Đóng vai thể hiện trách nhiệm của bản thân qua cách xử lí các tình huống sau:
Đóng vai xử lí các tình huống sau để thể hiện trách nhiệm của bản thân với các thành viên trong gia đình.
Tình huống 1:
Ông của Hưng bị ốm, nhưng bố mẹ Hưng đã hết ngày nghỉ phép. Bố mẹ chưa tìm được người hỗ trợ chăm sóc ông và giúp đỡ việc nhà.
Tình huống 2:
Em trai Hòa mới chuyển cấp nên chưa có phương pháp học tập hiệu quả.
Tình huống 3:
Mẹ của Xuân kinh doanh cửa hàng ăn uống. Thời gian gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công việc không thuận lợi. Mẹ rất lo lắng và căng thẳng.
Tình huống 1: Hưng có thể nhờ bố mẹ chỉ cách chăm sóc ông và làm việc nhà. Phụ bố mẹ theo khả năng của chính em.
Tình huống 3: Nếu là Xuân, em sẽ trấn an mẹ, rằng mẹ đừng quá lo lắng, mình có thể mở thêm online để bán được nhiều hơn. Cả nhà sẽ cùng nhau ngồi lại bàn bạc chi tiêu tiết kiệm hơn.
Tình huống 2: Nếu là Hoà em sẽ ngồi xuống, hỏi han em trai. Sau đó sẽ chia sẻ về quá trình học tập mới chuyển cấp của chính bản thân mình. Và hãy cùng em trai tìm ra phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả với chính em. Sẽ cùng nhau đánh giá kết quả đạt được khi áp dụng phương pháp đó.
1. Thảo luận để đưa ra cách thể hiện là người có trách nhiệm trong các tình huống sau:
2. Thực hành sám vai thể hiện trách nhiệm của bản thân trong các tình huống trên.
` TH 1/`
Nếu là bạn của Cúc em sẽ cho Cúc mượn vở chép bài , những chỗ bạn chưa hiểu rõ em sẽ giảng lại cho bạn hiểu để giúp bạn trong việc cải thiện lực học và điểm số
` TH 2/`
Nếu là Nam em vào mỗi buổi sáng em sẽ sang nhà Huy để kịp chở bạn đi học , trên trường em cũng sẽ chăm sóc cho Huy cẩn thận
` TH 3/`
Nếu em là bạn Mai em sẽ chạy tới nhà Mai sau khi nghe tin bạn bị sốt để lấy lấy lọ hoa đi để kịp mang tới lớp để trang trí và nhắc nhở Mai ở nhà nghỉ ngơi để mai có thể lên lớp đi học
Đóng vai thể hiện cách ứng xử văn minh và có trách nhiệm với cộng đồng trong các tình huống sau.
Tham Khảo:
Tình huống 1: Mây có thể khuyên chị rằng mình nên đi vào hôm khác, bởi hôm nay Mây và mọi người mặc áo phông và quần soóc, trang phục này không phù hợp đi lễ chùa.
Tình huống 2: An và gia đình nên yêu cầu nhóm thanh niên đó nói bé lại, không nói tục và hút thuốc trong không gian chung. Nếu nhóm thanh niên không nghe lời, An và gia đình có thể tìm một bàn khác hoặc nhờ nhân viên quán can thiệp để giải quyết tình huống.
Tình huống 3: Mai nên nhắc nhở các bạn trượt pa-tanh và trượt ván chậm lại, tránh gây nguy hiểm cho người xung quanh
Tình huống 4: Huy có thể tham gia hoạt động làm sạch bờ biển của Đoàn Thanh niên xã. Việc tham gia hoạt động này không chỉ giúp Huy có một ngày cuối tuần bổ ích mà còn góp phần giúp cho môi trường xung quanh trở nên sạch đẹp và tốt hơn cho cả cộng đồng. Huy cũng có thể động viên bạn bè và người thân tham gia cùng, từ đó lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường và trách nhiệm với cộng đồng đến những người khác.
Xây dựng kịch bản và đóng vai thể hiện trách nhiệm với mọi người xung quanh trong các tình huống sau:
- Tình huống 1: Đóng vai M, P và một người khó khăn, trong đó P là người hay tỏ thái độ khó chịu và coi thường người nghèo khổ, sống lang thang. Mỗi lần nhìn thấy họ, P lại có những hành động chỉ trỏ, cười cợt và rút ra được bài học. Trong tình huống này, M sẽ nói chuyện thẳng thắn với P và chỉ ra những hành động của M là sai.
- Tình huống 2: Đóng vai H và N sau đó diễn một câu chuyện về N gặp hoàn cảnh khó khăn, H giúp đỡ bạn bằng cách trao đổi với bố mẹ, các bạn, thầy cô trong trường để mọi người cùng chung tay giúp đỡ bạn N.
