Bài viết số 4 - Văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
namblue
Xem chi tiết
Phương Anh (NTMH)
14 tháng 11 2016 lúc 19:33

bn tham khảo nhak

Đi khắp thế gian
Không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời
Không ai khổ bằng cha
Nước biển mênh mông
Không đong đầy tình mẹ
Mây trời lộng lộng
Không phủ kín công cha.....

Vâng đúng thế , trong cuộc đời mỗi người , cha mẹ là những người luôn ấp ủ che chở cho cuộc đời chúng ta . Cha mẹ là những người sinh ra ta , nuôi dưỡng ta bằng tất cả tấm lòng ... Nhưng có lẽ tình mẫu tử vẫn là thứ tình cảm không những tôi mà tất cả mọi người đều trân trọng quí nhất....
Mọi người thường luôn : " Mẹ em tóc đen nhánh , khuôn mặt hình trái xoan, mắt bồ câu,..."Mẹ tôi _ một người đàn bà không đẹp như mọi người nhưng trong mắt tôi mẹ vẫn luôn là hình mẫu mà tôi yêu quý nhất .Mẹ cũng không có học thức như bao người nhưng mẹ vẫn luôn theo dõi những bước chân tôi bước trên con đường cuộc đời, và khẽ nhắc tôi khi tôi lỡ chân lầm lỡ , an ủi tôi khi tôi buồn , bên cạnh chia sẻ cùng tôi những niềm vui.....
Mọi người thường bảo mẹ tôi là một người mẹ sướng vì con cái học hành chăm chỉ , một người vợ hạnh phúc vì chồng luôn chăm sóc vợ , được đi đó đi đây khắp nơi,...nhưng có ai biết đâu, đằng sau những điều hạnh phúc đó là do một tay mẹ vun đắp . Đã bao đêm dù có buồn ngủ lắm sau một ngày làm việc mệt mỏi , mẹ vẫn luôn ở bên cạnh tôi , cùng tôi giải quyết những bài tập , bài học cho ngày mai cho dù mẹ cũng chẳng biết làm bài như thế nào, mẹ chỉ biết ở bên cạnh con cái mình lúc chúng tôi cần một người chia sẻ ......
Theo lời ba tôi kể , mẹ tôi là con út trong một gia đình gồm năm anh em . Ông ngoại tôi mất sớm, một mình ngoại tần tảo nuôi lớn, chăm sóc cho năm anh em mẹ . Nhưng có ai biết rằng ngày mẹ ra đời là ngày ông ngoại ra đi....cứ thế , mỗi năm lớn thêm một tuổi , cứ nhìn mẹ , ngoại tôi lại khóc_ ngoại nhớ đến ông....
Và cứ thế , cứ đến ngày sinh nhật mẹ , mẹ lại thây buồn, kí ức ấy đã khắc sâu trong lòng mẹ không thể xoá bỏ nên anh em tôi luôn cố gắng học thật tốt để mẹ hài lòng.....
Hãy yêu đi khi mẹ vẫn còn biết
Đừng để đến lúc mẹ ra đi
Ghi lời yêu dấu lên bia đá
Đá vô tri nào có ích gì...

MẸ ƠI ! CON YÊU MẸ
namblue
14 tháng 11 2016 lúc 19:39

các bn làm dài bình thường thôi nha mk làm bài trong 2 tiết

Trần Yến Nhi
11 tháng 1 2018 lúc 19:59
Cảm nghị về bà nội.

Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội .

Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời của bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật . Tôi thương bà lắm ! Tôi thương cái mái tóc xoăn xoăn điểm bạc của bà, thương cái dáng đi chầm chậm mà khập khễnh của bà . Bảy mươi tuổi mà tôi trông bà có vẻ già hơn so với người cùng tuổi .

Tôi có được nghe bố kể rất nhiều về bà – một con người chăm chỉ và chất phác . Bà đã tần tảo nuôi hai người con trai khôn lớn trong khi ông tôi đi bộ đội . Đến khi bố tôi có con thì bà lại vất vả trông cháu nhưng bố tôi nói bà lại thấy đó chính là niềm vui của bà .

Khi chưa ngã bệnh, bà tôi còn đi làm lao công cho một cơ quan nhỏ để mong sao kiếm được chút tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình tôi khi khó khăn . Bà còn hay mua quà cho anh em tôi, những món quà dù là nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như cái đồng hồ báo thức để cho tôi đi học hay những gói kẹo, gói bánh… Từ việc ấy cũng đã đủđể tôi hiểu bà yêu thương anh em chúng tôi đến chừng nào !

Tôi còn biết có lúc đi ra chợ bà nhìn thấy một người ăn xin nghèo khổ thì không bao giờ bà quay lưng lơ đi mà bà săn sang rút ra một tờ tiền trong ví của mình, gấp gọn làm đôi rồi bỏ vào nón của người ăn xin đó . Tôi thật cảm phục trước tấm lòng yêu thương vô hạn và trái tim rộng mở của bà luôn rộng mở đối với bất kì ai !

Bà tôi còn là một người rất yêu thiên nhiên nữa . Trong khoảng hiên nhỏ trước nhà bà lúc nào cũng chật đầy những chậu hoa nhài toả hương thơm ngát, những cây ớt nhỏ chi chít những quả xanh, vàng … Bởi vì bà tôi từng bảo : “Thiên nhiên giúp tâm hồn ta trong sáng hơn, giup tinh thần ta thoải mái hơn.”

Lần nào về thăm bà tôi cũng ngả đầu vào vai bà và tâm sự mọi chuyện của mình . Có lúc tôi ôm bà khóc thút thít rồi bà cũng xoa đầu tôi an ủi . Những khi ấy tôi bỗng cảm thấy bà như đang truyền một hơi ấm tinh thần cho tôi , giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua chuyện buồn.

Nhưng rồi một tin sét đánh đã đến với gia đình chúng tôi. Trời ơi ! Bà tôi bị ung thư giai đoạn cuốI và sẽ không chữa khỏI được. Sao mà ông trờI lạI bất công vớI bà đến thế ạ!

