Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Thị Hạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Giang
17 tháng 5 2016 lúc 16:22

* Văn hóa :

- Tư tưởng nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến, là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến

- Văn học, sử học rất phát triển có nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu

- Nghệ thuật hội họa, kiến trúc, điêu khắc ..phát  triển  với trình độ cao

* Khoa học kỹ thuật :

- Đạt nhiều thành tựu lĩnh vực hàng hải

- Có nhiều phát minh quan trọng trong nghề in, làm giấy, dệt, luyện sắt, làm la bàn, chế tạo thuốc súng

Nguyễn Văn Bé
17 tháng 5 2016 lúc 16:22

Trong lĩnh vực tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trờ thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Các quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức phong kiến. Nho giáo, mặc dù sau này có ít nhiều thay đổi qua các thời đại, nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến. Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất ; mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tôn quân (trung thành với nhà vua); đối với gia đình, con phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nhưng về sau, cùng với sự suy đổi của giai cấp địa chủ phong kiến, Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.

Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, mọi người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biết soạn lịch sử của nhà nước, gọi là Sử quán, được thành lập.

==> Dưới thời phong kiến, nhân dân Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ, độc đáo.

Chu Hải Anh
5 tháng 10 2017 lúc 18:37

Dưới thời phong kiến, nhân dân Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ, độc đáo.

Trong lĩnh vực tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trờ thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Các quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức phong kiến. Nho giáo, mặc dù sau này có ít nhiều thay đổi qua các thời đại, nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến. Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất ; mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tôn quân (trung thành với nhà vua); đối với gia đình, con phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nhưng về sau, cùng với sự suy đổi của giai cấp địa chủ phong kiến, Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.

Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, mọi người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biết soạn lịch sử của nhà nước, gọi là Sử quán, được thành lập.

Văn học là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn học; Trung Quốc dưới thời phong kiến. Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi nhiều nhà thơ Còi sáng mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...

Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới phát triển ờ thời Minh, Thanh Ở Trung Quốc, tại các thành phố lớn thường có những người chuyên làm nghề kể chuyện về sự tích lịch sử. Dựa vào đó, các nhà văn đã viết thành tiểu thuyết. Nhiều tác phẩm lớn, nổi tiếng đã ra đời trong giai đoạn này như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng cùa Tào Tuyết Cần...

La Quán Trung viết Tam quốc diễn nghĩa dựa vào câu chuyện được lưu truyền trong dân gian về ba người Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa ở vườn đào. Nội dung cơ bản của tác phẩm miêu tả cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị phức tạp giữa ba nước Nguỵ, Thục, Ngô.

Tác phẩm Thuỷ hử của Thi Nại Am tường thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa nông dân do Tống Giang làm thủ lĩnh tại vùng Lương Sơn Bạc. Tác phẩm đã ca ngợi tài mưu lược, lòng quả cảm của những anh hùng áo vải nên đã bị chính quyền đương thời cấm lưu truyền. Nhưng hình ảnh của các anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc vẫn ăn sâu vào lòng dân và đã tạo thêm nguồn sức mạnh tinh thần cổ vũ cuộc đấu tranh chống phong kiến của nông dân Trung Quốc.

Ngô Thừa Ân kể chuyện Sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Ấn Độ lấy kinh Phật trong các tập Tây du kí nổi tiếng. Tính cách của các nhân vật được biểu hiện trên suốt dọc đường đầy nguy nan trắc trở. Cuối cùng thầy trò Huyền Trang đã đạt được mục đích.

Hồng lâu mộng của Tào Tuyết cần viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc phong kiến và tình yêu của một đôi trai gái - Gia Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Qua đó, tác giả đã vẽ lẽn bộ mặt của xã hội phong kiến trong giai đoạn suy tàn.

Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học. Y dược... của Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Quyển Cửu chương toán thuật thời Hán nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau... Tổ Xung Chi (thời Nam - Bắc triều) đã tim ra số Pi đến 7 số lẻ.

Thời Tần, Hán, Trung Quốc phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi...

Từ rất sớm, Trung Quốc đã có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán), người đấu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.

Về mặt kĩ thuật, Trung Quốc có 4 phát minh quan trọng : giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.

Trung Quốc có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc : Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động... còn được lưu giữ đến ngày nay.




