Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đào Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
11 tháng 2 2022 lúc 13:18

B

ước 1: Lắng nghe và ghi tóm tắt.

- Lắng nghe nội dung trình bày: cần nghe hết câu, hết ý để hiểu rõ điều người trình bày muốn nói.

- Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày:

+ Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu để ghi tóm tắt.

+ Tóm lược các ý chính dưới dạng từ, cụm từ.

- Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.

Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa.

- Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

- Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 12 2023 lúc 22:37

- Viết biên bản cần ngắn gọn, súc tích, cô đọng lại các ý chính của buổi học, tránh viết dài, lan man mà chưa đi vào được vấn đề chính.

- Tóm tắt nội dung trình bày của người khác phải đầy đủ các ý chính và ngắn gọn.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 3:21

Viết biên bản cần ngắn gọn, súc tích, cô đọng lại các ý chính của buổi học, tránh viết dài, lan man mà chưa đi vào được vấn đề chính.

Tóm tắt nội dung trình bày của người khác phải đầy đủ các ý chính và ngắn gọn.

 

 
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
1 tháng 8 2023 lúc 17:51

Tham khảo:

♦ Về chính trị và hành chính

- Bãi bỏ chức Tể tướng và một số chức danh đại thần khác, nhà vua trực tiếp điều khiển triều đình.

- Bãi bỏ lệ ban quốc tính, quý tộc tôn thất không được lập phủ đệ và quân đội riêng.

- Tổ chức tuyển chọn bộ máy quan lại ở trung ương qua chế độ khoa cử Nho học nhằm hạn chế phe cánh và sự thao túng quyền lực của các công thần. Ở các địa phương, đặt các chức Tổng binh, Đô ty quản lí, đổi chức xã quan thành xã trưởng.

- Từ năm 1466 đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách quy mô lớn, sắp xếp lại bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương:

+ Ở cấp trung ương:

▪ Đứng đầu bộ máy nhà nước là Hoàng đế.

▪ Sáu bộ đảm trách những công việc chính yếu của quốc gia.

▪ Đặt thêm Lục tự và Lục khoa để hỗ trợ và giám sát Lục bộ.

▪ Hoàn thiện hệ thống cơ quan văn phòng và các cơ quan chuyên môn.

+ Ở cấp địa phương:

▪ Cả nước được chia làm 12 đạo (sau đổi thành: thừa tuyên), đến năm 1471 có thêm thừa tuyên Quảng Nam. Đứng đầu thừa tuyên là các Tuyên phủ sứ. Hệ thống cơ quan chuyên trách gồm: Thừa ty (dân sự), Đô ty (quân sự) và Hiến ty (tư pháp).

▪ Kinh thành Thăng Long thuộc một đơn vị hành chính đặc biệt gọi là phủ Trung Đô, về sau đổi gọi là phủ Phụng Thiên.

- Năm 1467, vua Lê Thánh Tông ra lệnh các thừa tuyên vẽ bản đồ gửi về bộ Hộ. Đến năm 1490 bộ bản đồ hoàn thành, được in với tên gọi: Hồng Đức bản đồ sách.

♦ Về quân sự

- Năm 1466, vua Lê Thánh Tông cải tổ hệ thống quân đội, chia làm hai loại quân:

+ Quân thường trực (cấm binh) bảo vệ kinh thành.

+ Quân các đạo (ngoại binh) đóng ở các địa phương.

- Ở các đạo, nhà vua cho đổi 5 vệ quân thời vua Lê Thái Tổ thành 5 phủ, dưới mỗi phủ chia thành vệ quản các sở đội.

- Cho đặt quân lệnh để thường xuyên tập trận và đặt các kì thi võ để tuyển chọn tướng sĩ phục vụ quân đội.

♦ Về kinh tế

- Năm 1477, vua Lê Thánh Tông ban hành chính sách lộc điền và quân điền. Với chế độ quân điền, người dân đều được cấp cho ruộng đất công để cày cấy.

- Thể lệ thuế khoá (thuế đinh, thuế ruộng, thuế đất bãi trồng dâu) được nhà nước quy định theo hạng.

- Việc canh nông được khuyến khích.

- Nhà nước đặt Hà đê quan và Khuyến nông quan để quản lí việc đê điều, nông nghiệp, đặt Đồn điền quan để khuyến khích việc khẩn hoang, mở rộng diện tích.

♦ Về luật pháp

- Năm 1483, vua Lê Thánh Tông cho ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều. Nội dung bộ luật quy định những vấn đề về hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, tố tụng.

- Nhiều truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc đã được thể chế hoá thành các điều luật.

♦ Về văn hoá - giáo dục

- Nho giáo được vua Lê Thánh Tông đặt làm hệ tư tưởng chính thống.

- Giáo dục, khoa cử được chú trọng.

+ Nhà vua cho trùng tu và mở rộng Quốc Tử Giám, Nhà Thái học; mở rộng hệ thống trường học công đến cấp phủ, huyện; định phép thi Hương, thi Hội quy củ.