MỗI lần tôi đến chơi, tôi đều thấy bà cườI nhưng trong lòng tôi luôn lo lắng rằng ẩn sau nụ cườI đó là nỗI đau về thể xác đang dằn vặt bà tôi . Bà vẫn lạc quan và yêu đờI quá! Bà chỉ đang cố gắng tỏ ra vui vẻ cho tôi đỡ buồn . Tôi biết cơn đau đó đã hành hạ bà tôi suốt hàng tháng trờI . Bà ơi! MỗI khi nhìn thấy bà lên cơn đau quằn quạI cháu chỉ còn biết chạy lạI mà xoa bóp cho bà và chỉ biết oà khóc như một bé lên ba . Giá mà khi đó cháu có thể làm gì hơn những việc ấy để cho bà đỡ đau để cho bà đỡ khổ bà ạ!

Và đến ngày giáng sinh cách đây hai năm, bà tôi đã vĩnh viễn ra đi, đi về một nơi rất xa mà không bao giờ quay trở lạI . Đay là lần đầu tiên cháu biết đến sự mất mát. Sự mất mát làm thành khoảng trống trong con tim cháu. Sự mất mát mớI to lớn làm sao khi cháu phảI cách xa một ngườI mà cháu yêu thương nhất. Bà nộI ơi! Sao bà lạI bỏ cháu mà đi vậy bà ?

Bây giờ, mỗI khi nhớ đến bà, cổ họng cháu lạI thấy tắc nghẹn và mắt cháu lạI cay xè bà ạ! Bà đã cho cháu bài học thật quí giá :Ta hãy trân trọng từng phút giây dù là nhỏ nhất khi ở cạnh ngườI mà minh yêu thương.

Cháu muốn nói hàng ngàn lần rằng: Cháu yêu bà! Hình ảnh bà sẽ mãi mãi nằm trong tim cháu.

Tsukino Usagi
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
23 tháng 11 2016 lúc 5:52

Nhắc đến trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam chúng ta người ta nghĩ ngay đến tà áo dài, áo dài thường được sử dụng ở các ngày lễ lớn, tà áo dài thướt tha, kín đáo nhiều màu sắc làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều dịu dàng của người con gái Việt Nam, đã từ lâu áo dài được coi là trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam.

 

Từ xa xưa, dân ta đã thiết kế nhiều loại áo dài đa dạng và phong phú như áo dài truyền thống, áo dài tứ thân và áo dài giao lãnh, áo dài ngũ thân, áo dài truyền thống có cổ hình chữ V dài từ bốn đến năm xentimet, làm nổi bật nên vẻ đẹp của chiếc cổ trắng ngần của người phụ nữ Việt Nam và cũng rất là duyên dáng, kín đáo, ngày này chiếc áo dài truyền thống được thiết kế thêm nhiều kiểu hơn, cổ chữ U, cổ trái tim, và cổ tròn làm đa dạng thêm tà áo dài truyền thống,thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

Có năm phần chính trên một chiếc áo dài, phần cổ áo, phần thân áo, phần tà áo, phần tay áo, và phần quần, thân áo được tính từ cổ đến eo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo làm tôn thêm vẻ đẹp thon gọn của người phụ nữ, tà áo được chia làm hai phần tà áo tước và tà áo sau, được chia làm hai phần ngăn cách bởi hai bên hồng, tà áo thì phải dài hơn đầu gối, phần tay áo là phần từ vai đến qua cổ tay, có thể may chung với phần thân áo hoặc may bằng một loại vải riêng biệt, phần quần áo được may theo kiểu quần ống rộng, có thể là vải đồng màu với chiếc áo dài hay khác màu, thường thì quần có màu trắng làm tôn lên sự mềm mại, thướt tha cho bộ trang phục và thêm duyên dáng, đằm thắm đáng yêu của tà áo dài Việt Nam.

Trong các ngày lễ hội truyền thống không thể thiếu trang phục áo dài, áo dài vừa thể hiện nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ mà còn thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, trang phục áo dài còn xuất hiện trong trường hợp, trong các trường Trung học phổ thông thứ hai hàng tuần nhìn các em nữ sinh trong trang phục áo dài trắng đứng lên chào cơ đẹp và thiêng liêng làm sao, những giáo viên trong trang phục áo dài đứng trên bục giảng toát lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch nhưng không kém phần thanh tao, trang nghiêm của giáo viên. Trong các buổi văn nghệ, hay các cuộc thi lớn không thể thiếu những hình ảnh chiếc áo dài, khi các hoa hậu của đất nước ta đi thi đấu ở đấu trường quốc tế, trong hành trang không thể thiếu tà áo dài thướt tha, mang nét đẹp, truyền thống của dân tộc ta giới thiệu với bạn bè quốc tế, vừa qua chúng ta có tổ chức chương trình Hoa Khôi Áo Dài Việt Nam chị Diệu Ngọc đăng quang Hoa hậu áo dài Việt Nam, chị sẽ mang những kiến thức mình có, sự thông minh và chiếc áo dài duyên dáng để đại diện cho Việt Nam thi hoa hậu thế giới, tự hào biết bao khi nhìn thấy trang phục truyền thống của Việt Nam được mặc trong những cuộc thi lớn đến vậy, ngoài chị Diệu Ngọc thì trong ngôi nhà chung của Hoa Khôi Áo Dài nhìn các chị trông ai cũng thật đẹp và duyên dáng trong tà áo dài truyền thống đầy màu sắc.

Khi giặt áo dài phải giặt thật nhẹ tay và không được phơi ở thời tiết nắng quá lâu, ủi ở nhiệt độ vừa phải, có như thế mới giữ được áo dài luôn mới.

Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy pháy huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.

 

Lê Phương Anh
23 tháng 11 2016 lúc 13:01

I/Mở bài
-Nêu lên đối tượng:Chiếc áo dài VN
VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình.Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang fục truyền thống của phụ nữ VN...

II/Thân Bài
1.Nguồn gốc, xuất xứ
+Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
+Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
+Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
- Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh , hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp vs đặc thù lao động -> áo tứ thân & ngũ thân .

- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài VN là chúa Nguyễn Phúc Khoát . Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa....==> áo dài đã có từ rất lâu.
2.Hiện tại
+tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lêx phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..
+đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phu nữ VN.
3.Hình dáng
-Cấu tạo
*Áo dài từ cổ xuống đến chân
*Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thik của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
*Khuy áo thường dùng = khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
*Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
*áo được may = vải 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
*thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người fụ nữ.
*tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo--> cổ tay.
*tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
*áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng = lụa, satanh, phi bóng....với trang fục đó, người fụ nữ sẽ trở nên đài các, quý fái hơn.
-Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
-Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng...
-Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm...
-Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thướng các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm...
3.Áo dài trong mắt người dân VN và bạn bè quốc tế
-Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu....
-phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài
4.Tương lai của tà áo dài

III.Kết bài
Cảm nghĩ về tà áo dài, ...

Lưu Hạ Vy
23 tháng 11 2016 lúc 16:24

I/Mở bài
-Nêu lên đối tượng:Chiếc áo dài VN
VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình.Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang fục truyền thống của phụ nữ VN...

II/Thân Bài
1.Nguồn gốc, xuất xứ
+Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
+Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
+Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
- Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh , hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp vs đặc thù lao động -> áo tứ thân & ngũ thân .

- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài VN là chúa Nguyễn Phúc Khoát . Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa....==> áo dài đã có từ rất lâu.
2.Hiện tại
+tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lêx phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..
+đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phu nữ VN.
3.Hình dáng
-Cấu tạo
*Áo dài từ cổ xuống đến chân
*Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thik của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
*Khuy áo thường dùng = khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
*Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
*áo được may = vải 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
*thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người fụ nữ.
*tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo--> cổ tay.
*tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
*áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng = lụa, satanh, phi bóng....với trang fục đó, người fụ nữ sẽ trở nên đài các, quý fái hơn.
-Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
-Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng...
-Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm...
-Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thướng các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm...
3.Áo dài trong mắt người dân VN và bạn bè quốc tế
-Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu....
-phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài
4.Tương lai của tà áo dài

III.Kết bài
Cảm nghĩ về tà áo dài, ...

minh anh văn
Xem chi tiết
lê phương thảo
14 tháng 12 2016 lúc 19:19

là nhân vật vs vai phản diện chuyên đi câu trộm chó.cản trở mối quan hệ giữa ông giáo vs lão hạc (dẫn chứng sách giáo khoa) ko nhưng ko là ng tốt mak còn cho lão hạc bả chó vs mục đích ban đầu theo suy nghĩ của hắn là lão hạc đi trộm chó như hắn hihi

(theo suy nghĩ của tui )

Điều Lê Thị
Xem chi tiết
Đặng Thị Lệ Chi
Xem chi tiết
Phạm Thị Trâm Anh
25 tháng 12 2016 lúc 13:41

Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm… thơ lục bát đã đạt đến sự hoàn thiện hoàn mĩ với Truyện Kiều của thiên tài Nguyễn Du. Trong thơ ca hiện đại, thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa… và nhiều nhà thơ khác, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong lòng người đọc.

Có thể nói rằng không người Việt Nam nào mà lại không biết đến thơ lục bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã hàng ngàn năm nay. Từ thuở nằm nôi, nằm võng, theo lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, thơ lục bát đã ngấm vào tim óc, làm nên đời sống tâm hồn phong phú của mỗi con người.
Nghiên cứu về đặc điểm của các thể thơ nói chung và thơ lục bát nói riêng, chúng ta cần lưu ý đến các mặt như: số tiếng, số câu, cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp.

 

Đơn vị cơ bản của thơ lục bát gồm một cặp câu: câu lục (sáu tiếng) và câu bát (tám tiếng). Số câu trong bài không hạn định, ít nhất là hai, nhiều có thể lên tới hàng ngàn, vài ngàn câu như các truyện thơ Nôm mà tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trong ca dao, có những bài chỉ vẻn vẹn hai câu mà đủ sức thể hiện, khái quát một nội dung, một vấn đề nào đó của xã hội, hay một trạng thái tình cảm của con người. Bên cạnh đó là những truyện thơ lục bát trường thiên kể về bao biến cố trong suốt cuộc đời dài dằng dặc của nhân vật. Điều đó chứng tỏ độ dài ngắn của thơ lục bát là hoàn toàn phụ thuộc vào chủ định của người sáng tác.

Vần trong thơ lục bát có hai loại: vần lưng và vần chân. Hai dòng lục bát hiệp theo vần lưng có nghĩa là tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát. Nếu tiếp tục kéo dài thì tiếng thứ tám của câu bát lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục bên dưới. Đó là vần chân. Ví dụ:

Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
(Việt Bắc – Tố Hữu)

Ngoài dạng lục bát nguyên thể như trên, còn có dạng lục bát biến thể đôi chút bằng cách thêm bớt một số tiếng hoặc xê dịch về cách hiệp vần hay phối thanh.

Ví dụ:

Cơm ăn mỗi bữa lưng lưng,
Uống nước cầm chừng, để dạ thương em.
(Ca dao)

Tiếng thứ sáu của câu lục lại vần với tiếng thứ tư của câu bát, tuy vậy đọc lên vẫn thấy du dương. Trường hợp thêm chữ như câu ca dao sau đây:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng,
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua.
(Ca dao)

Câu lục đã được thêm vào hai tiếng (gió đẩy). Nếu bớt đi hai tiếng này thì hai câu lục bát trên sẽ trở lại dạng nguyên thể về vần, nó vẫn tuân thủ theo cách hiệp vần lưng.

Quy luật phối thanh của thơ lục bát khá linh hoạt, uyển chuyển. Thường thường thì các tiếng ở vị trí thứ hai, bốn, sáu, tám là thanh bằng, vị trí thứ tư là thanh trắc. Còn các tiếng ở vị trí lẻ một, ba, năm, bảy thì có thể là bằng hay trắc đều được cả.

