5. Viết bài văn phân tích,đánh giá tình cảm với thiên nhiên trong một bài thơ bạn đã đọc
Viết bài văn phân tích, đánh giá tình cảm với thiên nhiên trong một bài thơ bạn đã học.
Bài viết tham khảo
Nguyễn Trãi - một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông luôn sống giao cảm với thơ với cuộc sống thiên nhiên và con người. Chốn quan trường với những toan tính chèn ép đã khiến ông đã quyết định tìm về với thiên nhiên để cho tâm hồn mình thanh tịnh. Trong thời gian ấy ông làm thơ về thiên nhiên nhưng trong những vần thơ thiên nhiên ấy lại có những tâm sự về sự lo lắng cho nhân dân đất nước. Bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bài thơ như thế. Trong thiên nhiên mùa hè và cảnh sống sinh hoạt của nhân dân Nguyễn Trãi vẫn thể hiện tình yêu nhân dân đất nước của mình.
Trước hết là câu thơ đầu thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong những ngày hè, nhưng ngày về cáo quan ở ẩn:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
Chúng ta thấy rõ được chữ “rồi” ở đầu câu thể hiện một tâm trạng rảnh rỗi của nhà thơ ở quê. Nó không có sự bon chen đố kỵ, chèn ép của những tinh thần. Tại sao nhà thơ không nói là rỗi mà lại là “rồi”? Có thể nói chữ “rỗi” và chữ “rồi” đều nói lên cùng một tâm trạng nhưng nhà thơ sử dụng từ “rồi” gợi cảm giác xưa cũ hơn. Bởi vì từ “rỗi” là sau này mới có, nó mang tính chất hiện đại. Nhà thơ cáo quan về với thiên nhiên làng cảnh Việt Nam.
Những câu thơ tiếp theo nhà thơ vẽ lên một bức tranh cảnh ngày hè vô cùng rực rỡ. Bức tranh ấy không chỉ có thiên nhiên mà còn có cả con người. Trước tiên là bức tranh thiên cảnh ngày hè nơi thôn quê. Có thể nói Nguyễn Trãi giống như một nhà họa sĩ dùng ngôn từ để vẽ lên bức tranh tuyệt đẹp ấy:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Cây hoa hòe tán rộng tỏa bóng mát khắp đầu tường. Tiếp đó nhà thơ vẽ thêm những bông hoa thạch lựu trước hiên nhà có màu đỏ rực rỡ như ánh nắng chói chang của mùa hạ kia vậy. Nhắc đến quê hương người ta không thể nào quên được hình ảnh những bông hoa sen hồng với hương sắc tuyệt vời. Nhà thơ không nói hẳn là hoa sen mà dùng hai chữ “hồng liên” gợi sự trang trọng cổ kính. Trong bức tranh ấy ta không chỉ thấy màu sắc mùi hương mà ta còn thấy được cả sự sinh trưởng của chúng. Cây hoa hòe “đùn đùn”, cây thạch lựu “phun”, hoa sen “tiễn” mùi hương. Mùa hạ quả đúng là mùa của sinh trưởng cho những loại cây cối. Sức sống ấy mạnh mẽ như các động từ mạnh kia vậy. Hương thơm của hoa sen cũng như bay xa hơn thoảng vào không gian nhiều hơn qua từ “tiễn” ấy. Chữ tiễn ấy không phải là tiễn biệt chia ly mà chứ tiễn như thể hiện cái sự bay xa của hương sen trong cơn gió kia làm cho không gian làng quê ngát hương.
Bức tranh ấy còn có cả những cuộc sống sinh hoạt của con người làng quê. Thật vậy tranh thiên nhiên đã đẹp nhưng nó còn đẹp hơn khi xuất hiện hoạt động sự sống của con người:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Từ láy “lao xao” như thể hiện được hết cái vui tươi của con người lao động trong những buổi chợ. Chợ có đông thì mới có niềm vui như thế, có tiếng động như thế. Cái âm thanh ấy như tác động đến tâm hồn người nghệ sĩ. Chợ cá kia dường như có rất nhiều đồ khiến cho người dân nơi đây náo nức, mua bán. Có thể nói rằng đó chỉ là cuộc sống đời thường thôi nhưng tại sao khi cảm nhận ở đây ta lại thấy nó đẹp đến thế. Có khi nào cái đẹp xuất phát từ những cái quá đỗi bình thường không? Thế rồi âm thanh của những con ve gọi hè. Tiếng ve như dắng dỏi tạo nên thành một dàn đồng ca mùa hạ ngân nga ngày đêm không biết mệt.