Trung Hậu Lê
Xem chi tiết
Lương Đại
22 tháng 9 2021 lúc 8:11

Những thành tựu khoa học kĩ thuật của trung quốc như la bàn, thuốc súng, giấy đã giúp phát triển cuộc sống con người lên một tầm cao mới. La bàn giúp thuận tiện cho việc định hướng Đ-T-N-B , Giấy thì cho việc lưu trữ tài liệu ghi chép. Đặc biệt là thuốc súng, đánh dấu bước goặc trong kĩ thuật quân sự pháo trang bị trên tàu, phòng thủ bờ biển,.... Tất Cả những điều trên chứng tỏ khoa học kĩ thuật thời bấy giờ rất phát triển

🏳️‍🌈Wierdo🏳️‍🌈
22 tháng 9 2021 lúc 8:24

Trung Quốc thời phong kiến đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về văn hóa, khoa học - kĩ thuật và có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước láng giềng.

* Về tư tưởng:

- Nho giáo, Phật giáo, Pháp gia, v.v...

-Là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến, giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến.

 

* Văn học:

Có tứ đại danh tác: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung,  Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần

-Văn học, học sử rất phá triển, có nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

* Lịch sử:

- Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng có từ thời Hán.

- Các quan chép sử của Trung Quốc đã ghi chép, biên soạn được nhiều bộ sử đồ sộ khác như Hán thư, Đường thư, Minh sử,…

* Về khoa học - kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng

-Đạt nhiều lĩnh vực về hàng hải, có nhiều phát minh quan trọng trong chế tạo giấy, kĩ thuật in và hàng hải

* Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, cố cung Bắc Kinh, v.v....

-Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc,...phát triển với trình độ cao, tinh xảo

 


 

bui thi huong lan
Xem chi tiết
Hoàng Anh Thư
22 tháng 12 2016 lúc 11:05

những thành tựu đó là:

- Về văn hoá :

+ Tư tưởng : Nho giáo
+ Văn học , Sử kí : có nhiều bài thơ , nhà thơ văn nổi tiếng như Lý Bạch , Đỗ Phủ , La Quán Trung với Tam quốc diễn nghĩa v.v cung với các bộ sử kí nổi tiếng
+ Nghệ thuật : phong cách độc đáo , hội hoá , điêu khắc ... rất nổi tiếng
- Về khoa học-kĩ thuật : nhiều phát minh quan trọng nhưng giấy viết , nghề in , la bàn . Kĩ thuật : đóng thuyền , nghề luyện sắt , khai thác dầu

Trần Nguyễn Hoài Thư
22 tháng 12 2016 lúc 12:17

bạn tham khảo ở đây nha : Bài 4 : Trung Quốc thời phong kiến | Học trực tuyến

kéo xuống phía dưới có câu trả lời cho câu hỏi của bạn

Quảng Nguyễn Văn
Xem chi tiết
Kurosaki
2 tháng 5 2022 lúc 22:07

Di sản văn hóa: Cố đô Huế.
Nhân tố: tiếp xúc với kĩ thuật tiên tiến từ phương Tây

Người Dưng(︶^︶)
2 tháng 5 2022 lúc 22:08

tham khảo
Thành tựu kiến trúc nổi tiếng dưới triều Nguyễn được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới?

=> quần thể cung điện, lăng tẩm ở huế 
 Nhân tố nào khiến kỹ thuật TKXVIII đạt được nhiều thành tựu vượt bậc so với thời kỳ trước?
=> tiếp xúc với kỹ thuật tiên tiến của phương tây

 

Minh
2 tháng 5 2022 lúc 22:12

tham khảo
Thành tựu kiến trúc nổi tiếng dưới triều Nguyễn được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới?

=> quần thể cung điện, lăng tẩm ở huế 
 Nhân tố nào khiến kỹ thuật TKXVIII đạt được nhiều thành tựu vượt bậc so với thời kỳ trước?
=> tiếp xúc với kỹ thuật tiên tiến của phương tây

Thế anh lã
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
5 tháng 5 2022 lúc 14:01

bạn tham khảo nha

Di sản văn hóa: Cố đô Huế.
Nhân tố: tiếp xúc với kĩ thuật tiên tiến từ phương Tây

chúc bạn học tốt nha

Ngọc Đào
Xem chi tiết
Ngọc Đào
14 tháng 11 2021 lúc 8:10

Giúp mình với mình đang cần gấp

 

Nguyễn Hà Giang
14 tháng 11 2021 lúc 8:32

Tham khảo!

