Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Văn bản tập trung làm sáng tỏ Giáo sư Tạ Quang Bửu là người thầy rất thông thái, uyên bác.

- Ý tưởng nêu trên của bài viết được trình bày theo trình tự: tổng, phân, hợp (nêu nhận xét khái quát, sau đó phân tích và chứng minh cụ thể, cuối bài nêu suy nghĩ khái quát của cá nhân người viết).

- Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật (các nhà khoa học) trong văn bản có tác dụng tăng tính thuyết phục và làm rõ sự thông thái của Giáo sư Tạ Quang Bửu.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
27 tháng 8 2023 lúc 21:03

- Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề ông Tạ Quang Bửu là một người thông thái.

- Tác giả triển khai bài viết bằng cách liệt kê các câu chuyện liên quan đến Tạ Quang Bửu, những hồi ức, câu chuyện, nhận xét của người khác về ông để từ đó chứng minh vấn đề.

- Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trên đây có tác dụng tăng tính khách quan cho bài viết đồng thời chứng minh vấn đề mà tác phẩm đang đề cập đến.

Trần Ngọc Huân
Xem chi tiết
Unirverse Sky
13 tháng 11 2021 lúc 19:02

Nhắc đến Nguyên Hồng, chúng ta không thể bỏ qua tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”, một tác phẩm trở thành để đời của ông. Trong tác phẩm ấy, hình ảnh bé Hồng hiện ra như chính ngày thơ ấu của tác giả, với những nỗi đau, niềm hạnh phúc mà nhà văn đã từng trải qua. Chính vì vậy, nhân vật ấy hiện lên một cách chân thật, sinh động, vừa đáng thương mà cũng vừa đáng quý.

“Những ngày thơ ấu” được đăng báo lần đầu năm 1938, như một khúc tự truyện của chính nhà văn. Trong tập hồi kí ấy, chương IV mang tên “Trong lòng mẹ” có lẽ là khúc kết ngọt ngào nhất, trong trẻo nhất mà tác giả tưới vào lòng người. Nguyên Hồng xây dựng được hệ thống các nhân vật như người thầy, người cô, người mẹ, và tâm điểm là bé Hồng. Chú bé ấy, đáng thương vì sống trong hoàn cảnh nhiều đắng cay tủi nhục, mà đáng quý vì tấm lòng trẻ thơ vẫn trong sạch, vẫn ấm áp tình yêu thương.

Trước hết, phải nhận ra rằng Hồng là một chú bé phải sống trong hoàn cảnh đầy đau thương. Hồng thiếu thốn tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ, đó đã là một nỗi đau lớn. Cha mất, mẹ đi biệt xứ, một mình Hồng sống với gia đình bên nội, những tưởng sẽ được bù đắp tình thương. Nhưng không, bà cô ấy cay nghiệt quá. Bà ta luôn gieo vào tâm hồn kia những lời miệt thị của mẹ em. Bà để em phải ghét mẹ, phải coi thường và tránh xa mẹ. Chính vì vậy mà trong câu nói của bà cô ấy luôn có hàm ý mỉa mai coi thường. Hai chữ “em bé” mà bà ta ngân dài ra, thật ngọt, thật cay độc, như để hạ gục mẹ của Hồng xuống đáy cùng. Hồng liên tục phải nghe những lời ấy, có lẽ nào trái tim của em không tổn thương? Một trái tim luôn yêu thương mẹ sâu sắc, nay lại chịu những vết cứa như thế, khó có thể không nhói lên. Bởi vậy mà có nhiều chi tiết, ta bắt gặp Hồng khóc. Có khi chỉ là cay cay nơi khoé mắt, rồi lại có khi nước mắt đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Khi tâm hồn non nớt bị tổn thương, nó không thôi rỉ máu như vậy.

Nhưng trên tất cả, ta vẫn phải nhận ra rằng, tâm hồn em vẫn tràn ngập tình yêu thương, nó làm lành lại những vết thương của em, chính là tình yêu thương mẹ. Vì tình yêu thương ấy quá sâu sắc, mà một bà cô cay nghiệt kia phải năm lần bảy lượt dùng nhiều chiêu trò phá hoại nó. Khi nghe bà cô hỏi có muốn vào thăm mẹ ở Thanh Hoá không, những bâng khuâng dậy lên trong lòng Hồng. Em muốn vào thăm mẹ lắm chứ, em muốn được sà vào lòng mẹ để được ôm ấp vuốt ve. Dường như nỗi nhớ mẹ luôn thường trực ở đó, có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Nhưng cũng chính tình yêu mẹ ngăn em lại. Em hiểu rằng, bà cô ấy chỉ đang muốn cay nghiệt, làm hại đến danh dự mẹ em. Em nhất quyết không nói, mặc cho khoé mắt đã cay nồng, mặc cho nước mắt chan chứa. Tượng đài về mẹ trong lòng em chưa bao giờ là sụp đổ. Có những chi tiết ấn tượng về cảm xúc của Hồng. Em thương mẹ đến căm ghét những hủ tục, định kiến mà mọi người đặt điều, “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.”. Những suy nghĩ như thế, nếu không có tình yêu thương, sao có thể bật ra được? Ngay cả khi nghe chuyện mẹ có em bé, em cũng không giận mẹ, mà thương mẹ vì phải đẻ chui lủi ở nơi xứ người, không được hưởng hạnh phúc. Như vậy, qua cuộc nói chuyện với người cô, ta thấy được tình yêu thương mẹ hiện lên thật kiên quyết, qua chính những lời nói và suy nghĩ của Hồng.

