Chỉ ra trình tự triển khai nội dung, từ đó, nếu bố cục của văn bản.
Chỉ ra bố cục của văn bản và xác định nội dung chính của mỗi phần.
Văn bản có thể chia làm 3 phần:
- Phần 1: Giới thiệu về bài hát, tác giả và dẫn dắt tới nội dung của văn bản về quá trình ra đời bài hát.
- Phần 2: Quá trình ra đời bài hát.
- Phần 3: Ý nghĩa và giá trị của bài hát.
Đoạn thơ trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình của từng phần, tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn văn trên.
Bố cục chia làm 2 phần:
+ Phần 1 (từ đầu tới Làm nên Đất Nước muôn đời): Đất nước được cảm nhận trên mọi phương diện văn hóa, phong tục, truyền thống địa lý, lịch sử…
+ Phần 2 (còn lại): Người dân sáng tạo, truyền giữ những giá trị của đất nước
- Trình tự triển khai: nêu vấn đề -> đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng chứng minh -> khái quát lại vấn đề
- Bố cục văn bản:
+ Mở bài: từ Điều rất quan trọng đến thanh bạch, tuyệt đẹp.
+ Thân bài: từ Con người của Bác đến thế giới ngày nay.
+ Kết bài: từ Giản dị trong đời sống đến anh hùng cách mạng.
Bố cục của văn bản
a. Em muốn viết một lá đơn xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Hãy cho biết những nội dung trong đơn ấy có cần sắp xếp theo trật tự không?
b. Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự hợp lí được gọi là bố cục. Em hãy cho biết Vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục.
a, Nội dung trong đơn cần sắp xếp theo trật tự nhất định, không thể tùy thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được.
- Không thể viết lí do em xin vào Đội trước rồi mới khai họ tên, địa chỉ
- Cũng như không thể hứa tiếp tục phấn đấu rồi mới nêu lí do vào Đội -> không đúng trình tự, quy trình về viết đơn
b, Khi xây dựng văn bản, ta phải quan tâm đến bố cục vì có như vậy, văn bản mới có trình tự hợp lí, giúp ta đạt được mục đích giao tiếp.
. Bố cục của văn bản là:
A. Sự sắp xếp nội dung văn bản theo trình tự không gian, thời gian
B. Sự liên kết các câu trong một đoạn văn với nhau.
C. Sự liên kết các đoạn văn với nhau.
D. Sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề, văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn bản theo trình tự đó.
- Văn bản được triển khai theo trình tự thời gian từ thời niên thiếu của nhân vật cho đến khi cuối đời của nhân vật.
- Việc triển khai văn bản theo trình tự đó sẽ bao quát được cuộc đời của nhân vật một cách tuần tự và rõ ràng nhất.
a/Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí được gọi là bố cục. Theo em, vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục?
Sự sắp xếp nội dung trong các phần trong văn bản cần sắp xếp hợp lý theo một bố cục, và chúng ta cần quan tâm tới bố cục bởi vì tạo nên sự thống nhất dễ hiểu, logic, và sự sắp xếp các đoạn các phần trong câu sẽ tạo nên một trật tự đúng và dễ hiểu.
Vì nếu bố cục ko rõ ràng và hợp lí thì người đọc, người nghe sẽ ko nắm được nội dung của văn bản
Khi xây dựng văn bản, ta phải quan tâm đến bố cục vì có như vậy, văn bản mới có trình tự hợp lí, mới giúp ta dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp.
Đọc bài “Rừng cọ quê tôi” (tr.13, SGK Ngữ Văn 8/1):
a, Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?
b, Văn bản trên viết về đối tượng nào? Về vấn đề gì?
c, Văn bản gồm mấy đoạn văn? Xác định ranh giới bố cục?
d, Các đoạn văn phần thân bài đã trình bày đối tượng theo thứ tự nào?
e, Nêu chủ đề của văn bản? Tìm từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của văn bản?
g, Tìm câu chủ đề trong 3 đoạn văn phần thân bài (nếu có)? Chỉ ra cách trình bày nội dung mỗi đoạn văn và biến đổi đoạn văn 4 với cách trình bày khác.
Làm ý a và g thôi cũng được nhé!
Xác định bố cục bài thơ và nội dung chính của từng đoạn. Từ đó, chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ.
- Bố cục bài thơ:
+ Phần 1 (Khổ 1, 14 câu đầu): Hình ảnh những cuộc hành quân gian khổ giữa thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng đầy thơ mộng trữ tình.
+ Phần 2 (khổ 2, 8 câu tiếp): Những kỉ niệm đẹp của đêm liên hoan
+ Phần 3 (khổ 3, 8 câu tiếp): Hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn.
+ Phần 4 (khổ cuối): Lời thế Tây Tiến.
- Mạch cảm xúc của bài thơ: Toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ da diết khôn nguôi.
Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình từng phần và tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả.