Bài 29. Ôn tập chương V và chương VI

Võ Thúy Hằng
Xem chi tiết
Magic Kid
4 tháng 4 2017 lúc 21:07

- Tích cực: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào và Chân Lạp phải thần phục, quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì.
- Hạn chế: Với chủ trương “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó nên đã không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ. Chính sách này nhằm cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời và làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
SBim Bet
9 tháng 5 2016 lúc 20:36

mk chỉ bít 1 ít thôi thông cảm nka!

-Ý nghĩa đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm: Là trận thủy chiến lớn nhất, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến xâm lược  Xiêm. Đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên trình độ mới.

-Ý nghĩa Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh: Tạo điều kiện cơ bản thống nhất đất nước. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

-Ý nghĩa Lịch sử: Lật đổ chính quyền Nguyến-Trịnh-Lê, xóa bỏ chia cách đất nước. Đánh tan xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập dân tộc lãnh thổ của Tổ Quốc.

Bình luận (0)
Phuong Truc
Xem chi tiết
Phuong Truc
13 tháng 11 2016 lúc 19:08

Mk học THCS Nguyễn Trung Trực

Bình luận (0)
nguyễn duy bảo
Xem chi tiết
Magic Kid
4 tháng 4 2017 lúc 21:06

Từ cuối triều Trần, khi nắm quyền điều hành triều chính, Hồ Quý Ly đã bước đầu đã có những tác động toàn diện tới kinh tế - xã hội Đại Việt.

Đầu tiên, Hồ Quý Ly ra một loạt biện pháp nhằm tăng tăng cường quyền sở hữu của nhà nước về ruộng đất, tăng ngân sách của triều đình[1].

Tháng 6 năm 1397 đời Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly nhân danh vua Trần xuống chiếu hạn chế danh điền (tức là ruộng tư có người đứng tên); theo đó các vị vương và trưởng công chúa thì số ruộng không hạn chế; đến thứ dân thì số ruộng là 10 mẫu, người nào có nhiều nếu có tội, thì cho tùy ý được lấy ruộng để chuộc tội, bị biếm chức hay mất chức cũng được làm như vậy. Số ruộng thừa phải hiến cho nhà nước[2].

Sang năm 1398, Hồ Quý Ly ra lệnh cho dân phải nêu rõ họ tên cắm ở trên ruộng; quan lộ, phủ châu, huyện cùng khám xét, đo đạc, lập thành sổ sách, 5 năm mới xong; ruộng nào không có giấy khai sinh báo hay cam kết thì lấy làm quan điền (ruộng công)[2].

Đến khi Hồ Hán Thương lên ngôi, năm 1402 đã ra lệnh định lại các lệ thuế và tô ruộng, theo đó

1 mẫu tăng thu từ 3 thăng thóc lên 5 thăng. Bãi dây mỗi mẫu tăng thu từ 9 quan hoặc 7 quan tiền tăng lên theo hạng: thu hạng thượng đẳng mỗi mẫu 5 quan tiền giấy hạng trung đẳng mỗi mẫu 4 quan tiền giấy hạng hạ đẳng 3 quan tiền giấy. Tiền nộp hằng năm của đinh nam từ 3 quan, nay chiếu theo số ruộng để thu: người nào chỉ có 5 sào ruộng thì thu 5 tiền giấy Người nào từ 6 sào đến 1 mẫu thì thu 1 quan; Từ 1 mẫu 1 sào đến 2 mẫu thu 2 quan Từ 2 mẫu 1 sào đến 2 mẫu 5 sào thu 2 quan 6 tiền Từ 2 mẫu 6 sào trở lên thu 3 quan.

Đinh nam không có ruộng và trẻ mồ côi, đàn bà góa, thì dẫu có ruộng cũng thôi không thu.

Sau khi chiếm được đất Thăng Hoa và Tư Nghĩa của Chiêm Thành (1402), để khuyến khích dân cư đến định cư ở vùng đất mới, Hồ Hán Thương mộ dân nộp trâu để cấp cho dân mới dời đến ở vùng này, người nộp được ban tước.

Thời gian tồn tại của nhà Hồ rất ngắn, không thấy sử sách chép lại về kết quả đạt được của hoạt động nông nghiệp trong thời kỳ này.

Bình luận (0)
Lê Thị Hải Yến
Xem chi tiết
Lê Thị Hải Yến
Xem chi tiết
Lương Đoàn
Xem chi tiết
Trần Quảng Hà
21 tháng 3 2017 lúc 21:16

Câu 1: Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn như thế nào?

- Tháng 9 năm 1773, nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn.

- Địa bàn hoạt động của nghĩa quân được mở rộng từ Quảng Nam- Bình Thuận.

- Chúa Trịnh cử Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy 3 vạn quân đánh chiếm Phú Xuân. Chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.

- Nguyễn Nhạc tạm hòa hoãn với quân Trịnh để đánh quân Nguyễn.

- Năm 1777, Tây Sơn bắt và giết được chúa Nguyễn. Nguyễn Ánh chạy thoát, chính quyền họ Nguyễn Đàng Trong bị sụp đổ.

Câu 2: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của trận chiến thắng Rạch Ngầm- Xoài Mút.

* Diễn biến:

- Năm 1784, hơn 5 vạn quân Xiêm kéo vào miền Tây Gia Định.

- 1/1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định đóng quân ở Mĩ Tho, chọn sông Tiền từ Rạch Ngầm- Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.

- Sáng 19/1/1785, ta nhử địch vào trận địa phục kích, thủy binh của ta từ Rạch Ngầm- Xoài Mút, cù lao Thới Sơn lao vào đội hình giặc.

* Kết quả: Quân Xiêm tan tác, chỉ còn vài nghìn tên sống sót chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, lưu vong sang Xiêm.

* Ý nghĩa: Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

(tick mik nếu thấy đúng nha ban...)

Bình luận (0)
Phạm Hồng Trà
Xem chi tiết

Phong trào nông dân Tây Sơn đã xóa bỏ nền thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng trong, chúa Trịnh ở Đàng ngoài chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến mở đường cho quá trình thống nhất đất nước sau nhiều thời kỳ bị chia cắt, điều này đưa pk nông dân Tây sơn từ một cuộc khởi nghĩa nông dân giống như bao cuộc khởi nghĩa nông đân khác trở thành một cuộc chiến tranh nông dân lan rộng trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ đàng trong và đàng ngoài. Nếu xét về quy mô, lực lượng tham gia trong lịch sử dân tộc chưa có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào có quy mô lớn và lượng người tham gia đông nhu Tây Sơn.

Bằng thiên tài quân sự của mình thì Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn đã đưa cuộc khởi nghĩa nông dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong khoảngmột thời gian rất ngắn. Những thắng lợi đó đã khẳng định sức mạnh của giai cấp nông dân và cuộc chiến tranh nông dân của nước ta ở thế kỷ XVIII.

Trong một khoảng thời gian ngắn, anh em Tây Sơn và cả dân tộc đã lập nên 2 chiến thắng hiển hách: chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút chôn vùi 5 vạn quân Xiêm, 2-3 vạn quân Nguyễn Ánh: chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa trong mùa xuân Kỷ Dậu đẫ chôn vùi 29 vạn quân Thanh cùng bè lũ Lê Chiêu Thống. Cả hai chiến thắng này có vị trí và ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với lịch sử dân tộ, .quét sạch ngoại xâm, nội phản, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của dân tộc, đưa nghệ thuật quân sự Việt Nam đạt tới đỉnh cao.

Là sự tiếp nối truyền thống chống ngoại xâm bất khuất của toàn thể quốc gia dân tộc với những chiến thắng đó đứng đầu Bắc Bình Vương đã đưa lịch sử dân tộc bước sang một giai đoạn mới sau chiến thắng oanh liệt trong mùa xuân Kỉ Dậu 1789 Hoàng đế Quang Trung bắt tay xây dựng đất nước. Ông có hoàng loạt chính sách tiến bộ táo bạo tác động trực tiếp tới đời sống vật chất, tinh thần của người dân như: quyết định tành lập Viện sùng chính giao cho La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp cùng các đồng sự biên soạn biên dịch sách chữ Nôm với khát vọng thay thế chữ Hán, chuẩn bị cho sự hưng thịnh của nền giáo dục khoa cử mới.

Ông cho rằng làm thẻ ghi tên các đinh để quản lí nhân khẩu ở làng xã và dễ dàng huy động lực lượng quân đội khi cần thiết khuyến khích các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển. Đời sống của nhân dân có những thay đổi hết sức quan trọng. Đáng tiếc năm 1792 Hoàng đế Quang Trung đột ngột qua đời cơ nghiệp nhà Tây Sơn vùa mới được xây dựng đã thiếu người chống đỡ. Quốc Toản nối ngôi cha nhưng không đủ tài năng nối nghiệp cha.

Bình luận (0)

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong :

+ Năm 1771. cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn.

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn.

- Lạt đổ chính quyền Trịnh - Lê :

+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê.

- Như vây chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
23 tháng 3 2017 lúc 11:29

công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước :

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong :

+ Năm 1771. cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn.

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn.

- Lạt đổ chính quyền Trịnh - Lê :

+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê.

- Như vây chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

Bình luận (0)