuất hiện “con thuyền xuôi mái" – cô đơn, lạc lõng, bơ vơ. Không nghe thấy tiếng mái chèo tạo nên tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền chỉ thấy một con thuyền buông xuôi, lênh đênh mặc cho nước xuôi dòng. Câu thơ còn độc đáo trong việc khắc họa sự tách rời giữa thuyền và nước. Thiên nhiên không chỉ gợi buồn mà khung cảnh chia lìa cũng thấy rõ.
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả" là câu thơ có thể hiểu nhiều cách. Thứ nhất có thể hiểu là khi thuyền về nỗi sầu của nước lại nhân lên gấp bội. Cách thứ hai chỉ rõ hơn về sự chia cắt khi thuyền và nước đi ngược chiều nhau. Lúc thuyền về lại chốn cũ cũng là lúc nước ở lại với dòng sông cùng nỗi sầu, nhưng nỗi sầu này không chỉ đi theo nước một nơi mà là nhiều chốn khác nhau. Phép đối đã được sử dụng thành công để nói về sự chia cách này. Khép lại khổ một Huy Cận mang đến một hình ảnh đậm nét cô đơn - “củi". Tính chất của hình ảnh này là “khô" – héo úa, không còn sự sống cùng với phép đối giữa “một cành khô" – “mấy dòng” càng nhấn mạnh hơn sự chiếc bóng, lẻ loi của củi trên hành trình của mình. Động từ “lạc" đã nói lên được sự bấp bênh, lênh đênh của sự vật nhưng tác giả dùng “lạc mấy dòng" thì càng làm rõ hơn sự gian nan, “bảy nổi ba chìm" của củi. Chỉ với khổ một nhưng tâm trạng mang lại đã buồn bã, u sầu đến vậy.

Tác giả bắt đầu với khổ thơ đầu tiên trong phạm vi hẹp. Đến với khổ thơ tiếp theo, không gian bây giờ đã được mở rộng hơn.
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
 Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu.”
  Hình ảnh “cồn nhỏ" gợi lên không gian vắng lặng, trơ trọi. Tính từ “nhỏ" làm cho hình ảnh này càng bé nhỏ, chơ vơ kết hợp với từ láy “Lơ thơ" gợi cảm giác ít ỏi diễn tả bức tranh thiếu sức sống trên cồn cát. Không gian trên cồn không chỉ buồn mà còn hiu hắt. Đến gió cũng mang cái “đìu hiu" buồn bã, thê lương như nhấn khung cảnh vào nỗi u sầu. Các câu thơ mà tác giả sử dụng trong bài đôi khi được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" có thể hiểu là một câu hỏi tu từ về vị trí của “tiếng làng xa", trông ngóng về tiếng họp buổi chiều tà. Tuy nhiên “đâu" cũng là một từ mang nghĩa phủ định, tức là đến cả tiếng nói cũng những người họp chợ nhà thơ cũng không hề nghe thấy. Tất cả chỉ còn lại một không gian tĩnh lặng đến lạnh lùng.

