Cho biết hình dạng của Trái Đất qua quả địa cầu.
II. ĐỊA LÝ
Câu 1: Quả Địa cầu là ………………… của Trái Đất, phản ánh …………. và ……….. của Trái Đất.
A. hình ảnh / hình dạng / màu sắc
B. hình ảnh thu nhỏ / hình dạng / màu sắc
C. mô hình / hình dạng / kích thước
D. mô hình thu nhỏ / hình dạng / kích thước
Câu 2: Trên quả Địa cầu có thể hiện cực ………., cực ………….. và hệ thống kinh, vĩ tuyến.
A. Bắc / Nam
B. Đông / Tây
C. Bắc / Tây
D. Đông / Nam
Câu 3: Kinh tuyến là gì?
A. Là những nửa đường tròn
B. Là những nửa đường tròn nối hai cực
C. Là những đường tròn
D. Là những đường tròn nối hai cực
Câu 4: Vĩ tuyến là gì?
A. Là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu, song song với nhau
B. Là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu, song song với các kinh tuyến
C. Là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu, vuông góc với nhau
D. Là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu, vuông góc với các kinh tuyến
Câu 5: Kinh tuyến gốc được quy ước là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uých ở thành phố Luân Đôn, là thủ đô của nước nào???
A. Nước Pháp
B. Nước Nga
C. Nước Anh
D. Nước Mỹ
Câu 6: Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến bao nhiêu độ?
A. 0o
B. 30o
C. 60o
D. 90o
Câu 7: Vĩ tuyến …………… được gọi là Chí tuyến ; vĩ tuyến …………….. được gọi là vòng cực.
A. 23o27’ / 66o32’
B. 22o27’ / 66o33’
C. 22o27’ / 66o32’
D. 23o27’ / 66o33’
Câu 8: Đâu là cách ghi đúng của toạ độ địa lí?
A. Điểm ( vĩ độ ; vĩ độ )
B. Điểm ( vĩ độ ; kinh độ )
C. Điểm ( kinh độ ; vĩ độ )
D. Điểm ( kinh độ ; kinh độ )
Câu 9: Bản đồ là hình vẽ ………………………….. hay toàn bộ bề mặt Trái đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học.
A. thu nhỏ toàn phần
B. thu nhỏ một nửa
C. thu nhỏ một phần
D. đúng kích thước thực tế
Câu 10: Bản đồ không có vai trò nào?
A. Để biết được tính chất của đối tượng địa lí
B. Để tác chiến trong lĩnh vực quân sự
C. Để xác định vị trí và tìm đường đi
D. Để dự báo và thể hiện các hiện tượng tự nhiên
Quan sát quả địa cầu và ảnh Trái Đất chụp từ vệ tinh, em thấy Trái Đất có hình dạng như thế nào?
HÌNH DÁNG THỰC CỦA TRÁI ĐẤT CÓ PHẢI HÌNH CẦU ?
Thời viễn cổ, vì không gian hoạt động của con người có hạn, họ cho rằng nơi mà tầm mắt nhìn tới được chính là ranh giới của trời đất, vì vậy cho rằng mặt đất là bằng phẳng, nên mới có cách nói trời tròn đất vuông. Hàng loạt những sự thực về sau khiến người ta phải xem lại cách nhìn nhận này và họ dần đoán ra Trái Đất hình tròn.
Năm 1519, nhà hàng hải Magenlăng dẫn một đội thuyền xuất phát từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, năm 1522 họ trở về Tây Ban Nha từ phía Đông. Đây là chuyến đi vòng quanh địa cầu đầu tiên của nhân loại, nó đã chứng minh Trái Đất là một thể hình cầu.
Sau đó, nhà khoa học nổi tiếng người Anh là Niutơn (1642 - 1727) căn cứ vào các nguyên lý lực học mình tìm được, qua tính toán kĩ lưỡng đã nhận định rằng Trái Đất không phải là thể cầu tròn xoay mà là một thể cầu dẹt. Ông giải thích, bởi vì Trái Đất liên tục chuyển động, kết quả của sự tự quay ấy khiến cho phần hai cực của Trái Đất dần thụt vào, còn phần xích đạo ở bụng Trái Đất thì phình ra. Rồi ông ví Trái Đất như một quả trứng gà đặt trên bàn. Về sau, qua trắc lượng thực địa của các nhà khoa học Pháp, lý luận của Niutơn đã được chứng minh là chính xác.
