Đường phố ở thượng hải rộng hay lớn
Các tòa nhà ở Thượng Hải như thế nào? cao ? Mới ? cũ ? thú vị ? Đường phố ở Thượng Hải như thế nào? rộng ? bận ? nhỏ ? ồn ào ? Bạn có thể nhìn thấy những thứ khác trong thành phố? Bạn sẽ làm gì trong thành phố?
ở Thượng Hải có một con sông đi qua thành phố đúng không
Bạn có thể nhìn thấy những thứ khác trong thành phố thượng hải ko?
Đến năm 2004 ở Thái Bình Dương, hải cảng có lượng hàng qua cảng lớn nhất là A. Thượng Hải (Trung Quốc). B. Tô-ki-ô (Nhật Bản), C. Xin-ga-po (Xingapo). D. Ô-sa-ca (Nhật Bản).
Thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh Hương Sơn (Sông Ngàn Phố,Hải Thượng Lãn Ông,...)
Tượng đài Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Đến Hương Sơn, không thể không nói đến quần thể di tích lịch sử văn hoá - nhà thờ, mộ, tượng đài và chùa Tượng Sơn - nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với Đại Danh Y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, một con người rất thông minh, học giỏi nhưng không màng đến danh lợi. Ông luôn tìm tòi nghiên cứu, trồng thuốc, chữa bệnh, làm thơ và viết lên những bộ sách lớn như: Hải Thượng Y tông tâm lĩnh; Thượng kinh ký sự….ông đã có công sưu tầm, bổ sung nhiều phương thuốc có giá trị còn lưu truyền trong dân gian và để lại cho muôn đời.
Khuôn viên mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh ngày 12 tháng 01 năm 1720; mất ngày Rằm tháng giêng năm Tân Hợi, niên hiệu Quang Trung thứ 5 (1791) tại quê mẹ xã Tình Diệm xưa, nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Truyền thuyết kể lại rằng, sinh thời ông thường thả diều trên đỉnh Núi Giả, Hồ Sen và ông dặn dò con cháu đến lúc diều rơi ở đâu thì khi ông mất an táng ông ở đó. Mộ của ông bây giờ nằm ở dãy núi Cánh Diều dưới chân núi Minh Tự, xã Sơn Trung. Ngôi mộ nằm ở độ dốc 30 o , đầu hướng lên đỉnh cao nhất của dãy núi Minh Tự, chân mộ chiếu thẳng vào đỉnh cao của dãy Trường Sơn. Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống toàn cảnh nơi đây như một bức tranh thuỷ mặc, bên phải có khe Nước Cắn chảy rì rào, trước mặt có dòng sông Ngàn Phố trong xanh hiền hòa và một vùng đồi núi, làng mạc nên thơ.
Mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Hướng về phía Tây 7 km là đến với khu Nhà thờ Lê Hữu Trác được gọi là vườn đào Hải Thượng thuộc xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn - một vùng đất nằm sát bên bờ sông Ngàn Phố. Đây là chốn thâm sơn cùng cốc xưa nhưng là nơi phong cảnh hữu tình, nhân dân ở đây sống hoà thuận cùng nhau bên nếp nhà tranh. Đến nhà thờ Lê Hữu Trác - nơi có Núi Giả, Hồ Sen nằm sát nhau ở góc vườn, Hồ Sen hình bán nguyệt ôm lấy chân núi ở phía Tây Bắc. Chính nơi đây Lê Hữu Trác đã thường xuyên quan sát hướng gió để xem mạch, chữa bệnh và là chốn tri ân, nơi ông thường cùng bạn bè lên đó ngắm trăng, đón gió, uống rượu, đánh cờ, đọc sách và ngâm vịnh thơ ca.
Nhà thờ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, xã Sơn Quang
Trên đường từ mộ đến nhà thờ ghé qua chùa Tượng Sơn (còn gọi là chùa Hầm Hầm) - một di tích lịch sử văn hoá nằm sát tả ngạn sông Ngàn Phố. Chùa Tượng Sơn nằm trên một vùng đất bằng phẳng, đẹp đẽ giữa cánh đồng xóm Vĩnh Tuy, xóm Chùa, làng Yên Hạ, làng Quát huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh. Chùa Tượng Sơn là một trong những nơi Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác dùng làm nơi đọc sách nghiên cứu và chữa bệnh cho nhân dân; chùa là nơi thờ Phật và cũng là nơi thờ liệt tổ nội, ngoại của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Chùa Tượng Sơn, xã Sơn Giang
Quần thể di tích lịch sử văn hoá Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia được Bộ Văn hoá, Thông tin xếp hạng năm 1990. Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, quần thể di tích được các thế hệ nhân dân gìn giữ, ngưỡng mộ. Để tôn vinh những đóng góp to lớn và những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Đại Danh Y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, ngày 31 tháng 10 năm 2003 Bộ trưởng Bộ Y Tế đã quyết định phê chuẩn Dự án tu bổ, tôn tạo quần thể di tích gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của ông. Công trình được khởi công ngày 21 tháng 11 năm 2004. Đến nay các hạng mục công trình đã hoàn thành, được xây dựng rất khang trang và đưa vào sử dụng để đón các đoàn khách đến tham quan.
Bằng công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia
Quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là nơi tham quan hấp dẫn, nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh, nơi giáo dục truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời đây là nơi giao lưu các giá trị văn hoá của mảnh đất, con người Hương Sơn với bạn bè gần xa. Mảnh đất Hương Sơn luôn thân thiện đón chào quý khách đến với vùng quê của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nơi ông đã gắn bó cuộc đời mình và cống hiến cho đời một kho tàng các trị văn hoá tốt đẹp mà muôn đời các thế hệ mai sau ngưỡng mộ./.