Không gian trong khổ thơ thứ hai vừa mở rộng về chiều cao và dài nhưng đồng thời cũng mở rộng cả chiều sâu vũ trụ. Thủ pháp nghệ thuật tương phản “Nắng xuống trời lên" đã giúp không gian mở rộng theo chiều cao. Nắng chiếu xuống tới đâu thì bầu trời càng được đẩy cao tới đó. Chốt lại câu thơ tác giả sử dụng “sâu chót vót" không những gợi được cái thăm thẳm, hun hút mà còn giúp cho vũ trụ được kéo dài ra nhấn mạnh hơn sự nhỏ bé của con người trước thiên hà. Câu thơ cuối cùng của khổ chính là bức tranh thiên nhiên rộng lớn, bát ngát với “sông dài trời rộng". Trên nền không gian ấy xuất hiện “bến cô liêu". Hình ảnh này không chỉ lột tả được cái nhỏ nhoi, đơn độc mà “cô liêu" còn là sự quạnh quẽ, lanh lẽo, chơ vơ. Nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh bé nhỏ với không gian rộng lớn càng tô đậm hơn sự u sầu, buồn bã của tác giả khi nghĩ về kiếp người trôi nổi, long đong.
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
 Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”
“Bèo" – sinh vật phù du mang trong mình kiếp sống trôi nổi, bấp bênh, đã vậy còn kết hợp với động từ “dạt" làm rõ hơn sự chìm nổi của sinh vật này. “Đâu" từ hỏi về nơi chốn của “bèo". Hình ảnh bèo lạc lõng, bơ vơ, không điểm tựa không nơi bám vía. “Hàng nối hàng" như khắc họa rõ hơn về số phận của loài sinh vật này. Đọc câu thơ ta có thể liên tưởng về những kiếp người nổi trôi, không có nơi nương tựa. Và trong không gian “mênh mông" đó, tác giả mong ngóng có thể nhìn thấy chuyến đò để cảm nhận được sự sống nhưng dường như không có tín hiệu đáp lại sự mong chờ ấy. “Không một chuyến đò" cũng đồng nghĩa không có hoạt động của con người, điều này càng làm cho nỗi cô đơn dâng lên. Trong khổ thơ này, thi sĩ sử dụng nhiều từ phủ định nhằm khắc họa sự cô đơn trống vắng của lòng người. Tiếp sau “không đò”  là “không cầu". Chiếc cầu vốn là hình ảnh đặc trưng của miền quê, mang nét giản dị, thân mật. Nhưng vì hình ảnh này không có nên có thể thấy thiếu vắng cảm giác quê hương. Câu thơ cuối tác giả sử dụng màu xanh và vàng nhằm vẽ nên bức tranh tươi sáng hơn nhưng từ láy “lặng lẽ” đã dìm màu sắc này xuống. Hai hình ảnh “bờ xanh”, “bãi vàng” không còn được tươi tắn như màu sắc ban đầu của nó. Từ láy này được đưa lên đầu như sự nối tiếp của nỗi cô đơn từ vật này sang vật khác.
Trong ba khổ thơ đầu, tác giả chỉ miêu tả về thiên nhiên thì khổ thơ cuối cùng thi sĩ đã bộc lộ nỗi niềm nhớ nước của mình
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
 Chim nghiêng cánh mỏi bóng chiều xa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
 
Chỉ với 4 câu thơ nhưng nhà thơ đã cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Từ láy hoàn toàn “lớp lớp” diễn tả sự chồng chất, nối tiếp nhau. Câu thơ đầu tiên khắc họa những đám mây từng lớp đùn lên thành những dãy núi bạc. Đến đây, ta chợt nhớ tới chữ “đùn” trong bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ:
“Mặt đất mây đùn cửa ải xa”
Nếu như với Đỗ Phủ câu thơ trên là hình ảnh mây trắng sà xuống thấp tới mức tưởng như đùn từ mặt đất lên, che lấp cả cửa ải phía xa xa. Thì trong câu thơ “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” lại mang tới hình ảnh nhiều lớp mây chồng chất lên nhau giống như nỗi sầu của thi nhân đã thấm sâu vào cảnh vật, nó chất chứa trong tâm hồn ông giống như tầng tầng lớp lớp mây kia chất chồng thành núi bạc vậy. Câu thơ tiếp theo tác giả sử dụng thủ pháp cổ điển để nói về tình cảnh lẻ loi đơn độc của cánh chim trước “bóng chiều sa”. Hình ảnh “chim nghiêng cánh nhỏ” không chỉ gợi sự đơn độc mà “nghiêng” còn nói tới trạng thái mất cân bằng, không rõ nơi trú của mình là đâu, hình ảnh này càng làm nổi bật hơn sự lận đận của kiếp người trước thiên nhiên. Trong không gian buồn ấy, thi sĩ bỗng nhớ về quê hương
“Lòng quê dợn dợn vời con nước”
“Dợn dợn" là gợi lên, dấy lên, có những cảm xúc khó nói. Chỉ cần nhìn thấy “con nước” là lòng thi sĩ là nhớ về quê hương – nỗi nhớ thường trực. Nếu như ở các câu thơ trên phải có một hình ảnh, chi tiết nào về cố hương thì thi sĩ mới bộ lộ cảm xúc của mình còn trong câu thơ cuối “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" thì không cần bất cứ sự vật nào nỗi nhớ ấy vẫn cứ ùa về. Trong thơ Đường hơn nghìn năm trước cũng từng có tác phẩm nói về nỗi nhớ quê hương
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trêm sông khói sóng cho buồn lòng ai)
(Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu)
Nhưng Thôi Hiệu nhìn thấy khói sóng liền nhớ về quê nhà của mình còn Huy Cận không cần thấy gì nỗi nhớ ấy vẫn dấy lên. Nếu như Thôi Hiệu đứng trên xứ người lòng khắc khoải hướng về cố hương thì Huy Cận lại đặc biệt hơn khi chính ông đang đứng trên mảnh đất của mình nhưng lòng buồn bã, bâng khuâng khôn nguôi.
Như vậy, bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố Đường thi và yếu tố Thơ mới, cùng với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật như từ láy, biện pháp tương phản,… nhà thơ Huy Cận đã giúp người đọc cảm nhận về một bức tranh thiên nhiên mênh mông. Ở đó con người có thể cảm thấy sự bé nhỏ của mình trước không gian, kiếp người ngắn ngủi trước vũ trụ. “Tràng giang” còn là tiếng lòng của một người con yêu quê hương, đất nước sâu nặng