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhận thức của con người về hình dáng Trái Đấtngày càng tiếp cận gần với diện mạo vốn có của nó. Ngày nay, từ vũ trụ, con người có thể ngắm nhìn toàn bộ diện mạo của địa cầu và dùng vệ tinh "chụp ảnh toàn thân'' nó. Trong ảnh, Trái Đất là một tinh cầu màu xanh làm phần lớn được che phủ là nước, đẹp đẽ và sinh động vô cùng. Các nhà khoa học đã sử dụng những kĩ thuật trắc lượng và các vệ tinh địa cầu nhân tạo hiện đại nhất và đã có được những số liệu trắc lượng tương đối chính xác như hiện nay. Thực tế đã đo được, bán kính Trái Đất từ địa tâm đến xích đạo dài 6378,245 km ; bán kính từ địa tâm đến hai cực dài 6356,863 km. Độ chênh lệch của hai bán kính là khoảng 21 km. Bởi vậy quả thực Trái Đất là một thể cầu dẹt, vùng xích đạo hơi phình ra và hai cực hơi thụt vào.
Nói một cách chặt chẽ thì Trái Đất không phải là một thể cầu quy chuẩn. Tuy nhiên, mức độ sai lệch đó rất nhỏ, ngay cả khi quan sát Trái Đất từ trên không trung cũng không thể nhận ra. Khi chúng ta thu nhỏ Trái Đất đến kích thước của quả địa cầu đặt trên bàn thì ngay cả sự chênh lệch về bán kính cũng không thể nhận ra được. Vì vậy các quả địa cầu được chế tạo đều là một thể cầu tròn xoay.
Để có thể nhận thức về hình dạng Trái Đất, trải qua thời kì lâu dài, con người đã phải bỏ ra rất nhiều công sức gian khổ, thậm chí còn phải trả giá bằng tính mạng. Đó là một quá trình lâu dài, khó khăn và nhiều trắc trở.
Chọn từ và cụm từ trong khung để điền vào chỗ … cho phù hợp
Quả địa cầu, Trái đất, hình dung được, bề mặt Trái đất
- Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của trái đất. Nó giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghieng và bề mặt Trái đất
Mình là Chu Thủy Tiên lớp 3/4 mình sẽ ra câu hỏi như sau : bài 58 mặt trời : Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng vẫn có nhìn thấy tất cả mọi vật ? tiếp theo bài 59: Trái đất và quả địa cầu : đặt quả địa cầu trên bản , hãy cho biết trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so sánh với bề mặt bàn ? Hãy nhận xét hình thụ và màu sắc của quả địa cầu ? tiếp theo bài 60 sự chuyển động của trái đất hãy chỉ chạy / sự chuyển động của trái đất và các hành tinh khi di chuyển quanh mặt trời . bài 61 trái đất và các nhành tinh trong hệ mặt trời trong hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh ? từ xa nhìn lại hành tinh trái đất đứng thứ mấy ? . em đã làm xong câu hỏi mọi người học tốt nhé ❤💖
...LÀ SAO LÀ SAO HẢ IEM
..................KHUM HỈU LUN Á
Đâu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất?
A. Bản đồ treo tường.
B. Atlat địa lí.
C. Bản đồ giáo khoa.
D. Quả Địa Cầu.
“Mặt Trời và Trái Đất”
Một bạn đóng vai Mặt Trời. Một bạn cầm quả địa cầu vừa di chuyển xung quanh “Mặt Trời”, vừa xoay quả địa cầu để thể hiện chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và chuyển động của Trái Đất quanh mình nó.
Học sinh tham gia trò chơi.
“Mặt Trời và Trái Đất”
Một bạn đóng vai Mặt Trời. Một bạn cầm quả địa cầu vừa di chuyển xung quanh “Mặt Trời”, vừa xoay quả địa cầu để thể hiện chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và chuyển động của Trái Đất quanh mình nó.
Học sinh tìm bạn ghép và tham gia trò chơi.
CÂU 1. Cho biết hình dạng và bán kính tại Xích đạo của Trái Đất.
CÂU 2.
a) Trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả. Theo em,
hệ quả nào có ý nghĩa nhất đối với sự sống?
b) Cho biết hai địa điểm A và B cách nhau 5 khu vực giờ. Địa điểm A nằm phía tây địa điểm
B. Nếu ở B là 7 giờ thì ở A là mấy giờ?
CÂU 3.
a) Trình bày đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
b) Độ dài ngày đêm tại Xích đạo và vào ngày 21/3, 23/9 có đặc điểm gì?
c) Câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối” đề cập
đến hiện tượng nào?
CÂU 4.
a) Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Cho biết trạng thái vật chất và vai trò lớp vỏ
Trái Đất.
b) Động đất, núi lửa là gì? Cho biết các tác động của động đất, núi lửa. Nêu một vài cách ứng
phó với động đất, núi lửa.
CÂU 5.
a) Hiện tượng núi lửa phun trào, động đất sinh ra do tác động của quá trình nội sinh hay ngoại
sinh?
b) Có mấy dạng địa hình chính trên Trái Đất? Cho biết độ cao của mỗi dạng địa hình.
c) Khoáng sản là gì? Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản
nào?