Ví dụ:

Bần thần hương huệ thơm đêm
b t b
Khói nhang vẽ nẻo đường lên Niết Bàn
B t b b
Chân nhang lấm láp tro tàn
b t b
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào.
b t b b
(Mẹ và em – Nguyễn Duy)

Nếu ở câu lục có hiện tượng tiểu đối thì luật bằng trắc có thể thay đổi.

Ví dụ:

Khi tựa gối, khi cúi đầu,
t b b
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Tiếng thứ hai thanh trắc, tiếng thứ tư thanh bằng, khác với cách phối thanh của câu lục bình thường.

Nhịp trong thơ lục bát phần lớn là nhịp chẵn, tạo nên âm điệu êm đềm, thong thả, thích hợp làm lời hát ru, hát ngâm.

Ví dụ:

Vì mây / cho núi / lên trời,
Vì chưng / gió thổi / hoa cười/ với trăng.

Hay:

Gió sao / gió mát / sau lưng
Dạ sao / dạ nhớ / người dưng / thế này ?
(Ca dao)

Nhưng khi cần biểu đạt một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định nào đó, người ta có thể biến đổi nhịp thơ cho thích hợp. Ví dụ như lời Thúy Kiều nói với Hoạn Thư trong cảnh Kiều báo ân báo oán:

Dễ dàng / là thói / hồng nhan,
Càng / cay nghiệt lắm / càng / oan trái nhiều Ị

Rõ ràng là giọng đay nghiến, chì chiết khi Thúy Kiều nhắc tới máu ghen đáo để có một không hai của tiểu thư họ Hoạn.

 Thơ lục bát đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Cái hay, cái đẹp của nó là kết tinh tinh hoa ngôn ngữ tiếng Việt. Với những ưu điểm trong cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp… biến hóa linh hoạt, uyển chuyển, thơ lục bát dễ nhớ, dễ đi sâu vào tâm hồn. Điều quan trọng là thơ lục bát đủ khả năng diễn tả đời sống tình cảm phong phú, đa dạng của người Việt. Cho đến nay, giữa rất nhiều thể thơ khác nhau, thì thơ lục bát vẫn có vị trí xứng đáng và vẫn được đông đảo bạn đọc yêu mến. Sau kiệt tác Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã tôn vinh thơ lục bát lên tới đỉnh cao của nghệ thuật thi ca, các bài thơ lục bát của Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa và một số nhà thơ khác vẫn kế tục và phát huy thế mạnh của thể thơ thuần túy dân tộc, để thơ lục bát mãi mãi là niềm tự hào – là sản phẩm tinh thần vô giá của non sông, đất nước. 
:) PINK PEN :)
26 tháng 12 2016 lúc 15:06

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ởViệt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lửng, hiểu ngầm, hay diễn đạt sự đột ngột. Thơ lục bát cũng cần tuân thủ luật về thanh và vần, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

Luật thanh trong thơ lục bát; Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng

Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B

Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B - T - B)

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B-T-B-B)

(Tố Hữu)

Về phối thanh, chỉbắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Thế nhưng đỏi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.

Ví du:

Có xáo thì xáo nước trong T-T-B

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B

Hay:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B

Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của cậu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6, 8lại có cả vần lưng trong câu tám. Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

Ví dụ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Ngoài đối thanh còn có đối ý:

Dù mặt lạ, đã lòng quen

(Bích câu kì ngộ)

Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...

Người thương/ ơi hỡi/ người thương

Đi đâu/ mà để/ buồng hương/ lạnh lùng

Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3:

Chồng gì anh/ vợ gì tôi

Chẳng qua là cái nợ đời chi đây

Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5...

Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thểthơ này

Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thểthơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng vềvần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.

Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mả có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần...Hiện tượng lục bát biến thể là vấn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.

Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhân vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu... do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vẫn là thể lục bát vì nó có khảnăng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất đai, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyển tải bằng lục bát. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu...

Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Đỗ linh đan
23 tháng 1 2017 lúc 19:54

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ởViệt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lửng, hiểu ngầm, hay diễn đạt sự đột ngột. Thơ lục bát cũng cần tuân thủ luật về thanh và vần, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

Luật thanh trong thơ lục bát; Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng

Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B

Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B - T - B)

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B-T-B-B)

(Tố Hữu)

Về phối thanh, chỉbắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Thế nhưng đỏi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.

Ví du:

Có xáo thì xáo nước trong T-T-B

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B

Hay:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B

Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của cậu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6, 8lại có cả vần lưng trong câu tám. Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

Ví dụ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Ngoài đối thanh còn có đối ý:

Dù mặt lạ, đã lòng quen

(Bích câu kì ngộ)

Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...

Người thương/ ơi hỡi/ người thương

Đi đâu/ mà để/ buồng hương/ lạnh lùng

Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3:

Chồng gì anh/ vợ gì tôi

Chẳng qua là cái nợ đời chi đây

Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5...

Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thểthơ này

Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thểthơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng vềvần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.

Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mả có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần...Hiện tượng lục bát biến thể là vấn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.

Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhân vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu... do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vẫn là thể lục bát vì nó có khảnăng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất đai, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyển tải bằng lục bát. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu...

Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Tường Vy
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
31 tháng 12 2016 lúc 13:00

I. Mở bài

- Giới thiệu hoàn cảnh xã hội Việt Nam cái thời tàn của nho học.
- Giới thiệu nhà thơ Vũ Đình Liên – nhà thơ của lòng nhân đạo ân tình, thủy chung.
- Giới thiệu bài Ông đồ một tác phẩm xuất sắc nhất của Vũ Đình Liên.
- Bài thơ đã để lại trong lòng người bao cảm xúc!

II. Thân bài

1. Nền suy đồi của Hán học giai đoạn 1930 – 1945

- Khi nền văn minh phương Tây bắt đầu xâm nhập nước ta. Thi cử theo lối khoa bảng đã bãi bỏ – các thầy đồ không còn giá trị, mất vị trí đứng trong xã hội.

