Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.
Đề 1: Viết mở đoạn giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung bài thơ ‘’Ngắm trăng’’
Đề 2: Viết mở đoạn giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung của bài ‘’Tức cảnh Pác Bó’’
‘’Ngắm trăng’’ là một trong những tác phẩm của Hồ Chủ Tịch, ngài là một nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Một chiến sĩ cách mạng một doanh nhân văn hóa thế giới. tác phẩm ngắm trăng trích Nhật Kí Trong Tù sáng tác vào tháng 8 năm 1942 vào Bác bị bắt giam ở Quảng Tây. bài thơ nói về tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh tù đầy,tình yêu mãnh liệt của mình đối với áng trăng.
Hồ Chí Minh một người anh hùng vĩ đại vì ham muốn giải phóng đất nước nên đã không ngại tìm đường cứu nước. Sau bao nhiêu năm bôn ba nơi đất người xa lạ Bác đã hết mình cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Năm 1941 tại Pác Pó Bác làm công vụ dịch Sử Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã sáng tác ra bài thơ Tức Cảnh Pác Bó. Tác phẩm đã toát lên tinh thần vũng chắc phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh khó khăn và đầy gian khổ nhưng vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu khái quát giá trị của tác phẩm.
Tham khảo!
Tú Xương là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền văn học Việt Nam. Thơ ông bắt nguồn từ tâm huyết với dân, với nước, với đời. Tú Xương cũng đã Việt hóa sâu sắc thể thơ Nôm Đường luật, hình ảnh ngôn từ bình dị, đậm sắc thái dân gian và nóng hổi hơi thở đời sống.
"Thương vợ" là bài thơ cảm động nhất trong chùm thơ văn câu đối về đề tài bà Tú. Với tình cảm thương yêu quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách chân thực xúc động hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh.
Giá trị của tác phẩm:
1. Giá trị nội dung
- Xây dựng thành công hình ảnh của bà Tú - một người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh, đã gánh vác gia đình với những gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên đôi vai gầy. Đồng thời, thông qua đó, người đọc cũng có thể cảm nhận được tình thương yêu, quý trọng người vợ của Trần Tế Xương
- Ẩn đằng sau hình ảnh của người vợ tảo tần sớm khuya ấy là hình ảnh của ông Tú với đầy những tâm sự. Bà Tú hiện lên càng đảm đang, tháo vát vất vả bao nhiêu thì ông Tú lại càng nhỏ bé, nhạt nhòa, vô dụng bấy nhiêu. Đây chính là sự bất lực của người trí sĩ đương thời trước dòng đời nổi trôi và xã hội quan liêu thối nát.
2. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bình dị, tự nhiên và giàu sức biểu cảm; cảm xúc chân thành tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò và cách nói của văn học dân gian trong việc khắc họa hình ảnh của bà Tú
- Hình ảnh của bà Tú được nhắc đến với giọng điệu ngợi ca, đầy yêu thương còn hình ảnh của tác giả ẩn đằng sau đó lại được nhắc đến với giọng điệu trào phúng, bất lực
Viết 1 đoạn văn và thuyết minh về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất Lưu ý: - mở đoạn giới thiệu khái quát về tác phẩm Thân đoạn: Tác giả năm sinh năm mất Cuộc đời sự nghiệp Thể loại Hoàn cảnh sáng tác Nội dung Nghệ thuật Kết đoạn Nêu vị trí của tác phẩm với nên văn học việt nam Tình cảm của em
Viết 1 đoạn văn và thuyết minh về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất
Lưu ý:
- mở đoạn giới thiệu khái quát về tác phẩm
Thân đoạn:
Tác giả năm sinh năm mất
Cuộc đời sự nghiệp
Thể loại
Hoàn cảnh sáng tác
Nội dung
Nghệ thuật
Kết đoạn
Nêu vị trí của tác phẩm với nên văn học việt nam
Tình cảm của em
GIÚP MÌNH GẤP VỚI Ạ NGÀY MAI MÌNH THI RÙI!!
Dựa vào dàn ý sau viết 1 bài văn hoàn chỉnh
Mở bài :
-Giới thiệu về tác giả Phạm Duy Tốn và truyện ngắn Sống chết mặc bay”
-Đánh giá khái quát về tác phẩm : Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách viết truyện của tác giả và cũng là tác phẩm mở đầu cho xu hướng truyện hiện đại Việt Nam .
-Dẫn nhận định nêu ở đề bài .
b/Thân bài: (6điểm) HS cần làm rõ các ý sau:
*Truyện đã vạch trần bản chất lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân (3,5điểm)
-Tình huống hộ đê : gần một giờ đêm ,trời mưa tầm tã ,nước sông Nhị Hà lên to quá. .