ha thuy mi
11 tháng 5 2019 lúc 21:45

ơ sao lại cho sai

Nguyễn Phương Vy
Xem chi tiết
Ayakashi Moka
Xem chi tiết
Wendy
25 tháng 11 2016 lúc 11:08

1. con dốc

2.bắp ngô 

3.chắc là xã hội

4. lịch sử chăng

5. đua xe đạp

6. tên là Nam

Làm Người Yêu Anh Nhé
25 tháng 11 2016 lúc 11:01

chụi.@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@

Hà Chí Dương
25 tháng 11 2016 lúc 11:07

1.Con dốc

2.Bắp ngô

3.Xã hội

4.lịch sử

5.Đua xe đạp

6.Nam

kick mình nha

Xem chi tiết

TK#

M.Gorki từng nói: “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến gần hơn với con người”. Điều kì diệu gì đã khiến cho những trang sách có một năng lực, sức mạnh kì diệu đến vậy. Phải chăng là bởi “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”?

Sách là một báu vật có từ ngàn đời trước, là nơi đúc kết những tinh hoa của người xưa để lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là những kinh nghiệm, những trí thức, là những sản phẩm thuộc về đời sống tinh thần của con người, giúp con người phát triển mà không quên đi nguồn cội của chính mình. Ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn không bao giờ tắt, luôn cháy sáng mạnh mẽ, tỏa ra một nguồn sức mạnh vĩ đại. Ví “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”, tác giả ngầm khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của sách, đặc biệt trong việc cung cấp tri thức cho con người.

Sách có từ lâu đời trước, xưa kia sách là những thẻ tre, những hang động mái đá hay lớp da dê mà người cổ đại khắc chữ lên đấy. Cứ như vậy cùng với sự phát triển văn minh của thời đại, con người đã phát minh ra các loại giấy viết đóng thành quyển trong đó chứa những nội dung giá trị mà như ngày nay ta gọi là sách. Tại sao lại nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Sách là nơi kết tinh tinh hoa của ngàn thế hệ lưu trữ lại, qua sách ta có thể trở về với quá khứ, có thể hiểu những gì ở hiện tại, ở những thế giới rộng lớn mênh mông hơn. Sách cung cấp cho ta một nguồn hiểu biết phong phú, rộng lớn trên nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện, góp phần làm đầu óc ta giàu có, phong phú và khôn ngoan hơn. Những bài học trong sách là những giá trị tư tưởng đã được kết tinh gửi gắm, chứa đựng những giá trị nhân sinh nhờ vậy giúp ta sống người hơn.