- Ông đồ từ nghề cho chữ thành kẻ bán chữ.

- Trước “cái di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn” đã làm Vũ Đình Liên xúc động. Ông đã ngậm ngùi viết lên những trang thư để người đời suy ngẫm, khơi gợi bao tình cảm đã bị bỏ quên, giúp mọi người nhìn lại di sản của dân tộc đã một thời là nền văn hóa vinh quang của đất nước giờ bị bỏ quên một cách tàn nhẫn.

- Bài thơ vỏn vẻn 20 câu, tác giả dựng nên một hoàn cảnh trải đài theo thời gian với 3 cảnh ngộ của một con người: Ông đồ náo nức giữa khách xuân, ông đồ tư lự trong nỗi cô đơn vắng khách, ông đồ đã vắng bóng. Qua đó bộc lộ được tình cảm của tác giả – một người khách không vô tình.

2. Ông đồ – thời còn khách

- Thời điểm xuất hiện. Hoa đào nở – lúc xuân về – Ông đồ với mực tàu giấy đỏ bên đường phô" để viết câu đối thuê:

Mỗi năm hoa đào nở
Bên phố đông người qua.

- Đây là thời kì ông đồ còn được nguồn an ủi khi vị trí xã hội của nho học không còn. Mỗi năm ông xuất hiện một lần trong dịp Tết.

- Lời thơ tuy buồn nhưng vẫn còn chút niềm vui khi mọi người còn thây thích đôi câu đôi đỏ treo trong nhà. Đó là niềm vui nho nhỏ, là những phút huy hoàng còn sót lại:

Bao nhiêu người thuê viết
Như phượng múa rồng bay.

- Lúc này ông đồ như người nghệ sĩ đang trổ tài trước lòng mến mộ của mọi người. Đây là những giây phút lóe sáng của ngọn đòn sắp tắt, là những gì còn “sót lại của một thời tàn”.

3. Ong đồ trong nỗi cô đơn vắng khách

- Theo bước tiến của xã hội, con người đã có những thay đổi mới niềm vui còn sót lại của ông đồ thưa dần, xa dần…

Nhưng mỗi năm nỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?

- Cảnh mọi người quây quần bên ông đồ để thuê viết đã không còn nữa – Ông đồ như một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái lỡ thời.

- Tâm trạng buồn bã cô đơn thấm dần từ lòng người sang cảnh vật. Không ai thuê viết “giấy đỏ buồn không thắm” và “mực đọng trong nghiên sầu” càng làm tăng nỗi buồn tủi cô đơn của ông đồ và thể hiện được sự cảm thông của tác giả.

- Ông đồ giờ “vẫn ngồi đây”, nhưng “qua đường không ai hay” một sự vô tình đến phũ phàng! Ông ngồi đây để chờ những hi vọng cuối cùng, nhưng không ai ban phát cho ông. Song giữa dòng người qua lại đó, vẫn còn một con người thương cảm cho ông và đã viết nên hai câu đặc sắc:

Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

- Chiếc lá vàng rơi chấm dứt sự sinh sôi. Ông đồ ngồi trầm ngâm không buồn nhặt – Cộng hưởng với nỗi buồn của ông còn có cơn “mưa bụi” của đất trời. Một hình ảnh tượng trưng chất chứa nhiều tâm trạng, mưa bay ngoài trời hay mưa trong lòng người? Câu thơ tả cảnh mà ngụ tình gợi trong lòng người đọc một nỗi buồn nao khó tả.

4. Ông đồ không còn nữa

- Mùa xuân đến, hoa đào lại nở. Nhưng xuân năm nay không còn như xuân năm xưa bởi:

Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa.

- Xuân đã đến nhưng ông đồ đã vắng bóng, ông đã vĩnh viễn đi vào quá khứ. “Một con én không tạo được mùa xuân” thì một “ông đồ” cũng không làm xoay được cảnh đời. Ông đã không đủ kiên nhẫn để bám lấy cuộc sống đầy phủ phàng ấy nữa… Ông ra đi để lại sau lưng quá khứ huy hoàng của một thời vang bóng.

- Hai câu cuối là lời tự vấn của nhà thơ, là nỗi bâng khuâng thương tiếc ngậm ngùi:

Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?

Lời thơ như một nén nhang tưởng niệm những người xưa — Những người của muôn năm cũ đã tạo dựng nền văn hóa dân tộc. Đó là tinh hoa của dân tộc, là giá trị của đời sông tinh thần – giờ họ ở đâu?

- Ông đồ là hình tượng, là di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn tạ. Ông như ngọn đèn lóe sáng làm đẹp cho đời rồi vụt tắt trước những thay đổi của cuộc sông. Bài thơ với thể ngũ ngôn quen thuộc, lời thơ nhẹ nhàng tha thiết, chỉ vỏn vẹn có năm khổ thơ nhưng đà gói trọn một số phận, một lớp người, một thế hộ đã qua.

III. Kết bài

Ông đồ là một tác phẩm thành công xuất sắc của Vũ Đình Liên. Qua bài thơ lác íĩiả đã làm sông dậy trong lòng người một niềm thương cảm luyến tiếc không nguôi.

Đọc bài thơ ta cảm nhận được ở Vũ Đình Liên một con người đa sầu đa cảm dễ xúc động lòng nhân ái, sự cảm thông sâu sắc và luôn ân nghĩa thủy chung.

Thảo Phương
1 tháng 1 2017 lúc 8:31

I. Mở bài

- Giới thiệu hoàn cảnh xã hội Việt Nam cái thời tàn của nho học.
- Giới thiệu nhà thơ Vũ Đình Liên – nhà thơ của lòng nhân đạo ân tình, thủy chung.
- Giới thiệu bài Ông đồ một tác phẩm xuất sắc nhất của Vũ Đình Liên.
- Bài thơ đã để lại trong lòng người bao cảm xúc!

II. Thân bài

1. Nền suy đồi của Hán học giai đoạn 1930 – 1945

- Khi nền văn minh phương Tây bắt đầu xâm nhập nước ta. Thi cử theo lối khoa bảng đã bãi bỏ – các thầy đồ không còn giá trị, mất vị trí đứng trong xã hội.