1. Viết lại cho đúng tên :
Lê hữu trác có tên hiệu là hải thượng lãn ông . Sinh thời ông còn được gọi là cậu ấm bảy hay chiêu bảy , con của 1 gia đình danh gia vọng tộc ở đường hầu , trấn hải dương ( nay là huyện yên mỹ hưng yên )
2. Nêu nghĩa của 3 từ :
Yên tĩnh
trật tự
trình tự
1. Viết lại cho đúng tên :
Lê Hữu Trác có tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ong . Sinh thời ông còn được gọi là cậu ấm bảy hay chiêu bảy , con của 1 gia đình danh gia vọng tộc ở Đường Hầu , Trấn Hải Dương ( nay là Huyện Yên Mỹ, Hưng Yên )
2. Nêu nghĩa của 3 từ :
- Yên tĩnh: Ở trạng thái không có tiếng ồn, tiếng động hoặc không bị xáo động.
Ví dụ: trưa hè yên tĩnh
mặt hồ yên tĩnh
tìm nơi yên tĩnh ngồi học
+ Đồng nghĩa: tĩnh lặng, yên lặng
- Trật tự:
* Danh từ: sự sắp xếp theo một thứ tự, một quy tắc nhất định
Ví dụ: bàn ghế kê có trật tự
trật tự từ trong câu
- tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật
Ví dụ: giữ trật tự trị an
nói chuyện làm mất trật tự trong lớp
* Tính từ: có trật tự, ổn định, không ồn ào
Ví dụ: cả lớp trật tự nghe cô giáo giảng bài
- Trình tự:
* Danh từ: sự sắp xếp lần lượt, thứ tự trước sau
Ví dụ: trình tự lịch sử
thực hiện đúng trình tự
kể theo trình tự diễn biến.
# Chúc bạn học tốt #
Lê Hữu Trác,Hải Thượng Lãn Ông,Yên Mỹ Hưng Yên 2.Nêu nghĩa của 3 từ: Nghĩa của từ yên lặng ở trạng thái ko có tiếng ồn Nghĩa của từ trình tự sự sắp xếp lần lượt thứ tự trước sau Nghĩa của từ trật tự sự sắp xếp theo một thứ tự,một quy tắc nhất định.Tình trạng ổn định có tổ chức có kỉ luật
Dưới đây là lược đồ một số đường phố ở Thành phố Hồ Chí Minh. Em hãy quan sát lược đồ và cho biết:
a) Hai đường phố nào song song với nhau
b) Hải đang ở công viên 30 – 4, bạn ấy muốn đi tới Dinh Thống Nhất thì có thể đi theo những đường phố nào trên sơ đồ này?
a) Hai đường phố song song với nhau:
Lê Duẩn và Hàn Thuyên,
Lê Duẩn và Nguyễn Du,
Hàn Thuyên và Nguyễn Du,
Pasteur và Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
b) Bạn Hải có thể đi:
Lê Duẩn – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Dinh Thống Nhất,
Pasteur – Hàn Thuyên – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Dinh Thống Nhất,
Pasteur – Nguyễn Du – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Dinh Thống Nhất.
Em học được điều gì ở Hải Thượng Lãn Ông
Tham khảo:
Nói đến Hải Thượng Lãn Ông trước hết là nói đến y đức. Con người thầy thuốc là vậy mà con người xã hội trong ông cũng là tấm gương lớn về nhân cách. Hải Thượng Lãn Ông là hiện thân của tấm lòng cương trực, chí khí thanh cao, không màng công danh phú quý, không nịnh hót kẻ giàu sang. Khi ông 62 tuổi, vào năm Cảnh Hưng 43 (1782), ông nhận được lệnh chúa Trịnh triệu về kinh xem mạch kê đơn cho Thế tử Trịnh Cán. Việc trên đòi đâu dám chống và từ quê mẹ, ông thượng kinh. Chúa Trịnh Sâm gặp ông, tiếp một buổi khen "hiểu sâu y lý", ban thưởng cho ông 20 suất lính hầu và bổng lộc ngang với chức quan Kiểm soát bộ hộ để giữ ông lại. Nhưng ông giả ốm không vào chầu, sau lại viện cớ tuổi già mắt hoa, tai điếc thường ốm yếu để được trọ ở ngoài. Bọn ngự y ghen tỵ với Lãn Ông, không chịu chữa theo đơn của ông nên Thế tử không khỏi, ông biết thế nhưng không hề thắc mắc với bọn thầy thuốc thiếu lương tâm này, mặt nữa ông không thật nhiệt tình chữa, để sớm thoát khỏi vòng cương tỏa của quyền thần, danh lợi. Thế nhưng với dân, với đồng nghiệp, với học trò, Hải Thượng Lãn Ông lại là một con người khác. Ông là một tấm gương mẫu mực cho thuật xử thế: "Khi gặp người cùng nghề cần khiêm tốn, hòa nhã, cẩn thận, chớ nên coi rẻ khinh thường, đối với người cao tuổi thì nên cung kính; đối với người có học thì nên tôn thờ như bậc thầy; đối với người cao ngạo thì nên nhún nhường; đối với người non nớt thì nên dìu dắt; giữ lòng như vậy là điều phúc lớn.
cái gì không có ở thượng hải nhưng lại có ở vùng quê