Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về Tình Yêu quê hương
Viết đoạn văn 7đến 10câu trình bày tỏ tình cảm đối với quê hương của mình
Quê hương là cái nôi của mỗi con người, là hình ảnh thân thương và gắn bó trong kí ức tuổi thơ, là nỗi khát khao được trở về khi trưởng thành và hồi ức của tổi già. và là nơi hướng tới khi lúc rũ bụi trần.
Những dòng sông lấp lánh ánh trăng vàng óng ánh mỗi đêm cùng tiếng nước vỗ bì bạch bên mạn thuyền thật thi vị biết bao nhiêu. Trên triền đê, những lũy tre xanh mướt, uốn lượn quanh co men theo con sông trà lý làm dịu mát trái tim tôi giữa những trưa hè oi ả.
Tôi nhớ những buổi được nghỉ học hồi bé, tôi lon ton chạy theo mẹ ôm những bó lúa mới gặt lên bờ cho cha tôi bó lại thành bó to để chở về. Mùi hương lúa mới cứ thoang thoảng theo gió đọng lại tâm hồn một dư vị nồng nàn khó phai. Gặt xong cánh đồng chỉ còn lại những gốc rạ nỏ giòn. Lúc này lũ trẻ con chúng tôi tung tăng chạy trên đó thả diều mà chả lo gì bị mắng vì giẵm lúa làm lúa nát cả. Vừa chạy vừa cười một cách khoái chí, như thể thế giới này là của riêng chúng tôi vậy.
Nghịch chán chúng tôi lại gim dây diều vào một chiếc cọc tre trên bờ ruộng cho diều khỏi bay để đi lấy cỏ để gà chơi chọi cỏ gà. Chân tay đứa nào cũng dính đất cát và quần áo thì toàn là những vạt cỏ may găm đầy. Những thứ rất đỗi dung dị ấy lại là hình ảnh đẹp đẽ của quê hương trong trái tim tôi là động lực để tôi phấn đấu và vượt qua nhiều lo toan và cám dỗ đời thường!
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.
Trong đoạn trích Đi lấy mật em ấn tượng nhất với chi tiết khi đi vào rừng. Tía nuôi An chỉ nghe tiếng thở của An mà ông biết là An đang mệt và bảo mọi người dừng lại nghỉ. Qua đó thể hiện được sự tinh tế của tía nuôi An cũng như sự yêu thương của tía đối với các con. Khi đi vào rừng tía luôn là người đi trước dẫn đường. Điều đó thể hiện được sự quan tâm, yêu thương của tía nuôi An đối với An.
Em tham khảo nhé !
Không khí ngày tết đang rộn ràng khắp phố phường, những cánh hoa mai hoa đào đang gọi xuân về. Tôi háo hức chờ đợi ngày được về quê thăm ông bà và ăn Tết. Chuyển lên thành phố từ khi học cấp 2, tôi nhớ quê mình da diết, chỉ mong đến dịp nghỉ hè và tết để được trở về quê nhà. Quê hương tôi là miền quê yên bình với đồng lúa thẳng cánh cò bay, con sông dài trong vắt mà tuổi thơ tôi tắm với lũ bạn sau mỗi buổi chiều. Tôi thích nhất là những mùa khoai, lũ trẻ chúng tôi cùng ông bà đi thu hoạch. Cả nhóm thi xem ai đào được nhiều hơn, ai đào được củ to nhất. Phần thưởng của ông bà là một bữa khoai nướng no say. Cảm giác ngồi chờ khoai nướng và hít hà mùi thơm của rơm mới, xuýt xoa củ khoai nóng hổi, ngọt bùi đã trở thành kí ức đẹp đẽ và quý giá, ghi dấu trong tôi mãi mãi về sau. Quê hương là bến đỗ bình yên nhất, là nơi luôn sẵn sàng dang tay chào đón ta dù bạn ở đâu, làm gì. Quê hương chính là nơi để nhớ, để thương, và để trở về...
Tham khảo:
Tình cảm quê hương là tình cảm vô cùng đáng trân, đáng quý. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, là nơi đã nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn ta. Tình yêu quê hương là tình cảm luôn ở trong mỗi người. Khi ta sống ở quê hương, tình cảm ấy được biểu lộ ra bên ngoài qua từng sự gắn bó với quê hương mình. Khi ta lớn lên, khi ta xa quê, tình cảm ấy không bị khuất lấp mà luôn âm ỉ với từng sự gắn bó cùng gia đình, bạn bè và kỉ niệm tuổi thơ. Tình yêu quê hương đẹp biết bao!
Em tham khảo :
Đoạn thơ tái hiện cảnh đoàn thuyền trở về sau một ngày lênh đênh trên biển khơi đã để lại trong ta vô vàn xúc cảm. Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” đã làm sống dậy không khí đông vui, hối hả của người dân khi nhìn thấy cánh buồm ra khơi đánh cá trở về. Cảm nhận được không khí náo nức, rạo rực trong mỗi người dân vùng biển mà ta cũng vui lây trong niềm tự hào khôn cùng. Trong họ, trong mỗi người dân sinh ra và lớn lên ở vùng biển, họ biết ơn vô ngàn tới người mẹ bao la là biển khơi. Tấm lòng thành kính, sự ồn ã ấy như một sự biết ơn, sự vui mừng hạnh phúc của mỗi người dân chài nơi đây. Món quà của biển cả đẹp vô cùng! DÙ là ai, người đi đánh bắt hay người ở nhà chờ đợ thì họ đều chung một niềm mong mỏi "nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe" . Còn hạnh phúc nào lớn hơn biển êm, sóng lặng không có phong ba bão tố, không có hiểm nguy? Trên hành trình người dân chài chinh phục tự nhiên chính là con thuyền ra khơi thầm lặn. Tế Hanh tinh tế từng chút trong xúc cảm và làm nên lời thơ thật đẹp về con thuyền, về khí thế lao động hăng say và cả những con người với nhiệt thành để hiến dâng.
viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh của Bác Hồ qua bài 'Đêm nay Bác không ngủ' của Minh Huệ
tk
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ
TK#
Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã khắc họa hình ảnh Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ dán kính của dân tộc Việt Nam.
