Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Mai Vũ Gia Đạt
Xem chi tiết
#$((:OwO*Ma*Cà*Rồng*OwO:...
2 tháng 3 2022 lúc 19:50

tham khảo

Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”.

Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.

Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.

Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.

Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!

Khách vãng lai đã xóa
minh nguyet
2 tháng 3 2022 lúc 20:09

Em viết theo các ý này nhé:

Nêu lên câu chủ đề (Ví dụ: Sách là một trong những người bạn lớn của mỗi con người...)

Nêu khái niệm sách là gì?

Vai trò của sách?

Đọc sách giúp gì cho em trong các lĩnh vực?

Dẫn chứng?

Trái với việc coi trọng sách?

Liên hệ bản thân em?

Kết luận

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Đời sống vật thể: tồn tại vật thể như một đời sống đồ vật.

Ví dụ: bức tranh Em Thúy là một tấm vải – đồ vật.

- Đời sống hình tượng: tồn tại tinh thần như một hình tượng nghệ thuật của giá trị thẩm mĩ, thể hiện nội dung của tác phẩm.

Ví dụ ở bức tranh Em Thúy, tồn tại trong ý thức tôi là một tác phẩm thẩm mỹ để lại nhiều giá trị.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
8 tháng 6 2023 lúc 14:35

Tên cuốn sách: Của Thiên trả Địa.

Tác giả: Truyện dân gian không rõ tác giả.

Nhân vật: Anh em Thiên và Địa.

Nội dung em thích là: Sự cần cù của người anh đã giúp Thiên học hành khấm khá đỗ làm quan lớn.

Hoàng Thiệp Thiệp
Xem chi tiết
Hoàng Thiệp Thiệp
8 tháng 5 2021 lúc 7:49

viết đoạn văn ngắn đi ạ

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó. Vì sách là tri thức, là vốn sống tích lũy từ những trải nghiệm, được viết nên để nhiều người cùng chiêm nghiệm, để hướng tới lẽ sống tích cực, biết yêu thương và hoàn thiện bản thân mình. Chính vì vậy, mặc dù không thể đi nhanh, nhưng sách và quá trình đọc sách là con đường đúng đắn để con người có cuộc sống tốt đẹp hơn.

trịnh minh anh
Xem chi tiết
ʟɪʟɪ
21 tháng 4 2021 lúc 22:01
I. Đôi nét về tác giả Phạm Duy Tốn

- Phạm Duy Tốn (1883-1924), nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội)

- Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam

- Truyện ngắn của oogn thường viết về hiện thực xã hội đương thời

II. Đôi nét về tác phẩm Sống chết mặc bay

1. Hoàn cảnh ra đời

- “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918

- Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của Phạm Duy Tốn

2. Tóm tắt

    Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia.

3. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “khúc đê này vỡ mất”): Tình hình vỡ đê vá sức chống đỡ

- Phần 2 (tiếp đó đến “Điếu, mày!”): Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi “đi hộ đê”

- Phần 3 (còn lại): Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than

4. Giá trị nội dung

“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

5. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo

- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc

- Miêu tả nhân vật sắc nét

Đinh Hoàng Nguyễn Chí
13 tháng 5 2021 lúc 20:25
Nghi mà dài hết bài luôn vậy
Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
11 tháng 4 2017 lúc 10:30

Nhà Văn Mô lie ( 1622-1673) là nhà hài kịch cổ điển pháp, nổi tiếng với những tác phẩm Đông Jang, lão hà tiện, người bệnh tưởng. Riêng tác phẩm lão hà tiện có nội dung:
Nhân vật chính trong Lão hà tiện là Harpagon (tiếng Latin có nghĩa là keo kiệt) - một tay tư sản giàu sụ luôn tìm mọi phương kế để kiếm thật nhiều tiền. Và cho vay nợ lãi là một trong số phương thức mà lão đã dùng. Harpagon khoảng 60 tuổi, góa vợ, có 2 người con là Cléante và Élise. Cả hai đều có những mối tình thắm thiết. Cléante yêu nàng Mariane xinh đẹp, một cô gái sống nghèo khổ nhưng cũng là người mà cha chàng đang ngấp nghé để cưới làm vợ. Chính điều này đã gây ra cuộc cãi vã gay gắt giữa hai người, làm sứt mẻ tình cha con bấy lâu. Élise yêu Valère nhưng bố nàng lại buộc nàng phải kết hôn với Anselme - một người đã có tuổi nhưng giàu có và không đòi của hồi môn. Quyết định này cũng làm cho mối quan hệ giữa hai cha con ngày càng trở nên căng thẳng.
Với sự giúp đỡ của gã đầy tớ ranh ma La Flèche, Cléante tìm mọi cách vay món tiền lớn để thỏa chí tiêu pha hoang tàng. Nhờ một người môi giới, anh ta tìm đến một người cho vay nặng lãi. Song, đến khi ký giao kèo, mới té ra người cho vay ấy chính là Harpagon và Harpagon mới vỡ lẽ kẻ đi vay nặng lãi, chính là con trai mình. Hốt hoảng, lão tìm cách đề phòng cái tráp vàng lão chôn trong vườn. Lão vẫn quyết tâm lấy Mariane. Trong buổi gặp gỡ với Mariane, Harpagon khám phá ra rằng con trai lão cũng yêu Mariane, rồi tiếp đó, một tin sét đánh khác: cái tráp vàng của lão không cánh mà bay. Lão hớt hơ hớt hải, kêu la. Trong một cuộc gặp gỡ với Anselme, tình cờ mọi người mới biết Anselme là cha của Mariane và Valère, và La Flèche đã lấy cắp tráp vàng cho cậu chủ Cléante của mình. Harpagon bị rơi vào tình huống nan giải buộc phải lựa chọn: hoặc là tráp vàng hoặc là để Cléante kết hôn cùng Mariane. Nhưng với bản tính keo kiệt và hám tiền, Harpagon bằng lòng gả Élise cho Valère và “nhường” Mariane cho Cléante, sau khi Anselme bằng lòng chịu mọi phí tổn về lễ cưới của con trai và con gái mình, và sung sướng lấy lại được vàng.
>> tác phẩm phản ảnh sự bốc lột, hà khắc của giai cấp tư sản

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 11:40

- Cách: nêu ra nghịch lí trong cuộc sống đó là một con mèo dạy con hải âu bay.

- Tác dụng: Gây sự tò mò, thích thú và thể hiện nội dung văn bản.

Mai Trung Hải Phong
16 tháng 9 2023 lúc 11:40

- Cách: nêu ra nghịch lí trong cuộc sống đó là một con mèo dạy con hải âu bay.

- Tác dụng: Gây sự tò mò, thích thú và thể hiện nội dung văn bản.