Và khi ở trong lòng mẹ, tình thương ấy lại được dịp bùng phát, chảy ra như dòng suối mát. Đi trên đường gặp mẹ, em cứ nghĩ đó là ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Dường như mẹ là động lực để em vượt qua những tháng ngày đầy tủi nhục này. Hình ảnh so sánh cho thấy tầm quan trọng của mẹ trong cuộc sống của em. Khi đã được sà vào lòng mẹ, những cảm xúc nguyên thuỷ nhất, trong trẻo nhất ùa về. Em oà lên khóc nức nở, khóc cho những nhớ nhung, tủi nhục mà bấy lâu nay em hứng chịu khi xa mạ. Và có lẽ, em khóc vì niềm hạnh phúc. Em hít hà trên cơ thể mẹ, em nhớ lại những ngày thơ bé được áp mặt vào bầu sữa nóng, được mẹ gãi rôm,... đó có lẽ là những giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời của em. Lúc này, ta thấy bình yên đến lạ lùng, vì con chim tìm thấy tổ, Hồng đã tìm được chốn yêu thương cho chính mình. Qua đoạn trích này, ta mới thấy được tình yêu thương mà Hồng dành cho mẹ ấm áp, cháy bỏng và dạt dào đến nhường nào!

Cảnh ngộ của bé Hồng chợt làm tôi phải sững lại. Hình như trong cuộc sống, vẫn còn vô số những bé Hồng như thế. Hồng hạnh phúc hơn họ, vì ít nhất đã có thể gặp lại người mẹ của mình. Còn trong cuộc sống hiện nay, có những em bé đã thực sự mồ côi cha mẹ, bị cha mẹ bỏ rơi ngay từ khi mới chào đời. Chưa một lần gặp meh, được uống dòng sữa mát lành, được ôm ấp vỗ về, họ thật đáng thương biết nhường nào. Họ đã không được quyền hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhất, vì tạo hoá đã cướp đi một phần của họ. Nhưng có điều, tôi tin rằng, những em bé ấy đang nhận được sự giúp đỡ lớn từ xã hội, từ những nhà hảo tâm, để các em có cơ hội được hoàn thiện bản thân. Các em vẫn sẽ là những mầm non của đất nước, đang được tưới táp để khôn lớn và trưởng thành!

Dù hôm nay hay mai sau, bé Hồng vẫn để lại trong trái tim mỗi người một dấu ấn đặc biệt, để nhắc nhở mỗi chúng ta về tình yêu thương mà có thể ta đang dần quên lãng.

Khách vãng lai đã xóa
Dayy Yến Nhi
Xem chi tiết
Dayy Yến Nhi
Xem chi tiết
trần quang quân
29 tháng 10 2023 lúc 19:19

loading...

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 5 2017 lúc 15:33

b, Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc: gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực, cụ thể trong đó cầu Long Biên là nhân chứng sống.

Trương Kim Lam Ngọc
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
datcoder
29 tháng 11 2023 lúc 19:45

- Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ là sự việc cậu bé Hồng được gặp lại mẹ sau chuỗi ngày xa cách trong niềm hạnh phúc, hân hoan.

- Sự việc ấy được tập trung kể lại trong phần (3) của văn bản.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 10:38

a.

- Lối nói quá được sử dụng trong văn bản:

+) “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô”.

+) “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”.

+) “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.

=> Lối nói quá được sử dụng trong văn bản

- Cách ví von được sử dụng trong văn bản:

+) “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô”. à tài múa khiên thấp kém của Mtao Mxây.

+) Múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc à nhấn mạnh, làm nổi bật tài năng phi thường, sức mạnh như vũ bão của tù trưởng Đăm Săn.

- Ngôn ngữ sử thi trong văn bản trên khá giản dị, hàm súc, bộc lộ rõ tính hào hùng; đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ (“Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”); sử dụng những từ ngữ địa phương mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên (ché rượu, khiên, diêng, cồng hlong, ...).

b.

- Cụm từ “bà con xem...” được lặp lại khá nhiều lần trong văn bản. Đó thường là lời của các già làng, trưởng bản nói và hướng đến bà con quanh bản.

- Theo em, việc sử dụng những cụm từ như vậy trong văn bản sử thi nhằm:

+) Giúp câu chuyện tăng tính khách quan, chân thực.

+) Giúp làm nổi bật đặc trưng của sử thi.

+) Giúp người nghe chú ý vào vấn đề mình đang nói.

+) Tìm sự đồng điệu giữa người kể và người nghe về câu chuyện sử thi ấy.