 

Ta có thể ngồi xó nhà mà vẫn tìm hiểu được thế giới, có thể hiểu được văn hóa, xã hội lịch sử tinh hoa của loài người cũng là nhờ có sách mà ra. Con người có thể mất đi chứ không bao giờ tồn tại vĩnh hằng cả, nhưng sách được lưu truyền từ đời này sang đời khác nên không bị mai một, bị thiêu hủy. Nhờ vậy qua càng nhiều thế hệ, những kho báu trong sách càng phong phú thêm, chứ không bị mai một đi. Ở mỗi độ tuổi, khi đã qua những thăng trầm, sóng gió của cuộc đời ta lại có cách thưởng thức giá trị của sách khác nhau. Người xưa có câu: tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi tuổi đọc sách như ngắm trăng qua cửa sổ. Muốn đọc sách tốt, muốn hấp thu được những tinh hoa của sách để sách đích thực là ngọn đèn sáng bất diệt trong tâm hồn chúng ta thì chúng ta phải biết trau dồi, tìm hiểu nâng cao trình độ và vốn sống cho bản thân để cho mình một bài học về sự trông nhìn và thưởng thức.

Có thể nói, sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới, nhưng điều quan trọng là ta cần biết chọn sách mà đọc, để tiếp thu được những tinh hoa quý giá từ người xưa mà biến ngọn đèn sáng bất diệt ấy hóa sáng soi đường cho tâm hồn mình. Khi đọc sách cần chọn được loại sách phù hợp với độ tuổi, tâm lý, và sở thích của mình. Đọc sách trước hết cần hiểu, sau đó vận dụng sáng tạo những điều đã học được vào cuộc sống. Đọc sách cần chăm chú, nghiêm túc chứ không phải là cưỡi ngựa xem hoa, chỉ lờ vờ ra vẻ mình là người biết đọc sách thích đọc sách.

Mỗi trang sách chứa đựng những giá trị, tinh hoa của nhân loại ngàn đời tích lũy. Nó chưng cất và lưu giữ không chỉ kiến thức mà còn là vẻ đẹp tâm hồn của người xưa, để tạo nên một nhịp cầu giúp thế hệ nay giao thoa, tiếp nhận và hiểu được đời sống tinh thần thâm thúy của người xưa. Sách là cỗ xe kỳ diệu giúp ta vượt thời gian, không gian tìm đến những vùng đất mới, con người mới, văn hóa mới để thả hồn ta thêm giàu đẹp, hướng ta đến chân thiện mỹ. Đó chính là ánh sáng bất diệt nhất mà sách có khả năng tạo ra. Hãy trân trọng sách và coi nó như người bạn nhỏ thân thiết mà lớn lao của mình.

Minh Nhân
18 tháng 4 2021 lúc 19:58

Em tham khảo nhé !

Từ xưa đến nay sách được xem là kho báu kiến thức bất tận của nhân loại, đóng góp vào sự phát triển về nhận thức và nhân cách của con người. Khi bàn về vai trò của sách có ý kiến cho rằng “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”.

Không phải vô cớ người ta đã có nhận định rất sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của sách như vậy. Điều này đều xuất phát từ giá trị mà sách mang đến cho con người trong rất nhiều thế kỉ qua. Sách có từ đâu, có từ bao giờ có rất nhiều tài liệu bàn luận về vấn đề này. Và vai trò, tác dụng của sách cũng không thể diễn tả trong một vài câu.

Từ xưa đến nay, tri thức của nhân loại đều được lưu giữ và phát triển qua từng trang sách. Kiến thức có thể không thay đổi, nhưng sẽ phát triển cùng với xu hướng của thời đại để đáp ứng được nhu cầu của con người. Những giá trị mà sách mang lại đều khiến cho con mở mang được kiến thức, hiểu biết về thế giới, về nhân loại.
Tại sao mọi người lại gọi “Sách là ngọn đèn trí tuệ bất diệt của con người”. Vốn dĩ mọi thứ mà con người biết, học hỏi lẫn nhau không phải không có nguồn gốc. “Ngọn đèn’ vẫn được hiểu là vật dụng để phát ra ánh sáng, dẫn lối cho con người đi trong đêm. Đó là thứ ánh sáng cần thiết và giúp ích rất lớn. Và sách cũng vậy, sách mở ra một chân trời tri thức, giúp con người có thể hiểu thêm về xã hội, hiểu nhiều kiến thức về văn học, hóa học, toán học, lịch sử. Mỗi chuyên ngành đều có những loại sách riêng, nó sẽ đáp ứng được những nhu cần cần thiết của từng người.