- Ông đồ từ nghề cho chữ thành kẻ bán chữ.

- Trước “cái di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn” đã làm Vũ Đình Liên xúc động. Ông đã ngậm ngùi viết lên những trang thư để người đời suy ngẫm, khơi gợi bao tình cảm đã bị bỏ quên, giúp mọi người nhìn lại di sản của dân tộc đã một thời là nền văn hóa vinh quang của đất nước giờ bị bỏ quên một cách tàn nhẫn.

- Bài thơ vỏn vẻn 20 câu, tác giả dựng nên một hoàn cảnh trải đài theo thời gian với 3 cảnh ngộ của một con người: Ông đồ náo nức giữa khách xuân, ông đồ tư lự trong nỗi cô đơn vắng khách, ông đồ đã vắng bóng. Qua đó bộc lộ được tình cảm của tác giả – một người khách không vô tình.

2. Ông đồ – thời còn khách

- Thời điểm xuất hiện. Hoa đào nở – lúc xuân về – Ông đồ với mực tàu giấy đỏ bên đường phô" để viết câu đối thuê:

Mỗi năm hoa đào nở
Bên phố đông người qua.

- Đây là thời kì ông đồ còn được nguồn an ủi khi vị trí xã hội của nho học không còn. Mỗi năm ông xuất hiện một lần trong dịp Tết.

- Lời thơ tuy buồn nhưng vẫn còn chút niềm vui khi mọi người còn thây thích đôi câu đôi đỏ treo trong nhà. Đó là niềm vui nho nhỏ, là những phút huy hoàng còn sót lại:

Bao nhiêu người thuê viết
Như phượng múa rồng bay.

- Lúc này ông đồ như người nghệ sĩ đang trổ tài trước lòng mến mộ của mọi người. Đây là những giây phút lóe sáng của ngọn đòn sắp tắt, là những gì còn “sót lại của một thời tàn”.

3. Ong đồ trong nỗi cô đơn vắng khách

- Theo bước tiến của xã hội, con người đã có những thay đổi mới niềm vui còn sót lại của ông đồ thưa dần, xa dần…

Nhưng mỗi năm nỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?

- Cảnh mọi người quây quần bên ông đồ để thuê viết đã không còn nữa – Ông đồ như một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái lỡ thời.

- Tâm trạng buồn bã cô đơn thấm dần từ lòng người sang cảnh vật. Không ai thuê viết “giấy đỏ buồn không thắm” và “mực đọng trong nghiên sầu” càng làm tăng nỗi buồn tủi cô đơn của ông đồ và thể hiện được sự cảm thông của tác giả.

- Ông đồ giờ “vẫn ngồi đây”, nhưng “qua đường không ai hay” một sự vô tình đến phũ phàng! Ông ngồi đây để chờ những hi vọng cuối cùng, nhưng không ai ban phát cho ông. Song giữa dòng người qua lại đó, vẫn còn một con người thương cảm cho ông và đã viết nên hai câu đặc sắc:

Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

- Chiếc lá vàng rơi chấm dứt sự sinh sôi. Ông đồ ngồi trầm ngâm không buồn nhặt – Cộng hưởng với nỗi buồn của ông còn có cơn “mưa bụi” của đất trời. Một hình ảnh tượng trưng chất chứa nhiều tâm trạng, mưa bay ngoài trời hay mưa trong lòng người? Câu thơ tả cảnh mà ngụ tình gợi trong lòng người đọc một nỗi buồn nao khó tả.

4. Ông đồ không còn nữa

- Mùa xuân đến, hoa đào lại nở. Nhưng xuân năm nay không còn như xuân năm xưa bởi:

Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa.

- Xuân đã đến nhưng ông đồ đã vắng bóng, ông đã vĩnh viễn đi vào quá khứ. “Một con én không tạo được mùa xuân” thì một “ông đồ” cũng không làm xoay được cảnh đời. Ông đã không đủ kiên nhẫn để bám lấy cuộc sống đầy phủ phàng ấy nữa… Ông ra đi để lại sau lưng quá khứ huy hoàng của một thời vang bóng.

- Hai câu cuối là lời tự vấn của nhà thơ, là nỗi bâng khuâng thương tiếc ngậm ngùi:

Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?

Lời thơ như một nén nhang tưởng niệm những người xưa — Những người của muôn năm cũ đã tạo dựng nền văn hóa dân tộc. Đó là tinh hoa của dân tộc, là giá trị của đời sông tinh thần – giờ họ ở đâu?

- Ông đồ là hình tượng, là di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn tạ. Ông như ngọn đèn lóe sáng làm đẹp cho đời rồi vụt tắt trước những thay đổi của cuộc sông. Bài thơ với thể ngũ ngôn quen thuộc, lời thơ nhẹ nhàng tha thiết, chỉ vỏn vẹn có năm khổ thơ nhưng đà gói trọn một số phận, một lớp người, một thế hộ đã qua.

III. Kết bài

Ông đồ là một tác phẩm thành công xuất sắc của Vũ Đình Liên. Qua bài thơ lác íĩiả đã làm sông dậy trong lòng người một niềm thương cảm luyến tiếc không nguôi.

