Hãy cho biết một số hình dạng của các tế bào trong hình 17.3.
Câu 66 : Khi học về hình dạng tế bào, An nhận thấy mỗi loại tế bào có một hình dạng khác nhau: tế bào trứng có hình cầu, tế bào hồng cầu có dạng hình đĩa, … An đang phân vân không biết do đâu mà các tế bào lại có hình dạng khác nhau như vậy. Em hãy lựa chọn phương án giải thích phù hợp
A. Mỗi tế bào đều có những nhiệm vụ, chức năng khác nhau, vì thế chúng có cấu tạo, hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng
B. Trong cơ thể sinh vật có rất nhiều tế bào, vì vậy phải có hình dạng khác nhau để phân biệt
C. Các tế bào cần phải có đặc điểm khác nhau để thực hiện chức năng riêng của mình nên tất cả các tế bào phải có hình dạng khác nhau
D. Các tế bào có hình dạng khác nhau để cùng thực hiện các chức năng đặc trưng cho cơ thể sống
a) Một học sinh khi đưa tiêu bản tế bào vảy hành lên quan sát thì không nhận được hình dạng của tế bào. Theo em, bạn đó có thể đã làm sai bước nào trong quy trình trên?
b) Em hãy cho biết các loại hình dạng vi khuẩn trong khoang miệng của người. Nếu làm tiêu bản thành công thì các vi khuẩn bắt màu gì với thuốc nhuộm fuchsine?
c) Qua thí nghiệm, em thấy tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực dễ nhìn thấy hơn? Tế bào nào em quan sát được chi tiết thành phần cấu tạo? Vì sao?
a) Bạn đó đã làm sai ở bước 1 hoặc bước 4.
- Ở bước 1, nếu lớp tế bào bóc quá mỏng sẽ không quan sát được tế bào.
- Ở bước 4, khi đặt lamen lên tiêu bản nếu không đặt cẩn thận thì sẽ để lẫn quá nhiều bọt khí khiến không thể quan sát rõ tiêu bản dưới kính hiển vi.
b) Trong khoang miệng của người có nhiều loại hình dạng vi khuẩn khác nhau như hình cầu (Tụ cầu khuẩn Staphylcoccus), hình que (Trực khuẩn Bacillus), hình xoắn (xoắn khuẩn đỏ Rhodospirillum),…
- Hầu hết vi khuẩn trong khoang miệng thuộc vi khuẩn gram âm nên nếu làm tiêu bản thành công thì các vi khuẩn sẽ bắt màu đỏ hồng với thuốc nhuộm fuchsine.
c) Qua thí nghiệm, cho thấy tế bào nhân thực dễ nhìn thấy hơn so với tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực quan sát được thành cấu tạo bởi vì tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ.
Dựa vào Hình 17.3, hãy mô tả quá trình hormone insulin tác động đến tế bào gan.
Quá trình hormone insulin tác động đến tế bào gan:
- Giai đoạn tiếp nhận: Hormone insulin do tuyến tụy tiết ra, theo máu đến tế bào gan và gắn vào thụ thể của tế bào gan.
- Giai đoạn truyền tin: Hormone insulin làm thay đổi hình dạng của thụ thể và khởi động quá trình truyền tin. Thông qua các phân tử truyền tin nội bào, tín hiệu được truyền đến phân tử đích trong tế bào gan.
- Giai đoạn đáp ứng: Tế bào gan đáp ứng tín hiệu bằng cách hoạt hóa quá trình biến đổi glucose thành glycogen để dự trữ trong tế bào.
Hình 17.3 cho biết kích thước và thời gian chu kì tế bào của E. coli và S. cerevisiae. Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa hai thông số đó? Giải thích.
Nhận xét: Kích thước cơ thể càng nhỏ thì chu kỳ tế bào càng ngắn.
Giải thích: Tốc độ trao đổi chất của tế bào sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ S/V(Diện tích bề mặt/Thể tích tế bào). Kích thước càng nhỏ, tỉ lệ S/V càng lớn thì tốc độ trao đổi chất sẽ ngày càng lớn và sẽ khiến cho tốc độ sinh trưởng càng nhanh
Quan sát hình 4-3 hãy cho biết:
- Hình dạng, cấu tạo tế bào cơ vân và tế bào cơ tim giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?
- Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như thế nào?
*** Mô cơ gồm những tế bào có hình dạng dài, đặc điểm này giúp cơ thực hiện tốt chức năng co cơ. Trong cơ thể có 3 loại mô cơ là mô cơ vân, mô cơ trơn và mô cơ tim.
* Mô cơ vân:
- Các tế bào cơ dài.
- Cơ gắn với xương.
- Tế bào có nhiều vân ngang
- Cơ vân tập hợp thành bó và gắn với xương giúp cơ thể vận động.
* Mô cơ tim
- Tế bào phân nhánh.
- Tế bào có nhiều nhân - Tế bào có nhiều vân ngang.
- Mô cơ tim cấu tạo nên thành tim giúp tim co bóp thường xuyên liên tục.
* Mô cơ trơn
- Tế bào có hình thoi ở 2 đầu.
- Tế bào chỉ có 1 nhân - Tế bào không có vân ngang.
- Mô cơ trơn tạo nên thành của các nội quan có hình ống ruột, dạ dày, mạch máu, bóng đái...
Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào trong các dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu. Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của thành tế bào?
Tham khảo:
Ta thấy, khi tế bào còn nguyên vẹn các thành phần trong đó có thành tế
bào thì các tế bào của các loại vi khuẩn khác nhau có hình dạng khác nhau.
Khi các tế bào này bị loại thành và cho vào các dung dịch có nồng độ
chất tan bằng nồng độ chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu.
Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra nhận xét: Thành tế bào có vai trò quy định hình dạng tế bào.
Ta thấy, khi tế bào còn nguyên vẹn các thành phần trong đó có thành tế
bào thì các tế bào của các loại vi khuẩn khác nhau có hình dạng khác nhau.
Khi các tế bào này bị loại thành và cho vào các dung dịch có nồng độ
chất tan bằng nồng độ chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu.
Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra nhận xét: Thành tế bào có vai trò quy định hình dạng tế bào.
a) Chỉ ra các hình ảnh có dạng hình thoi trong một số đồ vật sau:
b) Hãy kể một số hình ảnh có dạng hình thoi trong thực tế mà em biết.
a) Các hình ảnh có dạng hình thoi trong hình vẽ là: họa tiết quả trám trên chiếc áo, cánh diều, khuyên tai, hàng rào
b) Một số hình ảnh có dạng hình thoi trong thực tế là: khay đựng đồ, câu đối, ....
a) Các hình ảnh có dạng hình thoi trong hình vẽ là: họa tiết quả trám trên chiếc áo, cánh diều, khuyên tai, hàng rào
b) Một số hình ảnh có dạng hình thoi trong thực tế là: khay đựng đồ, câu đối, ....
1. Nêu cấu tạo của tế bào. So sánh sự khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật.
2. Nêu hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus. Hãy kể tên một số bệnh do virus gây ra cho con người và các sinh vật khác. Hiện nay virus Corona đang gây ra dịch bệnh rất nguy hiểm trên toàn cầu, vậy bản thân em cần làm gì để bảo vệ cơ thể khỏi dịch bệnh nguy hiểm này?
3. Nêu hình dạng và cấu tạo của vi khuẩn. Hãy cho biết vai trò và tác hại của vi khuẩn.
4. Thực vật chia thành những nhóm nào? Nêu cấu tạo của rêu. Vì sao rêu thường sống ở nơi ẩm ướt?
(hết rồi nhoa)
Tế bào động vật gồm:màng tế bào,tế bào chất,nhân
Tế bào thực vật gồm:thành tế bào,tế bào chất,nhân,ko bào và lục lạp( in đậm là khác nhau nha)
Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào trong các dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu. Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của thành tế bào?
Ta thấy, khi tế bào còn nguyên vẹn các thành phần trong đó có thành tế bào thì các tế bào của các loại vi khuẩn khác nhau có hình dạng khác nhau.
Khi các tế bào này bị loại thành và cho vào các dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu.
Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra nhận xét: Thành tế bào có vai trò quy định hình dạng tế bào.