Xây dựng kịch bản và đóng vai thể hiện trách nhiệm với gia đình trong các tình huống:
Tình huống 1: Em sẽ khuyên người thân là nên hạn chế làm việc này, cân bằng thời gian nghỉ ngơi để chăm sóc sức khỏe nhiều hơn
Tình huống 2: P nên thay mẹ làm những công việc nhà hằng ngày để mẹ cảm thấy yên tâm khi đi công tác.
- Chỉ ra cách ứng xử có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm của các nhân vật trong những tình huống sau:
- Trao đổi về biểu hiện có trách nhiệm của bản thân với mọi người xung quanh.
Gợi ý:
+ Quan tâm, chăm sóc;
+ Hợp tác, giúp đỡ;
+ Hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân trong tập thể, nhóm.
Tham khảo
1. Hành động các bạn trong nhóm đùn đẩy nhau chuẩn bị tranh thể hiện cách ứng xử thiếu trách nhiệm.
2. Cách ứng xử của Mai thể hiện trách nhiệm trong hoạt động của lớp, và trách nhiệm của bản thân rất tốt.
3. Tuấn đã không thực hiện được lời hứa cũng mình, cũng như không có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện lời hứa với Hà.
4. Hành động này thể hiện trách nhiệm tốt của Vy với gia đình khi biết phụ giúp gia đình.
- Quan tâm, giúp đỡ bạn khi bạn đau ốm
Đóng vai thể hiện cách quản lí cảm xúc để ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp sau:
Tham khảo
Tình huống 1:
Hương: Sao cậu đến trễ thế?
Nga: Xin lỗi Hương, tớ đã đi sớm nhưng gặp phải một chút sự cố trên đường.
Hương: Có chuyện gì vậy?
Nga: Xe tớ bị hỏng, tớ phải đưa xe đi sửa khá lâu. Xin lỗi vì bắt cậu phải chờ. Giờ cũng muộn rồi, tớ nghĩ tớ phải về thôi.
Hương: Không sao mà, chúng ta có thể đi mua sách lần sau.
Nga: Cảm ơn cậu đã thông cảm nhé.
Hương: Không sao mà, lần sau có thời gian thì mình đi cũng được.
Tình huống 2:
Phương cần tập trung vào việc lắng nghe và hiểu những đề xuất của các thành viên trong nhóm để cải thiện kết quả trong các dự án sau này. Ngoài ra Phương cần giữ thái độ bình tĩnh và giải thích rằng mình đã cố gắng hết sức.
Tình huống 3:
Hùng nên nói chuyện với mẹ một cách dịu dàng và lịch sự rằng anh không thích khi ai đó vào phòng của mình mà không hỏi ý kiến trước. Sau đó hỏi mẹ tại sao lại đang xem cuốn nhật kí của mình, và giải thích tầm quan trọng của nó với bản thân. Tiếp đến, thảo luận cùng mẹ để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề này, có thể là đồng ý trước với nhau về việc thông báo trước khi vào phòng của nhau hoặc thảo luận về quyền riêng tư của mỗi người. Bằng cách này, Hùng sẽ giữ được bình tĩnh và có thể giải quyết vấn đề một cách hợp lý và văn minh.
Tình huống 4:
Khang có thể yêu cầu thầy giáo giải thích về lỗi mà anh ta bị khiển trách trước lớp. Trong quá trình giải thích, Khang cần lắng nghe và giữ sự tôn trọng với thầy giáo, không cãi vã hoặc chỉ trích. Nếu việc giải thích của thầy giáo không giúp Khang hiểu rõ về tình huống, Khang có thể yêu cầu nói chuyện riêng với thầy giáo để giải quyết vấn đề. Trong quá trình nói chuyện, Khang nên giữ thái độ tôn trọng và lịch sự, cùng tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề.
- Quan sát các bức tranh và chỉ ra mối nguy hiểm mà các bạn trong mỗi tranh có thể gặp phải.
- Thảo luận cách xử lý và đóng vai thể hiện cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm đó.
- Chia sẻ điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống.
Bức tranh 1: Các bạn nhỏ bơi giữa hồ mà không có áo phao bảo vệ có thể bị đuối nước
Bức tranh 2: Bạn học sinh đi học về một mình giữa trời mưa sấm chớp, xung quanh rất nhiều cây cối nếu sấm chớp đánh sẽ nguy hiểm
Bức tranh 3: Các bạn nhỏ đi học dàn hàng xe giữa đường có thể làm tai nạn
Bức tranh 4: Bạn nhỏ bị côn trùng đậu ở tay và có thể bị nó cắn.
- Em đóng vai thực hiện tình huống.
Đóng vai thể hiện cách ứng xử của em trong các tình huống sau.
Khi tất quá chất làm cơ thể khó chịu, em sẽ xin mẹ mua tất mới hoặc đổi tất khác đi dễ chịu, thoải mái hơn.
Khi bạn của mình vừa thi chạy xong và rất mệt, em sẽ đưa nước cho bạn uống và để bạn nghỉ ngơi.