C1:

 Những cuộc phát kiến địa lí lớn:

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong.

- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

-C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.

- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.

- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.

+ Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân.

+ Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.

Ý nghĩa:

- Mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người.

- Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. 

- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

- Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

- Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí cũng làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Nguyễn Hà Giang
14 tháng 11 2021 lúc 8:34

Tham khảo!

C2"

 

 

Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào?

   

Câu 5: Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào?

Bài làm:

Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt:

Sự phát triển kinh tế dười thời Đường cao hơn các triều đại khác về mọi mặt.Xã hội ổn định và đạt đến sự phồn thịnh.Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á

 

.Về văn hóa:Tư tưởng : Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến, là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.Văn học , Sử kí : rất phát triển, có nhiều bài thơ, nhiều tác phẩm tiêu biểu , nhà thơ văn nổi tiếng như Lý Bạch , Đỗ Phủ , La Quán Trung với Tam quốc diễn nghĩa v.v cung với các bộ sử kí nổi tiếngNghệ thuật : phong cách độc đáo , hội hoá , điêu khắc ... với trình độ cao, rất nổi tiếngVề khoa học-kĩ thuật : nhiều phát minh quan trọng như giấy viết , nghề in , la bàn, chế tạo thuốc súng . Kĩ thuật : đóng thuyền , nghề luyện sắt , khai thác dầu.

 

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
20 tháng 9 2023 lúc 8:00

- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, văn hóa Trung Quốc tiếp tục phát triển và đạt đến đỉnh cao trên nhiều lĩnh vực như: Tôn giáo, văn học, sử học, kiến trúc, điêu khắc, hội họa.

- Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của văn minh nhân loại.

nhuyenht h6thyu
Xem chi tiết
nhuyenht h6thyu
27 tháng 10 2021 lúc 14:02

gup voi

 

Võ Bình Minh
Xem chi tiết
Trần Thị Nghĩa
18 tháng 3 2016 lúc 9:57

* Văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ, phong phú, đa dạng và thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

* Tư tưởng, tôn giáo

- Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị. Đặt thành những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ và là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục thi cử. Mặc dù vậy, từ thế kỉ X đến thế kỉ XV trong nhân dân ảnh hưởng của Nho giáo còn ít.

- Phật giáo trong các thế kỉ X-XV, đặt biệt thời Lý - Trần, phật giáo lại giữ vị trí quan trọng và rất phổ biến. Các nhà sư được tôn trọng tham gia bàn việc nước như Ngô Châu Lưu, Vạn Hạnh, Đỗ Thuận... Từ vua đến quan và dân đều sùng đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa đúc chuông tô tượng. Chùa mọc khắp nơi, sư sãi đông.

- Đạo giáo truyền bá trong nhân dân, hòa lẫn với tín ngưỡng dân gian. Một số đạo quán được xây dựng.

- Các tín ngướng: thờ cúng tổ tiên, những người có công với làng nước, các thần của tự  nhiên... ngày càng phổ biến.

* Giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học -  kĩ thuật.

- Giáo dục

+ Vai trò nâng cao dân trí và đào tạo nhân tài nhằm xây dựng nhà nước vững chắc.

+ Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện, phát triển trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu.

Giáo dục phát triển tạo nên nhiều trí thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh...

Như vậy, thế kỉ XI-XV, giáo dục trở thành nguồn đào tạo quan lại, người tài, trí thức cho đất nước.

- Văn học

+ Văn học chữ Hán phát triển: Công cuộc xây dựng đất nước và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trở thành chủ đề chính của các bài thơ, phú và hịch như Hịch tướng sĩ, Bạch đằng giang phú, Bình ngô đại cáo... Hàng loạt tập thơ chữ Hán ra đời thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Văn học dân tộc càng phát triển.

+ Truyện kí: Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái.

+ Thế kỉ XI-XII, chữ Nôm ra đời thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước tự hào dân tộc đánh dấu sự phát triển của văn học dân tộc. Xuất hiện một số nhà thơ Nôm.

+ Đặc điểm của văn học: thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước. Đánh dấu sự hình thành của văn học dân tộc.

- Nghệ thuật

+ Nghệ thuật kiến thúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ theo hướng phật giáo: phát triển các chủ tháp được xây dựng như chùa một cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích...