+ Năm 1484, vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia Tiến sĩ nhằm đề cao Nho học và tôn vinh các bậc trí thức Nho học đỗ đại khoa.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 23:41

Kĩ năng thuyết trình

Kĩ năng làm việc nhóm

Kĩ năng xử lý tình huống, đặc biệt là những tình huống bất ngờ

Kĩ năng giao tiếp

Thảo Phương
Xem chi tiết
Kiên NT
Xem chi tiết
Phạm Trịnh Phi Long
8 tháng 3 2016 lúc 20:18

2

monsta x
5 tháng 2 2018 lúc 20:06

2

nguyễn ngọc thảo
6 tháng 2 2018 lúc 13:09

2

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 9:50

Chính trị

- Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình.

- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng quan hay giáng chức.

Kinh tế - tài chính

- Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

Xã hội

- Ban hành chính sách hạn nô: hạn chế nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại.

Văn hóa - giáo dục

- Bắt cá nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.

- Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.

Quân sự

- Làm lại sổ đinh để tăng cường quân số.

- Sản xuất vũ khí, chế tạo súng thần cơ, làm thuyền chiến mới.

- Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
23 tháng 8 2023 lúc 21:33

*Phương pháp tiện

- Tiện là phương pháp gia công cắt gọt mà quá trình bóc tách vật liệu trên phôi được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn (I) của phối với chuyển động tịnh tiến (II) của dụng cụ cắt

- Có thời gian gia công ngắn, dễ thao tác và độ chính xác gia công cao. Tuy nhiên, phương pháp tiện cũng có hạn chế là quá trình mòn của dụng cụ cắt diễn ra nhanh, khả năng tiết kiệm vật liệu thấp, khả năng tạo hình bị hạn chế,....

- Thiết bị và dụng cụ cắt thường sử dụng là máy tiện và dao tiện.

- Một số dạng bề mặt có thể được tạo hình bằng phương pháp tiện: mặ đầu, mặt trụ, mặt côn, mặt ren, mặt tròn xoay,...

*Phương pháp phay

- Quá trình bóc tách vật liệu trên phôi của phương pháp phay được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn (I) của dụng cụ cắt với chuyển động tịnh tiến (II) của phối. Tuy nhiên, khác với phương pháp tiện, dụng cụ cắt sẽ chuyển động tròn, còn phôi được gá chặt trên bàn máy và dịch chuyển tịnh tiến theo bàn máy.

- Thiết bị và dụng cụ cắt thường sử dụng là máy phay và dao phay.

- Dao phay thường có nhiều lưỡi cắt trên một dao (hỉnh 8.8) nên lưỡi cắt bị mòn ít hơn, tuổi thọ của dao phay cao hơn so với dao tiện. Phương pháp phay cũng tồn tại một số hạn chế như: năng suất thấp, tạo rung động mạnh, khó gia công chi tiết mỏng....

- Một số dạng bề mặt có thể tạo hình được bằng phương pháp phay: Mặt phẳng, rãnh mang cá, rãnh thang bán nguyệt, rãnh phay,...

*Phương pháp khoan

- Khoan là phương pháp gia công cắt gọt được sử dụng để gia công lỗ trên các sản phẩm. Quá trình bóc tách vật liệu của phương pháp khoan thường được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn (1) với chuyển động tịnh tiến (II). Thông thường, cả hai chuyển động đều là chuyển động của mũi khoan còn phôi sẽ đứng yên.

- Các lỗ khoan có chất lượng bề mặt gia công thấp nên phương pháp khoan thưởng sử dụng để gia công các sản phẩm có yêu cầu kĩ thuật không cao hoặc sử dụng để gia công phá. Ưu điểm của phương pháp khoan là năng suất cao và gia công được lỗ trên phôi đặc mà các phương pháp gia công cắt gọt khác bị hạn chế.

- Phương pháp khoan có thể thực hiện trên nhiều máy công cụ như: máy khoan, máy tiện, máy phay.... với dụng cụ cắt là các mũi khoan.

- Khoan thường được sử dụng để gia công lỗ thông suốt hoặc không thông suốt trên sản phẩm.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
23 tháng 8 2023 lúc 21:33

- Đúc là phương pháp gia công bằng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm. Sau khi nguyên liệu đầu vào đông đặc, ta thu được sản phẩm là vật đúc có hình dạng giống lòng khuôn dúc và kích thước phù hợp với yêu cầu thiết kế. Phương pháp đúc thường sử dụng để gia công các sản phẩm có hình dạng và kết cấu phức tạp.

- Rèn là phương pháp gia công kim loại bằng cách sử dụng ngoại lực tác dụng lên phôi để làm biến dạnh phôi về hình dáng và kết cấu mong muốn. Đặc điểm cơ bản của các sản phẩm được gia công bằng phương pháp rèn là: có yêu cầu về cơ tính cao, để chế tạo phôi cho gia công cắt gọt,...

- Hàn là phương pháp gia công ghép nối các phần tử (thường là kim loại) lại với nhau thành một khối thống nhất, bằng cách sử dụng nguồn nhiệt để nung nóng vùng cần nối đến trạng thái nóng chảy, sau khi vật liệu tại vị trí hàn kết tinh tạo thành mối hàn sẽ gắn các phần tử với nhau. Đặc điểm cơ bản của các sản phẩm được gia công bằng phương pháp hàn: có kết cấu dạng hộp, dạng khung hoặc sản phẩm có yêu cầu độ kín.