-Cảnh quan lại đánh bài ,coi sinh mạng của hàng ngàn người dân không bằng 120 lá bài -> Thú chơi bài bạc đã khiến bọn chúng mất hết lương tri ,nhân tính Nước sông dẫu nguy không bằng nước bài cao thấp”.Cuối cùng đe vỡ ,quan đỏ mặt tía tai Đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày”.Rồi lại bình thản quay sang cười hả hê ,đắc chí với ván bài ù to” . . .
*Sử dụng kết hợp khéo léo phép tương phản và tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật (3,5 điểm) :
-Thể hiện ở ngay đầu tác phẩm : một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng, tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng, hàng trăm con người đang ra sức chống chọi với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả, người nào người ấy "lướt thướt như chuột lột" >< Một bên là cảnh quan huyện - những "cha mẹ của dân" đang "uy nghi chễm chện ngồi " đánh tổ tôm như không hay biết gì.
- Sự tương phản càng thể hiện ngày càng rõ trong tác phẩm : Từ lúc sắp vỡ đê -> lúc vỡ đê
=> Qua đó, tác giả đã vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.
- Giọng văn khi tha thiết, xúc động, khi cay độc mỉa mai. Qua đó bày tỏ thái độ cảm thông sâu sắc của tác giả trước thảm cảnh của dân chúng.
c/ Kết bài:
- Khẳng định lại nội dung nhận định trên đối việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
- Đánh giá về sức sống của tác phẩm trong nền văn học Việt Nam.
viết bài văn cảm nhận về tác phẩm thơ kì I lớp 7 theo giàn ý sau (trừ bài tiếng gà trưa)
MB:-giới thiệu tác giả ,tác phẩm
-ấn tượng, cảm xúc về bài thơ
TB:a, phần khái quát
-hoàn cảnh ra đời
-cảm nghĩ chung về nội dung, nghệ thuật bài thơ
b, phát biểu cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật
-đoạn đầu :
+lời dẫn, giới thiệu(trích thơ)
+chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuât và nội dung
-đoạn 2: làm tương tự đoạn đầu
c, đánh giá
-đánh giá lại nghệ thuật và nội dung
KB:khẳng định lại tình cảm với bài thơ
lưu ý:
-các bn có thể tách ra từng bài thơ rồi làm
-nocopy
-làm càng nhanh càng tốt
sư huynh ns cái qq dzậy
chết mày nha mày kkk
Đề: Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong "Làng" của Kim Lân.
Dàn ý:
MB:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Phẩm chất anh thanh niên.
TB:
1/ Khái quát: (Tóm tắt tác phẩm)
2/ Cảm nhận:
- Luận điểm 1: Lòng yêu đời, yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao.
- Luận điểm 2: Lòng hiếu khách.
- Luận điểm 3: Lòng khiêm tốn.
3/ Đánh giá chung: Nghệ thuật và nội dung.
( Lưu ý: Các anh/chị đi sát theo dàn ý ! )
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm về bức tranh Mưa thu. Pu-skin (Puskin) của họa sĩ V. E. Páp-cốp (V. E. Popkov)
V.E. Páp-cốp là họa sĩ Nga nổi tiếng sau thế kỉ XX, từng tạo ảnh hưởng lớn đối với các họa sĩ cùng thế hệ ở trong nước. Trong tranh ông vẻ đẹp tâm hồn Nga thuần phác đã được diễn tả bằng một bút pháp độc đáo, thoạt nhìn có vẻ khắc khổ nhưng đầy tính biểu cảm và triết lí.
Mùa thu. Pushkin là bức tranh họa sĩ chưa kịp hoàn thành trước lúc đột ngột ra đi vì một tai nạn bi thảm.
trong tác phẩm ý nghĩa văn chương, tác giả quan niệm như thế nào về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công dụng của văn chương? em hãy giải thích ngắn gọn và nêu ý kiến của mình về quan niệm đó
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là "lòng thương người, rộng ra là lòng thương muôn vật muôn loài."
=> Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình thương.
- Nhiệm vụ của văn chương: "văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng", chẳng những thế, văn chương còn "sáng tạo ra sự sống".
=> Nhiệm vụ của văn chương: phản ánh chân thực và sáng tạo cuộc sống.
- Công dụng của văn chương: "giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha", "văn chương khơi cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có".
=> Giá trị của văn chương: nhận thức - giáo dục, thẩm mĩ. Văn chương giúp bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn và tình cảm của mỗi người.
Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ.
- Nữ sĩ Hồ Xuân Hương vốn nổi tiếng với một hồn thơ phóng khoáng.
- Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống ra đời từ sự bức xúc khi bà nhìn thấy cảnh trái tai gai mắt: một tên tướng giặc bại trận phải tự vẫn mà vẫn được lập đền thơm bà đã không ngại ngần cất tiếng cười giễu cợt.