Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?
Đoạn trích Người thầy đầu tiên kể về chuyện gì? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?
- Kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh lanh lợi.
- Ngôi kể thứ nhất => Bộc bạch trực tiếp, chân thực cảm xúc nhân vật.
Câu chuyện được kể bằng lời của ai? Thuộc ngôi thứ mấy? Ngôi kể đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?
Tham khảo
Truyện được kể bằng lời của Phương Định, ngôi thứ nhất. Ngôi kể này tạo điểm nhìn phù hợp để có thể tái hiện lại một cách chân thực những năm tháng đấu tranh gian khổ cũng như nét đẹp trong tâm hồn người lính trẻ lúc bấy giờ.
Tham khảo!
Truyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất từ Phương Định - nhân vật chính. Ngôi kể tạo điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tâm hồn con người.
Cách lựa chọn ngôi thứ nhất đặt vào nhân vật người anh để kể chuyện trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi" có tác dụng như thế nào?
tác dung
dễ dàng bộc lộ được những cảm xúc của người anh đối với người em gái tên là kiều phương một cách chân thật và cũng để bộc lộ được sự hối hận của người anh đối với những vịc đã làm với em của mình
bài kể lại một tra nghiệm của bản thân, người kể chuện sử dụng ngôi thứ mấy?
vì sao trong truyện truyền thuyết ,cổ tích thường hay kể theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất
Vì sử dụng ngôi kể thứ ba người kể sẽ kế linh hoạt,thú vị hơn.
Khi kể truyện cổ tích hay truyền thuyết dùng ngôi kể thứ ba sẽ làm cho câu chuyện trở nên sinh động , có tính gợi hình và gợi cảm
Trở thành một người như thế
Tôi được tặng một chiếc xe đạp ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.
- Chiếc xe này của bạn đấy à?
- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy.-Tôi trả lời không giấu vẻ tự hào mãn nguyện.
-Ồ, ước gì tôi- Cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé ước gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.Cậu ấy nói chậm rãi và giương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi. nới có một đứa em nhỏ tật nguyền và nói:
- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.
a, Xác định phương thức biểu đạt chính của Văn bản trên?
b, Câu chuyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
c, Truyện sử dụng ngôi kể nào? Vai trò của việc sử dụng ngôi kể đó?
d, Nêu cảm nhận của em về nhân vật cậu bé trong chuyện ( khoảng 6 dòng)
Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật nào? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng gì?
Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật “tôi”.
Việc lựa chọn người kể chuyện trong đoạn trích vừa có tác dụng miêu tả tính cách của nhân vật người bố vừa thể hiện được tình cảm của nhân vật “tôi”.
Nêu tác dụng của việc nhà văn đã để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất.
- Câu chuyện được kể từ góc độ của một người trong cuộc khiến cho câu chuyện trở nên chân thật hơn. Người kể chuyện lúc này không phải là người kể chuyện toàn tri, biết tất cả mọi việc. Người đọc được dẫn dắt theo sự hiểu biết của nhân vật trong cuộc, cũng khám phá như nhân vật trong cuộc, bất ngờ như nhân vật trong cuộc.
- Người kể chuyện ngôi thứ nhất là một nhà khoa học sẽ cho người đọc có những suy luận cùng văn bản một cách lô-gíc hơn. Câu chuyện được kể lại từ một nhân vật có hiểu biết, điềm tĩnh, dễ đi vào lòng người đọc hơn so với các nhân vật khác.
Ở đoạn trích này, những yếu tố đặc trưng nào của truyện lịch sử đã được tác giả sử dụng? Hãy nhận xét về nghệ thuật kể chuyện lịch sử của tác giả.
Tham khảo!
Đặc trưng của truyện lịch sử: theo lối biên niên, kể về các biến cố lịch sử qua các thời đại, tái hiện lại các nhân vật lịch sử, các cuộc chiến tranh, các hoạt động bang giao; tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy; văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua.
Đây là những thể loại văn học vừa thuộc phạm trù khoa học lịch sử, vừa thuộc phạm trù khoa học văn học nghệ thuật do phẩm chất riêng của từng tác phẩm như miêu tả sinh động, khắc họa chân dung, tính cách, chi tiết chọn lọc, gợi cảm, tái hiện tình huống, không khí, ngôn từ lịch sử,…
- Ở đoạn trích này, những yếu tố đặc trưng của truyện lịch sử đã được tác giả sử dụng là:
+ Truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể.
+ Cốt truyện được xây dựng trên các cơ sở các sự kiện đã xảy ra nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm.
+ Truyện khắc họa nhân vật nổi tiếng: vua Quang Trung, Lê Chiêu Thống,…
+ Ngôn ngữ truyện kể và nhân vật phù hợp với thời đại được miêu tả.
- Nghệ thuật kể chuyện: Lối văn trần thuật đặc sắc. Không ghi chép sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian mà miêu tả cụ thể hành động, lời nói. Miêu tả được thế đối lập giữa hai đội quân và trung thành với lịch sử dân tộc.