Trước những thiên nhiên và con người nhà thơ như thể hiện những ước nguyện của mình. Nhà thơ thật thà thể hiện tấm lòng của mình:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Câu thơ thể hiện ước nguyện của nhà thơ mong muốn mượn được chiếc đàn của vua Ngu Thuấn đàn một tiếng cho nhân dân giàu khắp bốn phương. Từ truyền thuyết tiếng đàn của vua Ngu Thuấn nhà thơ thể hiện ước nguyện sự lo lắng cho nhân dân. Mong có thể giúp đỡ cho nhân dân có một cuộc sống đầy đủ yên ổn thái bình.
Như vậy qua đây ta thấy được một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp, tất cả nhưng màu sắc đều thể hiện đặc trưng của mùa hè. Có thể nói chắc hẳn nhà thơ phải là một người yêu thiên nhiên nhiều lắm thì mới có thể cảm nhận được cả những bước sinh trưởng của cây cối mùa hè như thế. Đồng thời ta cũng thấy được một tâm hồn trung nghĩa với nhân dân. Mặc dù xa rời quan trường nhưng ông không lúc nào không lo cho nhân dân, mong muốn nhân dân có một cuộc sống an lành bình yên.
12. Tìm ý, lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây:
Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong các bài thơ mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.
Đề b. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong những tác phẩm truyện mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.
Đề a
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).
II. Thân bài
1. Nội dung
Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.
2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa
- Dấu hiệu “hương ổi” => mang đậm hương vị miền quê.
- Động từ mạnh “phả” => gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.
- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” => gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.
b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu
- Từ láy “dềnh dàng” => dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.
- Nhân hóa “chim vội vã” => đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.
- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.
c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời
- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.
- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.
- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.
III. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị của bài thơ
THAM KHẢO
tham khảo
___
Đề b
I. Mở bài
- Lời chào, lời giới thiệu bản thân.
- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
II. Thân bài
a. Tóm tắt truyện
b. Nội dung
- Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.
- Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.
c. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Xây dựng thành công cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.
III. Kết bài
- Kết luận lại vấn đề.
Tìm ý, lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây:
Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong các bài thơ mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.
Đề b. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong những tác phẩm truyện mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.
Đề b
I. Mở bài
- Lời chào, lời giới thiệu bản thân.
- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
II. Thân bài
a. Tóm tắt truyện
b. Nội dung
- Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.
- Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.
c. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Xây dựng thành công cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.
III. Kết bài
- Kết luận lại vấn đề.
Đề a
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).
II. Thân bài
1. Nội dung
Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.
2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa
- Dấu hiệu “hương ổi” => mang đậm hương vị miền quê.
- Động từ mạnh “phả” => gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.
- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” => gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.
b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu
- Từ láy “dềnh dàng” => dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.
- Nhân hóa “chim vội vã” => đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.
- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.
c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời
- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.
- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.
- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.
III. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị của bài thơ
Chọn một trong hai đề sau đây để viết bài văn phân tích, đánh giá về bài thơ, đoạn thơ:
Đề 1
Hãy viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên.
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và nội dung chủ đề của bài thơ
2. Thân bài
Phân tích theo khổ:
- Khổ thơ đầu: “cành mận… con trẻ”. Phân tích nội dung và hình thức của khổ thơ
+ Hoa mận trắng muốt mang theo không khí mùa xuân
+ Màu hoa mận cũng là màu của tuổi thơ
+ Màu hoa mận đi cùng năm tháng, lặng lẽ nhìn ngắm mọi sự thay đổi
- Khổ thứ 2: “cành mận… làm đu”
+ Mùa hoa mận là một phần của buôn làng
+ Mùa hoa mận là dấu hiệu để dân làng nhận ra một mùa xuân mới đã về
+ Màu hoa mận là biểu tượng của màu xuân
- Khổ thứ ba: “canh mận… trở về”
+ Mùa hoa mận là của hiện tại
+ Mùa hoa mận là sự tiếp diễn
+ Mùa hoa mận là vòng lặp
+ Mùa hoa mận là hồi ức, kỉ niệm
3. Kết bài
Kết luận về mùa hoa mận, về dân làng và về mối quan hệ giữa dân làng và mùa hoa mận, đưa ra nhận xét của bản thân.
Bài làm
Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.
Khổ thơ đầu tiên:
Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ
Câu thơ đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.
Khổ thứ hai:
Cành mận bung cánh muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già bản hối hả làm đu
Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.
Khổ thứ ba:
Cành mận bung cánh muốt
Nhà trình tường ủ hương nếp
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về
"Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bản làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.
Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.
Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.
Khổ thơ đầu tiên:
Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ
Câu thở đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.
Khổ thứ hai:
Cành mận bung cánh muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già bản hối hả làm đu
Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.
Khổ thứ ba:
Cành mận bung cánh muốt
Nhà trình tường ủ hương nếp
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về
"Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bảng làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.
Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.
