Tham khảo ạ:
Khi đọc một bài thơ chúng ta cần chú ý đến:
– Những yếu tố về hình thức:
+ Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ
+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)
– Những yếu tố về nội dung:
+ Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng
+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần
+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết
Ví dụ trong tác phẩm "Vội vàng" của Xuân Diệu:
- Hình thức:
+ 3 đoạn thơ:
Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
– Đoạn 2 ( từ câu 14 đến câu 29): thể hiện nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.
– Đoạn 3 (đoạn còn lại): lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ.
+ Số từ trong mỗi đoạn thơ linh hoạt, không cố định
+ Nhịp thơ: 5 chữ, 8 chữ
+ Cách gieo vần nhịp nhàng với các cặp vần liên tiếp
- Nội dung:
+ Yếu tố miêu tả: Bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc, căng tràn sức sống
+ Yếu tố tự sự: Tâm hồn yêu đời, yêu người nồng đượm => quan niệm sống mới mẻ.
+ Ngôn ngữ thơ: gợi hình, gợi cảm khiến lòng thơ cũng dễ đi vào lòng người hơn.