Đọc bài thơ ta cảm nhận được ở Vũ Đình Liên một con người đa sầu đa cảm dễ xúc động lòng nhân ái, sự cảm thông sâu sắc và luôn ân nghĩa thủy chung.

tre trau mot thoi
2 tháng 1 2017 lúc 10:08

undefined

Quang Chính
Xem chi tiết
Cold Wind
21 tháng 1 2017 lúc 22:11

"Cuộc sống là những nốt nhạc thăng trầm rộng thênh thang, lúc dâng tràn, khi tan biến rồi lại chìm sâu vào không gian." Dòng đời chẳng trôi lặng lẽ những sẽ chẳng bao giờ êm đềm. Đường đời vốn nhiều chông gai chứ không hề bằng phẳng, dẫu co khó khăn đến mấy, vẫn phải cố gắng vượt qua. Dù đôi bàn chân có rỉ máu, dù có nhiều lần vấp ngã. Những lúc gặp khó khăn, chướng ngại, đôi khi tất cả những gì cần thay đổi chỉ là góc nhìn. Hãy nhìn vườn bách thú 1 cách tích cực và để nỗi nhớ đại ngàn hoang vu lùi vào dĩ vãng, trở thành 1 kỉ niệm đẹp mỗi khi nhớ về. Tuy thể xác không thể thoát ra khỏi cũi sắt nhưng hãy cứ để cho linh hồn bay xa, tận hưởng được sự tự do mà ngày qua ngày ngươi (từ này có đc ko nhỉ??) khao khát. Hãy giải phóng sự bế tắc, uất hận ra khỏi linh hồn, quá khứ sẽ không còn là nỗi nhớ da diết xé lòng.

(Như này chắc là được ^^!)

marian
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
21 tháng 1 2017 lúc 0:23

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

Đỗ Thị Thu Hương
21 tháng 1 2017 lúc 13:21

Tết đến, xuân về, khắp mọi nẻo đường mọi người tấp nập đi mua sắm nào đào, quất, bánh kẹo và không quên chuẩn bị nguyên liệu để làm món bánh chưng – món bánh truyền thông của dân tộc.

Đã từ lâu, bánh chưng là thứ không thể thiếu vào ngày Tết của mỗi gia đình. Từ xa xưa, trong câu chuyện về các vua Hùng, bánh chưng được coi là thứ tượng trưng cho đất, thể hiện sự biết ơn của con người gửi tới tổ tiên, các vị thần với ước mong mùa màng bội thu. Nguyên liệu để làm bánh chưng cũng khá đơn giản: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá dong và lạt để buộc. Tuy nhiên, để gói được một chiếc bánh chưng ngon, đẹp mắt thì không đơn giản chút nào. Gạo để làm bánh chưng phải là gạo nếp ngon, hạt to và dẻo, thông thường người ta thường làm bằng gạo nếp Điện Biên, đó là loại gạo ngon đặc trưng. Gạo được đãi qua nước, sau đó để ráo và chúng ta trộn thêm vài hạt muối để khi bánh chín có vị đậm đà. Chúng ta chọn đỗ xanh là nguyên liệu để làm nhân bánh cùng với thịt lợn. Đỗ xanh cũng phải được làm rất cẩn thận để không lẫn các viên sạn, còn thịt lợn thì chúng ta chọn thịt ba chỉ có cả mỡ và nạc sẽ mang lại vị béo cho nhân bánh. Riêng thịt để làm nhân bánh chúng ta thường thái miếng dài và ướp thêm gia vị: nước mắm, hạt tiêu để thêm vị đậm đà và thơm ngon. Điều đặc biệt của bánh chưng là được gói bằng lá dong, trước khi gói lá phải được rửa sạch và để ráo nước. Sau đó chúng ta cắt bỏ cuống lá và sống lưng để lá bớt cứng và dễ gói. Lạt buộc bánh chưng thường dùng từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm muối hay hấp cho mềm trước khi gói.

Khi làm bánh, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Ta đặt lạt xuống trước, sau đó xếp lá dong lên, tùy người gói mà chúng ta dùng 2,3 lá hoặc nhiều hơn, có người dùng khuôn để bánh vuông hơn và các nguyên liệu hòa quyện với nhau hơn, nhưng có người thì chỉ cần dùng tay để gói bánh cũng vẫn đẹp mắt và ngon. Khi trải lá dong ra, chúng ta lần lượt cho các nguyên liệu vào, dưới cùng là lớp gạo sau đó là lớp đỗ xanh, thịt lợn và trên cùng lại là một lớp gạo. Lượng nguyên liệu gói bánh cũng phụ thuộc vào từng người gói. Tuy nhiên, lượng gạo phải đủ để phủ kín nhân bên trong. Sau khi cho đầy đủ các nguyên liệu, chúng ta dùng lạt buộc lại chắc chắn. Như vậy là chúng ta đã tự tay gói được một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh. Công đoạn cuối cùng là luộc bánh. Thời gian luộc bánh phụ thuộc vào số lượng bánh nhiều hay ít nhưng thông thường từ 8 – 12 tiếng. Lửa nấu bánh không nên cháy to quá, vì như vậy bánh sẽ chín không đều, ta nên đun với lượng nhiệt vừa phải.

Bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền, chúng ta dùng bánh chưng để thắp hương cho tổ tiên như một truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Khoảnh khắc cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng thật đầm ấm và quây quần. Dù cuộc sống có hiện đại, con người thích thưởng thức những món ăn lạ nhưng sẽ không ai quên được những món ăn truyền thông, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp đặc biệt là những dịp lễ, Tết.

Nguyễn Trần Thành Đạt
21 tháng 1 2017 lúc 18:33

Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng một lần được nghe kể về sự tích “Bánh chưng, bánh dày”, hai loại bánh mà Lang Liêu đã sáng tạo ra để dâng lên vua cha, và nhờ hai loại bánh này mà Lang Liêu đã được vua cha tin tưởng và nhường lại ngôi báu cho chàng. Cũng từ đó mà hai loại bánh này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, người dân thường làm bánh vào các dịp lễ hội, trong những ngày tết thì càng không thể vắng mặt. Ngày nay, ngay cả khi xã hội đã vô cùng phát triển, đời sống tinh thần cũng như vật chất của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, song vào những ngày tết, chiếc bánh chưng vẫn là một loại bánh không thể thiếu trên bàn thờ Tổ tiên, trong bữa ăn ngày Tết.