Trong trí tưởng tượng, Bác được khắc họa như một ông tiên hiền lành, phúc hậu. Vì luôn lao tâm khổ tứ lo cho vận nước, lo cho nhân dân nên vóc dáng Bác trở nên gầy gò trong bộ quần áo sờn bạc cùng đôi dép mòn cũ kĩ theo sự tận tụy tháng ngày.
Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời, sâu thẳm với những vết chân chim - dấu tích thời gian chống giặc - lúc nào cũng chan chứa niềm yêu thương.
“Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”
Ấy vậy mà khi chạm trán kẻ thù hay xử phạt, đôi mắt ấy chợt nghiệm lại, cương quyết. Nước da ngăm ngăm nắng gió điểm xuyết đồi mồi. Đôi vai Người rộng tựa gánh vác non sông. Còn mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước. Giọng nói của Người từ tốn, rõ ràng, khúc chiết khi diễn giải cặn kẽ một vấn đề.
Trong một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ, Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân. Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi. Trước mắt anh Đội viên Chắt, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng. Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng.
Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của Việt Nam. Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau.
Viết đoạn văn (khoảng 7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật lào Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
nhanh nha mình cần gấp
Anh tham khảo nhé
Người nông dân trước cách mạng tháng 8 sống trng cảnh nghèo đói bị hoàn cảnh xô đẩy đến đến mức đường cùng nhưng họ vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp của bản thân mình và sống với một nhân cách cao đẹp . Đại diện cho những người nông dân trước CMT8 là Lão Hạc một nhân vật đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của con người việt nam . Lão là một nông dân nghèo , nhưng rất trong sáng và thân thiện . Cuộc đời sinh ra lão thật chớ chêu , đẩy lão vào cảnh khó khăn , tũng quẫn .Là một nông dân chăm chỉ cần cù nhưng lõa lại không có đến một sào ruộng để cày cấy . Gia sản trong nhà chỉ có một chú chó nhỏ và một mảnh vườn để lại cho con trai . Cảnh nghèo , đã không nhương tay cho lão ,lão chịu khổ đã đành nhưng con trai lão lại liên lụy theo , vì muốn lấy được "ý trung nhân hoàn hảo " nên con trai lão đem lòng yêu một quý cô của một gia đình gia giáo , do đòi hỏi tiền thách cưới khá cao nên cảnh nghèo không cho lão dựng vợ cho con . Con trai lão vì vậy mà phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su . Lão thương con , mong muốn con con được hạnh phúc ... nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con , chỉ biết khóc mà nhìn con đi . "Đồn điền cao su đi dễ khó về " lão biết chứ nhưng đâu có thể cản được ! Hằng ngày lão chỉ biết quanh quẩn bên con chó Vàng - kỉ niệm cuối cùng còn sót lại của người con trai . Lão yêu thương chăm sóc nó cẩn thận , tỉ mỉ từng miếng ăn , từng sợi lông . Lão yêu thương nó vì nó như là mối ràng buộc còn sót lại của lão và con trai lão . Lão thương con thà rằng chết đói chứ không đời nào đụng vào một sào vườn .Lão chỉ sợ khi con trai lão về không có chỗ ở , sinh sống ,lập nghiệp . Tuổi già , cô đơn và nghèo đói ! cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bờ vực thẳm , không còn cách nào khác lão đành đứt ruột nhìn con chó bị bán , để råi khi bán xong lão lại huhu khóc như một đứa trẻ . Dù nghèo đói là vậy nhưng lão không bị tội lỗi cám dỗ mặc dù luôn đc ông Giáo giúp đỡ nhưng lão lại từ chối một cách hách dịch . cảnh nghèo đến tũng quẫn lão đi tìm cái chết ; lão chết một cách bất ngờ và đột ngột lão chết vì ăn bả chó ! Lão có thể chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn nhưng lão vẫn chọn một cái chết như một con chó .. là vì lão đã hận đã lừa chết cậu vàng sao ? Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của Lão Hạc nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong Xã Hội cũ .
viết 1 đoạn văn từ 3 đến 5 câu trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên ngày thứ 5 trên đảo cô tô
tk
Phong cảnh Cô Tô sau khi cơn bão đi qua hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp. Trên cái nền là bầu trời xanh tươi sáng và mặt nước màu lam biếc, nổi bật lên màu xanh mượt của cây, màu vàng giòn của cát và màu trắng của sóng xô dào dạt vào đảo. Cảnh Cô Tô được miêu tả từ cao xuống thấp. Từ nóc đồn trên đảo, Nguyễn Tuân nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Cảnh đẹp được thu vào tầm mắt khiến nảy sinh trong lòng nhà văn một cảm xúc mãnh liệt: càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo.Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui. Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
Từ hình ảnh người lính trong đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, trình bày suy nghĩ của em về tình cảm, trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, đất nước.
Tham khảo:
Từ hình ảnh người lính trong đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, trách nghiệm với quê hương và đất nước ở mỗi người người với quê hương đất nước luôn được nâng cao.
Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phó từ.
Đuy-sen là một người thầy vĩ đại, hết lòng yêu thương học trò. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khát khao muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?”. Thầy Đuy-sen quả là có tài và là người rất giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi sự ham học.
- Phó từ là những từ in đậm