Những câu hỏi liên quan
Thùy Trang
Xem chi tiết
Linh Linh
30 tháng 3 2021 lúc 21:40

Sau khi kí Hiệp Ước Hắc-mang (Quý Mùi), lòng dân không yên, đẩy mạnh phong trào kháng chiến. Pháp phải liên tục đàn áp phong trào kháng chiến và chiếm một số tỉnh mà quân Thanh đang đóng chiếm, vì thế, Pháp giải quyết thỏa thuận với nhà Thanh qua Quy ước Thiên tân (11/5/1884). Sau khi làm chủ được tình thế, Pháp bắt triều đình kí hiệp ước Giáp Thân với đại diện bên Pháp là Bộ trưởng Jules Patenôtre,đặc phái viên và đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa Pháp tại Bắc Kinh.

⇒ Hiệp ước Giáp Thân còn có tên gọi là Hiệp ước Pa-tơ-nốt (Patenôtre)

Ha Tran
Xem chi tiết
ˇAиgelˇ
17 tháng 3 2023 lúc 14:18

Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì :

   - Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể đánh thắng được quân Pháp.

   - Lúc này diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của nông dân. Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để đem đại quân ra tiêu diệt các cuộc nổi dậy ở đất Bắc đang huy hiếp ngai vàng của dòng họ Nguyễn, bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.

   - Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

Trang Huyen
Xem chi tiết
Kachi Kwai
26 tháng 3 2021 lúc 21:15

triều đình nhà nguyễn đã kí tất cả 4  bản hiệp ước 

1. hiệp ước Bắc Kinh ( 25-10-1860)

2. hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)

3. hiệp ước Giap Tuất (15-3-1874)

4. hiệp ước Hác -Măng(25-8-1883)

Pháp xâm lược nước ta vì nước ta ko chấp nhận cho tôn giáo của nước Pháp phát triển ở nước ta

 

Ngáo Ngơ Alice
Xem chi tiết
Suzanna Dezaki
18 tháng 3 2021 lúc 18:27

Câu 1 : 

Kí hiệp ước Nhâm Tuất vì triều đình Huế bấy giờ chỉ lo cho sự an nguy của gia tộc chứ ko hề nghĩ tới đs nhân dân. Triều đình kí hiệp ước vừa ko phải chống Pháp, vừa để cho yên ổn bên trong, nhằm dồn lục lượng để dẹp yên các cuộc bạo loạn đòi lật đổ triều đình của nhân dân ngoài Bắc. Hiệp ước Nhâm Tuất còn đc xem như Văn kiện bán nước đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn.

Suzanna Dezaki
18 tháng 3 2021 lúc 18:29

Câu 2:

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) :

- Thừa nhận quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển : Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.

- Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo.

- Bồi thường chiến phí cho Pháp tương đương 280 vạn lạng bạc.

- Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nếu dân chúng thôi chống Pháp.

- Lí do triều đình Huế kí hiệp ước :

+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.

+ Rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân ở phía bắc.

 

Nhận xét:

- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.

- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

Nguyễn Quốc Toản
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 3 2021 lúc 16:19

Ý 1:

Nguyên nhân chính dẫn đến việc triều đình nhà Nguyễn phải ký kết hiệp ước là do ở ngoài Bắc Kỳ có quân nổi dậy của Lê Duy Phụng và đồ đảng là Trường. Tình hình ngày càng nguy cấp khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng các trận nên cũng lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên đã đồng ý ký kết hòa ước Nhâm Tuất với Pháp.

Ý 2:

 

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

- Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.


Ý 3:

Thái độ của triều đình Huế : nhu nhược trước thực dân Pháp ; hoang mang, chỉ biết thương lương với Pháp để có thể giữ nước.

nhattien nguyen
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
13 tháng 4 2022 lúc 21:35

Tham khảo:

- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.

=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

 

Fjxjjx Fjxjxjxj
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
15 tháng 3 2022 lúc 16:26

REFER

 Triều Nguyễn kí Hiệp ước Giáp tuất (1874) thể hiện tính bạc nhược, ích kỉ của triều Nguyễn, sau chiến thắng Cầu Giấy (21-12-1873) làm cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi, quân Pháp hoang mang, lo sợ đòi giảng hòa thì triều đình Huế lại kí Hiệp ước này, dâng 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp.

 Đây cũng là đề cập đến vai trò quan trọng của chiến thắng Cầu Giấy lần 2, quân Pháp đang thua trận nhưng lại được triều Nguyễn chủ động xin giảng hòa và kí Hiệp ước có lợi cho Pháp => Không khác gì vứt “một cái phao” để cứu sống Pháp.

Hiệp ước Giáp Tuất có lợi cho Pháp, khi Pháp đang gặp khó khăn nội bộ thì việc triều đình Huế giảng hòa tạo điều kiện cho Pháp tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.

Lê Phương Mai
15 tháng 3 2022 lúc 16:27

Nhận xét :

`-` Triều đình quá đề cao sức mạnh của Pháp và hạ thấp sức mạnh của nhân dân ta,

`-` Triều đình muốn bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp. 

`-` Nghĩ rằng đàm phán với Pháp có thể giúp họ giành lại những  vùng đất đã mất.

TV Cuber
15 tháng 3 2022 lúc 16:27

tham khảo

 

 Triều Nguyễn kí Hiệp ước Giáp tuất (1874) thể hiện tính bạc nhược, ích kỉ của triều Nguyễn, sau chiến thắng Cầu Giấy (21-12-1873) làm cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi, quân Pháp hoang mang, lo sợ đòi giảng hòa thì triều đình Huế lại kí Hiệp ước này, dâng 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp.

 Đây cũng là đề cập đến vai trò quan trọng của chiến thắng Cầu Giấy lần 2, quân Pháp đang thua trận nhưng lại được triều Nguyễn chủ động xin giảng hòa và kí Hiệp ước có lợi cho Pháp => Không khác gì vứt “một cái phao” để cứu sống Pháp.

Hiệp ước Giáp Tuất có lợi cho Pháp, khi Pháp đang gặp khó khăn nội bộ thì việc triều đình Huế giảng hòa tạo điều kiện cho Pháp tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
14 tháng 5 2018 lúc 4:14

Đáp án A

Sở dĩ triều đình nhà Nguyễn kĩ với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuấ (1874) là do những nguyên nhân sau:

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
29 tháng 10 2018 lúc 17:52

Đáp án A

Sở dĩ triều đình nhà Nguyễn kĩ với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuấ (1874) là do những nguyên nhân sau:

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.