Kể tên những động vật khác và phân loại chúng dựa vào cơ quan di chuyển hoặc lớp bao phủ bên ngoài.
Hãy phân loại những con vật trong hình dưới đây dựa vào:
- Cơ quan di chuyển.
- Lớp bao phủ bên ngoài.
- Cơ quan di chuyển.
+ Chân: 10. Chó, 13. Trâu, 15. Cua, 12. Vịt
+ Cánh: 14. Chim
+ Vây: 11. Cá
- Lớp bao phủ bên ngoài:
+ Lông mao: 10. Chó, 13. Trâu
+ Lông vũ: 12. Vịt, 14. Chim
+ Vỏ cứng: 15. Cua
+ Vảy: 11. Cá
Quan sát hình và thực hiện:
- Chỉ và nói tên một số bộ phận bên ngoài của con vật.
- Nhận xét về lớp che phủ bên ngoài cơ thể của các con vật.
- Lựa chọn một số con vật và so sánh đặc điểm bên ngoài của chúng.
- Chỉ và nói tên một số bộ phận bên ngoài của con vật:
+ Hình 2: vỏ cứng.
+ Hình 3: có vảy.
+ Hình 4: có lông vũ.
+ Hình 5: có lông mao.
- Nhận xét về lớp che phủ bên ngoài cơ thể của các con vật: các con vật có lớp che phủ khác nhau. Mỗi con vật có một đặc điểm về lớp che phủ bên ngoài cơ thể riêng.
Lựa chọn một số con vật và so sánh đặc điểm bên ngoài của chúng: Chọn chim và mèo.
Chim bao ngoài bởi lông vũ, còn mèo có lông mao.
Mèo có 4 chân, di chuyển bằng chân. Chim có 2 chân và 1 đôi cánh, di chuyển trên cạn bằng chân, trên không bay bằng cánh.
Mèo và chim đều có mũi, thở bằng mũi.
Mèo có tai to, chim có tai bé.
Mèo không có mỏ nhọn, chim có mỏ cứng và nhọn.
Phân loại các động vật dưới đây dựa vào đặc điểm cơ quan di chuyển.
- Chân: 6 Bò sữa, 7. Vịt, 10. Báo, 12. Kiến, 13. Thằn lằn, 14. Đà điểu, 15. Rùa, 9. Công, 8. Đại bàng
- Vây: 11. Cá
- Cánh: 8. Đại bàng, 9. Công
- Trưng bày tranh, ảnh về các động vật.
Chuẩn bị: Tranh ảnh về các con vật, giấy, keo dán, bút.
Thực hiện: Phân loại các động vật dựa vào đặc điểm cơ quan di chuyển của chúng.
- Chia sẻ với bạn về sản phẩm của nhóm em.
Các em tự chuẩn bị tranh ảnh và nội dung nha!
dựa vào hình 53.2 sgk phân tích quá trình tiến hóa cơ quan di chuyển của động vật từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao. Thông qua quá trình trình bày nêu được các mạch tiến hóa của cơ quan di chuyển ở động vật.
Quá trình tiến hóa cơ quan di chuyển thể hiện từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao là:
- San hô, hải quỳ: Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định.
- Thủy tức: Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo.
- Giun: Cơ quan di chuyển đơn giản (mấu lồi cơ thể và tơ bơi).
- Rết: Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi phân đốt.
- Tôm: Cơ quan phân hóa thành 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi.
- Châu chấu: Cơ quan di chuyển phân hóa thành 2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy.
- Cá trích: Cơ quan di chuyển là vây bơi với các tia vây.
- Ếch: Chi 5 phần có ngón, chia đốt, linh hoạt. Chi sau còn màng bơi.
- Hải âu: Chi trước là cánh, tạo bởi lông vũ.
- Dơi: Cánh là màng da.
- Vượn: Bàn tay, bàn chân cầm nắm.
=> Trong sự phát triển của giới Động vật, sự tiến hóa của cơ quan di chuyển là sự phức tạp hóa từ chưa có chi đến chi phân hóa thành nhiều bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau, đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả thích nghi với những điều kiện sống khác nhau.
Phân biệt được các loài động vật thuộc các lớp, ngành khác nhau dựa vào đặc điểm bên ngoài
Để phân biệt các nhóm động vật không xương sống, ta dựa vào đặc điểm hình dạng cơ thể của chúng.
Ví dụ:
- Nhóm ruột khoang: cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn, sống ở môi trường nước.
- Nhóm giun: hình dạng cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thể có đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi - lưng bụng, thường sống trong đất ẩm, môi trường nước hoặc trong cơ thể sinh vật.
- Nhóm thân mềm: có cơ thể mềm, không phân đốt thường có vỏ đá vôi bao bọc, xuất hiện điểm mắt. Chúng có số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước và môi trường sống.
- Nhóm chân khớp: câu tạo cơ thể chia làm ba phần (đầu, ngực, bụng); cơ quan di chuyển (chân, cánh); cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân khớp động. Số lượng loài đa dạng và phân bố khắp các dạng môi trường.
Nhận xét, so sánh đặc điểm lớp bao phủ và cơ quan di chuyển của các con vật.
Chỉ trên hình và nói về cơ quan di chuyển, lớp bao phủ của các con vật dưới đây.
Nhận xét và so sánh về lớp bao phủ, cơ quan di chuyển của các con vật mà em biết.
Con vật | Lớp bao phủ | Cơ quan di chuyển |
Mèo | Lông mao | Chân |
Gà | Lông vũ | Chân |
Cua | Vỏ cứng | Chân |
Lợn | Lông mao | Chân |
Vịt | Lông vũ | Chân |
Cá | Vảy | Vây, đuôi |
Chim | Lông vũ | Cánh |
=> Mỗi động vật có những bộ phận chugn và riêng. Có những bộ phận chỉ có ở những động vật sống trong môi trường nhất định, biến đổi để phù hợp với môi trường như cánh để bay - sống ở môi trường trên trời; vây thay có chân để bơi – sống ở môi trường dưới nước….