Kiến thức luôn vô cùng, vô tận, nhưng trí tuệ của con người thì có hạn. Bởi vậy để có thể làm cho trí tuệ ấy thêm phong phú hơn, thêm dồi dào hơn thì ngọn đèn trí tuệ từ sách sẽ khiến cho con người nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, bao quát hơn. Đây là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta. Ngọn đèn soi đường luôn sáng, trí thức trong sách cũng vậy. Trí thức ngày càng được mở rộng, đa dạng, phong phú hơn; vì thế trí tuệ của con người cũng ngày càng có nhiều hiểu biết hơn. Đây chính là sự tác động qua lại giữa sách và trí tuệ của con người.

 

Hiện nay có rất nhiều dòng sách, sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng người. Đối với những người nông dân chỉ biết trồng lúa thì những cuốn sách về nông nghiệp giới thiệu kỹ thuật trồng, giới thiệu phuong pháp phòng trừ sâu bệnh là điều cần thiết đối với họ. Ngược lại đối với trẻ con thì những cuốn sách giới thiệu khái quát nhất về cuộc sống xung quanh, dạy các em học tập, trao đổi kiến thức là điều mà các em cần.

Như vậy ở mỗi giai đoạn, mỗi người thì việc tìm sách để đọc cũng như tìm kiến thức để hiểu là việc vô cùng cần thiết.

Chọn sách để đọc cũng như chọn bạn mà chơi vốn dĩ là điều mà rất nhiều người đã biết. Trí tuệ của con người được tích lũy qua những trang sách và ngay càng phát triển theo những cuốn sách đó. Vậy mỗi chúng ta cần biết được mình cần gì, có thể học được gì từ sách thì hãy tìm cuốn sách đó để học. Không những bạn có thêm kiến thức mà còn giúp cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái hơn.

Đúng vậy “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”, sách không bao giờ mất đi, luôn tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người.

Giải thích câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”

Đã từ lâu, sách đã kết tinh trí tuệ của con người, sách là nguồn của cải vô giá của nhân loại. Nhận định về giá trị của sách, một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

Đúng vậy, sách chứa đựng trí tuệ của con người nghĩa là chứa đựng những tinh hoa của sự hiểu biết. Ngọn đèn sáng, đối lập với bóng tối. Ngọn đèn ấy rọi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt cũng là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt, càng lúc càng rực rỡ bởi sự tiếp nối trí tuệ của nhân loại, soi đường giúp cho con người thoát khỏi chốn tối tăm của sự hiểu biết. Nghĩa là, sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ chính trí tuệ con người.

Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nhưng những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì, những cuốn sách có giá trị ghi lại những điều hiểu biết quý giá nhất mà con người thâu tóm được trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong các mối quan hệ xã hội. Như sách kĩ thuật hướng dẫn con người cách trồng trọt ngày càng đạt năng suất cao,…Do đó, “Sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con người” Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích trong một thời mà còn có ích cho mọi thời đại. Mặt khác, nhờ có sách, ánh sáng trí tuệ ấy được truyền lại cho các đời sau. Vì thế, sách thực sự là một ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Đó là điều mà đã được mọi người ở nhiều thời đại thừa nhận. Nhà văn M Gooc- ki đã viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. “ Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”- La Roche fou.

 

Hiểu được giá trị của sách, chúng ta cần vận dụng chân lí ấy như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn. Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc, không được chọn sách giở , có hại để đọc. Cần tiếp nhận những điều hay chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung trong sách và làm theo sách.

Câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Sách sẽ mãi mãi là người bạn cần thiết cho chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, biết giữ gìn sách thật tốt.

Từ cổ chí kim, sách đã có vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Vì vậy, người ta vẫn ví sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.

Nói đến sách là ta nói đến nơi lưu trữ bao kiến thức của nhân loại từ xưa đến nay. Đó có thể là kiến thức về tự nhiên, về cuộc sống tồn tại xung quanh chúng ta, cũng có thể là bài học về cách sống, bồi đắp tư tưởng, tình cảm cho con người để ta sống đẹp hơn. Nói đến “ngọn đèn sáng” là nói đến sự lan tỏa, sự tỏa sáng. Nhưng đó lại không phải là “ngọn đèn sáng” bình thường mà là “ngọn đèn sáng bất diệt”- chỉ sức mạnh có thể lan tỏa mãi mãi, không gì có thể ngăn cản và tiêu diệt được.

Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn, nó đã khẳng định vai trò của sách trong đời sống của con người.

 

Sách chính là nơi lưu giữ bao tri thức về cuộc sống. Tri thức của mỗi cá nhân dẫu rộng lớn thế nào cũng chỉ là một hạt cát giữa hoang mạc, là giọt nước giữa biển khơi mênh mông. Nhờ có sách, mà con người có thể đi ngược về những năm tháng xa xưa, sống lại với thời đại Phục Hưng- thời đại sản sinh ra những con người khổng lồ mặc dù ta không sống tại có. Nhờ có sách, mà con người có thể đặt chân đến những vùng đất mà có khi cả đời chúng ta ũng chưa thể có điều kiện để đến nơi đó: ta có thể du ngoạn đến với xứ sở của đất nước mặt trười mọc ngắm hoa anh đào, đến với nước Mỹ để thấy tượng nữ thần tự do. Nhờ có sách, mà mọi hiện tượng tự nhiên xung quanh như sông, núi, biển, núi lửa, sóng thần, động đất,.. chúng ta có thể biết đến và giải thích một cách khoa học. Quả thực, sách chính là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.

Sách còn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người cũng là bởi nhờ có sách mà con người sống văn minh, cao thượng, sống nhân văn và biết yêu thương, chia sẻ nhiều hơn. Những cuốn sách cổ đại dạy cho con người cách sống khôn khéo, giỏi ứng xử, thông minh trong việc xử lý các tình huống, các vấn đề của đời sống giống như nhân vật Gia cát Lượng thời Tam Quốc. Những bài học đạo đức khiến con người suy nghĩ về bản thân nhiều hơn. Những cuốn sách như “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo còn dạy cho con người cách hoàn thiện chính con người mình hơn, cách biết hướng đến những mục tiêu, những ước mơ mà bản thân đã đề ra,…

Sachs có vai trò to lớn như vậy trong cuộc sống của mỗi cá nhân, cũng như trong cộng đồng, vì vậy, chúng ta cần biết nâng niu, bảo vệ những cuốn sách đó. Không nên vứt, bày sách lung tung dẫn đến việc sách nhanh hỏng, không được bền. Chúng ta có thể giữ gìn sách bằng việc sử dụng những chiếc bọc, khi đọc sách xong thì cần cất dúng chỗ. Đã có rất nhiều bạn có ý thức trong việc phải giữ gìn, bảo vệ sách, tuy nhiên, có nhiều bạn vẫn không biết quý trọng những cuốn sách, đọc xong một lần là coi như chúng không còn giúp ích gì với bản thân nữa.

Những cuốn sách ví như người nghệ sĩ hát rong trên mọi cung đường. Chúng đã ngân vang lên mãi những giai điệu làm cuộc sống của chúng ta phong phú, tốt đẹp hơn và làm lòng người sống trong sạch, thiện lương, biết hướng đến những giá trị cao đẹp hơn. Đó mãi mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người!

Ayakashi Moka
Xem chi tiết
Bach Mai Phuong
25 tháng 11 2016 lúc 18:28

1.Con doc

2.Bap ngo

3.Xa hoi

4.Lich su

5.Dua xe dap

6.Nam

thanh huyền
25 tháng 11 2016 lúc 18:37

1: con dốc;    2:ngô( bắp) ;     3:xã giao ;    4:lịch sử ;    5:đua xe đạp ;   6:Nam k cho mình nha bạn 

Trần Minh Hải
25 tháng 11 2016 lúc 18:43

1 Con dốc

2 Bắp ngô

3 Xã hội

4 Lịch sử

5 Môn đua xe đạp

6 Nam

Trần Hưng Tiến
Xem chi tiết
Mai Thành Đạt
19 tháng 8 2016 lúc 22:40

Bạn lên Google tra là ra thôi mà hihi

doan thanh diem quynh
20 tháng 8 2016 lúc 6:26

​sao bn ko đăng qa bên Lịch Sự mới đúg chủ đề chứ