1. Dựa vào các ý đã tìm trong hoạt động Viết ở Bài 4, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
2. Đọc soát và chỉnh sửa.
a. Đọc lại đoạn văn của em để phát hiện lỗi.
b. Sửa lỗi trong đoạn văn của em (nếu có).
tham khảo:
Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em. Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng. Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến. Em đã đọc lại câu chuyện rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui. Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ. Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.
Chào em, em tham khảo một số gợi ý sau nhé!
- Chủ đề:
+ Ngợi ca vẻ đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên.
+ Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc.
+ Giọng thơ thiết tha, giàu cảm xúc.
+ Vận dụng khéo léo biện pháp nghệ thuật so sánh.
Sưu tầm một số bài thơ 4 chữ theo các chủ đề: Tình bạn, nhà trường, gia đình, thiên nhiên,...... Viết 1 bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em 1 bài thơ mà em yêu thính nhất trong các tác phẩm đã chọn.
Trả lời :
Bn tham khảo link này nhé , nhớ phải đọc hết !
Câu hỏi của Nguyễn Đình Vũ - Ngữ Văn lớp 6 - Học toán với OnlineMath
Chúc bn hc tốt <3
Bài thơ Cảnh khuya đã thể hiện một tình yêu thiên nhiên say đắm của Hồ Chí Minh. Qua bài thơ này em hãy viết một đoạn văn từ 8-10 dòng nêu suy nghĩ của em về tình yêu thiên nhiên.
Em tham khảo:
Từ ngàn đời nay, tạo hóa đã ban cho con người thiên nhiên, thứ quý giá nhất của đất trời với biết bao những cảnh vật thật kỳ vĩ và thơ mộng. Những hàng cau xanh mượt mà gửi hình bóng của mình xuống dòng sông thơ mộng êm đềm, không sóng gió. Những thảo nguyên rực rỡ sắc màu với hàng ngàn bông hoa đua nhau khoe sắc. Bầu trời xanh ngắt trên cao với những đám mây bồng bềnh trôi mải miết về tận chân trời. Những tia nắng chói chang của mặt trời xóa đi màn đêm u tối. Những người giản dị, mộc mạc, có tâm hồn đồng cảm, chan hòa với mọi người thì mới cảm nhận được giá trị cũng như nét đẹp của thiên nhiên. Đến với thiên nhiên, con người sẽ cảm thấy như phần nào nhẹ bớt đi những gánh nặng ở trong lòng, tâm hồn như thư thái hơn, mọi lo toan, u sầu trong lòng mỗi người đều tan biến. Trong ta lúc bấy giờ chỉ còn một khoảng không diệu kỳ. Khoảng không của lòng nhân ái, tình yêu thương của chính ta với thiên nhiên.Vậy đó, thiên nhiên là như thế đó, hạnh phúc sao khi được sống cùng với thiên nhiên món quà kỳ diệu của tạo hóa ban tặng cho con người.
Viết đoạn văn diễn dịch 13 câu phân tích khổ thơ thứ tư trong bài thơ đoàn thuyền đánh cá , có sử dụng câu cảm thán và tình thái( giúp em với ạ )
Em tham khảo:
Câu thơ thứ tư của bài Đoàn thuyền đánh cá đã mở ra sự giàu có , phong phú và tấm lòng bao dung ,hào phóng của biển cả . Biển giàu có với hàng loạt những loài cá ngon quý hiếm : có cá nhụ cá chim ,cùng cá đé ,Cá song . Ôi!(Câu cảm thán) Những đàn cá tạo nên một khung cảnh lấp lánh màu sắc : ” Cá song lấp lánh đuốc đen hồng ” . Hình ảnh Cá song lấp lánh vừa tả thực loại cá song thân dài có nhiều vạch Ngọc các chấm tròn màu đen và Hồng ; vừa so sánh nhàn nhàn cá xong Như một ngọn đuốc nhỏ làm sáng cả biển đêm . Ánh sáng của cá hòa trong ánh sáng của trăng sao . Biển về đêm đẹp nhất một sinh thể với nhịp điệu đều đặn theo nhịp sống : đêm thở sao lùa nước Hạ Long ” câu thơ vừa miêu tả nhịp điệu của biển , ánh trăng ,sao .. khi các quẩy làm nước rao động . Tiếng sóng vỗ đều đặt ở mạn thuyền có cảm giác như nhịp thở của biển về đêm, đúng chứ?(Tình thái từ) . Biển về đêm ân tình ấm áp như lòng mẹ , vừa cho ta cá , vừa cho ta xử che chở như người nuôi lớn đời ta tự thuở nào . Câu thơ vừa thể hiện sự ấm áp ân tình của biển khơi vừa thể hiện sự biết ơn của người dân chài đối với mẹ biển .