Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
datcoder
28 tháng 11 2023 lúc 6:36

- Bài thơ thuộc thể thơ lục bát.

- Trong bài thơ tác giả gieo vần như sau:

+ Chữ thứ 6 của câu 6 vần với chữ thứ 6 câu 8

+ Chữ thứ 8 của câu 8 vần với chữ thứ 6 câu 6

- Nhịp thơ 4/2 và 4/4

datcoder
Xem chi tiết
datcoder
29 tháng 11 2023 lúc 11:40

- Cả ba bài sử dụng thể thơ lục bát

- Nhịp thơ: 4/2 và 4/4

- Chữ thứ 6 câu 6 vần với chữ thứ 6 câu 8

- Chữ thứ 8 câu 8 vần thứ 6 câu 6

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 5 2019 lúc 13:02

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng".

  - Những bài thơ về trăng của Người: Trung thu, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đêm thu…

  - Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau.

   + Trăng được cảm nhận ở hoàn cảnh ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn…

   + Trăng hiện lên như tri âm, tri kỷ với Người

   → Người luôn hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn. Sự hòa quyện giữa Người với Trăng- tri kỷ- khiến cho thơ của Người luôn có sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại.

Vũ Nguyễn Tuyết Vy
Xem chi tiết
Vũ Nguyễn Tuyết Vy
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
22 tháng 2 2023 lúc 16:09

Tham khảo ạ: 

Khi đọc một bài thơ chúng ta cần chú ý đến:

– Những yếu tố về hình thức:

+ Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ

+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)

– Những yếu tố về nội dung:

+ Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng

+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần

+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết

Ví dụ trong tác phẩm "Vội vàng" của Xuân Diệu: 

- Hình thức: 

+ 3 đoạn thơ: 

Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.

– Đoạn 2 ( từ câu 14 đến câu 29): thể hiện nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.

– Đoạn 3 (đoạn còn lại): lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ.

+ Số từ trong mỗi đoạn thơ linh hoạt, không cố định

+ Nhịp thơ: 5 chữ, 8 chữ 

+ Cách gieo vần nhịp nhàng với các cặp vần liên tiếp 

- Nội dung: 

+ Yếu tố miêu tả: Bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc, căng tràn sức sống

+ Yếu tố tự sự: Tâm hồn yêu đời, yêu người nồng đượm => quan niệm sống mới mẻ. 

+ Ngôn ngữ thơ: gợi hình, gợi cảm khiến lòng thơ cũng dễ đi vào lòng người hơn.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Phương Nhi Lê
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 9 2019 lúc 12:44

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

- Hình ảnh ẩn dụ mặt trời- Bác thể hiện sự vĩ đại của Bác, niềm thành kính của nhà thơ và dân tộc việt Nam đối với Bác

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

- Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" thể hiện niềm thành kính, xúc động của người dân khi vào lăng viếng Bác

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

- Hình ảnh Bác đang trong "giấc ngủ bình yên" khiến tả càng thêm xót xa về sự ra đi của Bác

   + Vầng trăng: hình ảnh trong thơ ca gắn với cuộc đời Bác, đây còn là biểu tượng cho con đường soi sáng dân tộc

- Cảm xúc chân thành vỡ òa, đau nhói trong sâu thẳm cõi lòng tác giả:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

- Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi ở bên Bác: muốn làm con chim, đóa hoa

 

   + Đặc biệt ước nguyện trở thành cây tre trung hiếu ở mãi bên Bác, đây là hình ảnh mang tính kết tinh cao phẩm chất con người Việt Nam

→ Nhà thơ và dân tộc Việt Nam luôn dành tình cảm đặc biệt kính trọng, yêu thương đối với Người

Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 19:35

Phương pháp giải:

- Đọc toàn bộ văn bản.

- Chú ý cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ.

Lời giải chi tiết:

Bảo kính cảnh giới được viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn với một số nét đặc sắc như:

+ Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

+ Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

+ Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một “liên” chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

→ Từ đó, làm nổi bật cách quan sát, cảm nhận đặc sắc và tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của tác giả.

Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 8:04

- Bảo kính cảnh giới được viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn với một số nét đặc sắc như:

+ Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

+ Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

+ Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một “liên” chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

=> Từ đấy, làm nổi bật cách quan sát, cảm nhận đặc sắc và tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của tác giả.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 2:14

Bài thơ viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn. Nhìn vào số câu, cách gieo vần, lối đối ngẫu ở bốn câu giữa, thì thấy bài thơ vẫn là dạng thất ngôn bát cú. Nhưng có hai điểm khác:

- Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

- Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

Hai điểm khác biẹt này làm cho cấu trúc bài thơ thay đổi:

- Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một "liên" chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

- So với thể thơ Đường luật, cấu trúc tiết tấu của bài thơ thất ngôn bát cú đa dạng hơn. Ở bài Cảnh ngày hè:

Câu 1: ngắt nhịp 1/2/3

Câu 2: ngắt nhịp 4/3 (hoặc 1/3/3)

Câu 3: ngắt nhịp 3/4

Câu 4: ngắt nhịp 3/4

Câu 5: ngắt nhịp 4/3

Câu 6: ngắt nhịp 4/3

Câu 7: ngắt nhịp 4/3

Câu 8: ngắt nhịp 3/3