Đã từ rất xa xưa, người ta cho rằng trong bữa cơm ngày Tết thì không thể thiếu “bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Phong tục này không biết có từ bao giờ nhưng xưa kia ông cha ta quan niệm, nếu thiếu một trong số những món ăn, vật dụng trên thì không khí tết sẽ không thể trọn vẹn. Phong tục này đến nay vẫn còn được người dân kế thừa và sử dụng trong những dịp Tết. Tuy nhiên, ngày nay tùy theo sở thích, khẩu vị của từng người, từng gia đình mà bữa cơm có thể có hoặc không có câu đối, dưa hành, thịt mỡ nhưng bánh chưng là món ăn cố hữu trong ngày Tết ở Việt Nam mà không một gia đình nào là không có.

Bánh chưng là loại bánh được ngon dẻo, thơm bùi được làm từ gạo nếp- một sản phẩm nông sản độc đáo của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Để làm ra một chiếc bánh chưng, cần những nguyên liệu chính như: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ và các nguyên liệu khác như: hạt tiêu, lá dong, nạt tre hoặc nạt giang. Trong đó, gạo nếp được ngâm cho nở, cho dẻo; đỗ xanh được đãi cho xạch lớp vỏ xanh bên ngoài; thịt sẽ được trộn gia vị như: mắm, tiêu… sao cho phù hợp với khẩu vị của mỗi gia đình.

Sau khi chuẩn bị trong nguyên liệu thì những chiếc bánh chưng sẽ được gói bằng những chiếc lá dong xanh mướt và được buộc lại bằng những thanh nạt dẻo dai. Trong chiếc bánh chưng, thứ tự của nguyên liệu cũng cần đảm bảo một thứ tự nhất đinh, trong đó lớp bánh đầu tiên sẽ là gạo nếp, bên trên gạo nếp là đỗ xanh và thịt lợn, sau đó chiếc bánh lại được phủ lên một lớp gạo nếp nữa. Những chiếc bánh chưng sẽ được những bàn tay khéo léo gói lại vuông vức, đều nhau.

Một trong những việc làm mang đậm phong cách ngày Tết, đó chính là công việc luộc bánh chưng. Thông thường, để những chiếc bánh đủ độ dẻo, tơi, bùi thì cần phải được luộc trong khoảng thời gian từ năm đến tám tiếng đồng hồ. Trong khoảng thời gian ấy, những người trong gia đình sẽ cùng nhau ngồi bên bếp lửa hồng, vừa trông nồi bánh chưng, cắn hạt dưa đỏ và cùng chia sẻ với nhau câu chuyện năm cũ. Không khí xum vầy, đoàn tụ của những người trong gia đình gợi cho không khí ngày Tết trong mỗi gia đình thêm đầm ấp, vui tươi.

Sau khi chiếc bánh chưng đã chín, nó sẽ được vớt ra để nguội, sau đó mang lên bàn thờ ngày tết. Có những gia đình cẩn thận hơn thì sẽ dùng những chiếc lá dong tươi gói lại bên ngoài chiếc bánh để có được màu xanh hút mắt của lá dong. Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc, vì theo sự tích Lang Liêu khi xưa thì bánh chưng có hình vuông là biểu tượng cho mặt đất. Vì vậy, đặt những chiếc bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên như cách để ghi nhớ, tôn kính, biết ơn của mình đối với những người thân đã khuất của mình.

Ngoài ra, những chiếc bánh chưng còn được dùng làm quà để đi biếu, làm quà mỗi dịp Tết. Đây cũng là một phong tục của người Việt Nam. Tết đến, mọi người sẽ đi tết những người thân trong gia đình, những người bạn bè những món quà chúc Tết, và trong món quà ấy, nếu có những chiếc bánh chưng thì người nhận sẽ cảm thấy rất vui. Bởi không phải giá trị vật chất mà người nhận ở đây đã cảm nhận được một món quà tinh thần đầy ý nghĩa, nó gần gũi và rất mực thân quen như chính mối quan hệ gắn bó giữa người tặng và người nhận vậy. Trong bữa cơm ngày Tết, những miếng bánh chưng thơm dịu hương vị của lúa nếp, vị ngọt thanh của đỗ xanh, vị đậm đà của những miếng thịt mỡ khiến cho bữa cơm ngày tết thêm ấp áp, chan hòa không khí xum vầy, đoàn viên.

Như vậy, chiếc bánh chưng không chỉ là một loại bánh truyền thống của dân tộc, không chỉ được kích thích vị giác bởi sự thơm ngon, đậm đà mà từ rất lâu rồi, chiếc bánh chưng cùng với cành đào hồng đã trở thành những biểu tượng, những vật không thể không có trong mỗi gia đình khi Tết đến, xuân sang. Nhắc đến Tết ắt hẳn hình ảnh chiếc bánh chưng xanh vuông vức sẽ ngay lập tức xuất hiện trong sự liên tưởng của mỗi người.

Ha ha
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
31 tháng 1 2017 lúc 19:06

vậy ak bn?

Kaito Kid
3 tháng 2 2017 lúc 11:32

bạn ơi, bn mà còn đăng spam nữa là bị cô Phạm Thủy khóa nick ák (cô dặn một lần rồi)

đây là diễn đàn học chứ ko phải để chơi,

MONG BN RÚT KINH NGHIỆM bucquabucquabucquabucqua

Kaito Kid
3 tháng 2 2017 lúc 11:34

mà bạn căn cứ vào đâu mà nói cậu ấy là con gái ???????????

Kaito Kid
Xem chi tiết
_silverlining
3 tháng 2 2017 lúc 18:22

Khi còn nhỏ, mơ ước của anh ta là trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cũng có khi lại muốn trở thành một giáo viên dạy thật giỏi. Tuy nhiên mơ ước đó không thành vì tại các cuộc thi anh ta đều trượt (thi tiếng hát truyền hình và đại học sư phạm). Không nản chí với mơ ước của mình, anh ta vào lính và rất hăng hái trong các phong trào đoàn thể. Anh cũng không quên thường xuyên ôn bài để tiếp tục thi đại học. Giờ đây đã đứng trên bục giảng một trường Đại học danh giá, anh không thể nào quên "thuở hàn vi" gian nan và cực khổ. Anh thấm thía lời dạy của Bác Hồ: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền... để truyền cho thế hệ mai sau.