+ Kiến trúc Nho giáo: xây dựng cung điện, thành quách, kinh đô Thăng Long được xây dựng từ thời Lý. Thành nhà Hồ được xây dựng ở cuối thế kỉ XIV là những công trình nghệ thuật tiêu biểu và đặc sắc của Việt Nam.

+ Kiến trúc Chăm: Phía nam nhiều công trình đền tháp Chăm được xây dựng mang phong cách nghệ thuật độc đáo.

- Nghệ thuật điêu khắc: Những công trình trạm khắc ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo có những nét đặc sắc như: rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bệ chân cột hình hoa sen nở...

- Nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo ra đời và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.

- Âm nhạc phát triển với các nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh.

- Ca múa trong các ngày lễ hội dân gian khá phổ biến, các cuộc thi đấu, vật, bơi trải.

- Khoa học kỹ thuật

+ Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV, nhiều công trình khoa học ra đời như: 

Sử học: Đại việt sử kí của Lê Văn Hưu (thời Trần), Đại Việt sử lược, Trùng Hưng thực lục, Việt Nam thế chí.

Chính trị: Hoàng triều đại điển

Quân sự: Binh thư yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

+ Kỹ thuật: Hồ Nguyên Trừng đã cho chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến có lầu. Kinh đo Thăng Long được xây dựng.

Văn hóa Đại Việt (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV) đạt đến trình độ phát triển cao và toàn diện, phong phú và đa dạng, dù có chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc, được gọi là văn hóa Thăng Long - văn minh Đại Việt.

 

 

Nguyen  thuy kieu
Xem chi tiết
Anh Thư Đinh
12 tháng 11 2016 lúc 22:37

1, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc triều đại nhà Đường phát triển thịnh vượng nhất vì: Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu Á

2,

+)Xã hội phong kiến được hình thành từ rất sớm ở Ấn Độ (thế kỉ II) đến thời Gúp-ta được xác lập và phát triển thịnh vượng nhất dưới thời Ấn Độ Mô-gôn.

+) các thành tựu văn hóa của Ấn Độ:

- có chữ viết riêng phổ biến nhất là chữ Phạn

-đạo Bà La Môn, đạo Hin-đu là tôn giáo phổ biến

-nghệ thuật kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình thạp nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ,....

+) dùng chữ Phạn viết kinh Vê-đa

+) nổi tiếng là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na

+)đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa là ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ

Anh Thư Đinh
12 tháng 11 2016 lúc 22:37

câu 3 với câu 4 mai mình làm nha! giờ mình pp! đi nhủ ây

Anh Thư Đinh
13 tháng 11 2016 lúc 19:45

1, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc triều đại nhà Đường phát triển thịnh vượng nhất vì: Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh. Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu Á

2, +﴿Xã hội phong kiến được hình thành từ rất sớm ở Ấn Độ ﴾thế kỉ II﴿ đến thời Gúp‐ta được xác lập và phát triển thịnh vượng nhất dưới thời Ấn Độ Mô‐ gôn.

+﴿ các thành tựu văn hóa của Ấn Độ: ‐ có chữ viết riêng phổ biến nhất là chữ Phạn ‐đạo Bà La Môn, đạo Hin‐đu là tôn giáo phổ biến

+)nghệ thuật kiến trúc Hin‐đu với những đền thờ hình thạp nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ,....

3, các triều đại nhà Đường, nhà Hán, nhà Tần, nhà Tống-Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh,nhà Tùy, thời Ngũ Đại,thời Tây Tấn, thời Đông Tấn,... là "gồm" các triều đại đã từng xâm lược nước ta. (nói tóm lại là không có triều đại nào của Trung Quốc là không xâm lược Việt Nam)

-các thất bại của quân xâm lược: khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40( đánh giặc nhà Hán), chiến thắng Ngô Quyền năm 938( đánh giặc nhà Nam Hán), cuộc kháng chiến của Lê Hoàn thời Tiền Lê( đánh giặc nhà Tống), cuộc kháng chiến của nhà Lý( gồm hai giai đoạn: đánh giặc nhà Tống), 3 lần kháng chiến của nhà Trần( đánh quân xâm lược Mông-Nguyên), khởi nghĩa Lam Sơn( đánh giặc nhà Minh),.....(nhiều quá) các cuộc khởi nghĩa đều thắng lợi, quân xâm lược thua trận

4,mình cung cấp ảnh thôi nhéBài 4 : Trung Quốc thời phong kiếnBài 4 : Trung Quốc thời phong kiến