Nêu những đặc điểm nổi bật của cầu Rồng và cầu sông Hàn ở Đà Nẵng?
cầu Sông Hàn là một trong những chiếc cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng Việt Nam chiếc cầu này có thể quay xung quanh một chiếc trụ ở chính giữa cầu (so với hai đầu mút cầu) biết khoảng cách từ điểm chính giữa của trụ quay đến một đầu mút cầu khoảng 244 m .em hãy tính độ dài của chiếc cầu
Độ dài của chiếc cầu là:
244*2=488(m)
Tả cầu rồng ở thành phố Đà Nẵng
Đến với Đà Nẵng không chỉ được ngắm nhìn những dòng sông lấp lánh, những ánh hoàng hôn, những bãi cát với những bờ biển dài, ghé qua những quán ăn nổi tiếng và nức mũi, dạo quanh những ngôi chùa được coi là cõi linh thiêng, ngồi đâu đó thưởng thức những tách café yên bình mà còn được tận hưởng những khoảng lặng bình dị ở những cây cầu, lãng mạn và giản dị. Thành phố Đà Nẵng còn được biết đến với những danh thoại về những cây cầu, pha chút truyền thống, điểm thêm mới lạ, sáng tạo. Và cầu Rồng chính là nơi hội tụ tất cả những vẻ đẹp đó. Cầu Rồng cũng chính là nhân chứng lịch sử cho sự kiện kỉ niệm 38 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng, cầu Rồng chính là niềm tự nào của người dân Đà Nẵng. Là cây cầu hình con rồng phun lửa và nước lên cao, là cây cầu huyền thoại bắc qua dòng sông Hàn để mọi người có thể lưu thông thuận tiện hơn. Cầu Rồng được rất nhiều khách du lịch kỳ tượng đó là biểu tượng tượng trưng cho nghệ thuật kiến trúc mới của Đà Nẵng.
Đồng hành với sự hình thành của cây cầu này đó chính là cuộc thi giữa các nhà thiết kế lớn với mục đích mang lại bản thiết kế cầu Rồng độc đáo và đặc biệt nhất. Những thí sinh tham gia cuộc thi này ở cả trong và ngoài nước và bất giờ nhà thiết kế người Mỹ đã chiến thắng.
Ý tưởng mới lạ của chiếc cầu Rồng này chính là hình ảnh một con Rồng đang bay lượn trên dòng sông Hàn, là bước đột phá hấp dẫn chưa từng có trong những công trình kiến trúc của Việt Nam.
Cầu Rồng có dáng Rồng vươn ra biển, điểm đặc biệt của chiếc cầu Rồng đó là hình dáng của cây cầu được mô phỏng theo hình dáng con Rồng của thời Lý với dáng vẻ oai phong, bay ra biển Đông, với nhịp thép có tổng chiều dài 568m và nặng lên đến gần 9000 tấn. Đuôi Rồng được thiết kế cách điệu giống như những bông hoa sen. Thân Rồng uốn lượn nhấp nhô thể hiện tư thế sẵn sàng muốn vươn ra biển lớn. Sự to lớn và hoành tráng của cầu Rồng được thể hiện qua phần đầu có trọng lượng 194,1 tấn; phần thân rồng dài 530m, nặng 8.405,1 tấn còn phần đuôi rồng dài 19,37m, nặng 183,9 tấn; phần vảy rồng 118,9 tấn…
Cầu có chiều dài lên tới 666m trong đó gồm có 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn với chiều rộng là 37,5m có thể chia cho 6 làn xe chạy song song một lúc lên cầu. Công trình được thiết kế và xây dựng bền vững có sức chịu đựng với sự hao mòn của thời gian.
Điều đặc biệt là toàn bộ cầu được những người thợ sơn tới 5 lớp để chống sự ăn mòn, tác động của điều kiện tự nhiên, vừa tạo màu sắc cho thân rồng. Hình ảnh rồng phun ra biển Đông cùng với đài phun nước, hiệu ứng chiếu sáng hiện đại tạo nên một hiệu ứng đẹp về đêm
Cầu Rồng như một viên ngọc tỏa sáng trong đêm, cây cầu được bắc qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương, Bạch Đằng tạo con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đến các đường chính của Đà Nẵng và đâm thẳng tới bãi biển Mỹ Khê và bãi biển Non Nước ở rìa của thành phố.
Cầu Rồng được nhận giải thưởng về công trình kiến trúc như thế nào?
Cây cầu bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng) với mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng con rồng bay ra hướng biển vừa được trao giải thưởng lớn của Hội đồng các công ty kỹ thuật Mỹ.
Thân “rồng” có kết cấu vòm bằng tổ hợp 5 ống thép vừa có tính năng nâng các nhịp cầu vừa làm nền cho các vảy rồng. Hệ thống chiếu sáng cầu gồm 15.000 đèn LED. Cầu có khả năng phun lửa, nước vào dịp cuối tuần.
Cầu Rồng là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và công năng, và là sự hấp dẫn hàng đầu đối với du khách. Nét đặc trưng của cầu dễ phân biệt đó là mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng một con rồng bay qua sông Hàn, hướng ra biển. Đây được cho là thiết kế độc đáo chưa từng có trên thế giới về kết cấu chịu lực là sự kết hợp giữa dầm thép, vòm thép và dầm bê tông.
Với vẻ đẹp tuyệt vời đó là cầu Rồng tô điểm thêm cho các khu biệt thự ven sông gần đó. Nổi bật đó là khu biệt thự làng châu Âu Đà Nẵng – khu biệt thự ven sông đẹp nhất Đà Nẵng. Các chuyên gia chiếu sáng thế giới đánh giá thiết kế chiếu sáng cầu Rồng đó là một giải pháp cho công trình kiến trúc độc đáo.
Sự khác biệt ngay từ cái tên gọi: Xuất phát từ hình ảnh và biểu tượng là con Rồng phun nước và lửa, đương nhiên nó được mang tên là cầu Rồng.
Cầu Rồng được thiết kế do chính tay một kỹ sư người Mỹ mà không phải là Việt Nam, sự sáng tạo và giao lưu đã tạo nên một công trình kiến trúc vĩ đại.
Thiết kế và thi công khác biệt so với những cây cầu khác trên thành phố Đà Nẵng, thi công có độ khó và kết cấu chịu được áp lực.
Người dân và du khách đều có mong muốn được chứng kiến cảnh cầu Rồng phun nước, phun lửa theo nhạc với 3 kịch bản âm thanh kết hợp với hiệu ứng ánh sáng. Cầu Rồng Đà Nẵng với hệ thống ánh sáng hiện đại cùng với đó là sự lắp đặt âm thanh và ánh sáng cộng hưởng trong bán kính 300m ở khu vực đầu Rồng phun lửa với các kịch bản và được lựa chọn có chủ đề như: huyền thoại Ngũ Hành Sơn, huyền diệu sông Hàn, nơi Rồng về khai hoa..đan xen và biểu diễn với nhau tạo nên một vũ điệu đặc sắc và mới lạ.
Nếu muốn trực tiếp ngắm nhìn những tia nước, những tia lửa đan xen nhau thì du khách hãy đến đây vào hai ngày cuối tuần, thứ 7 hoặc chủ nhật từ 9h tối sẽ có một sự kiện 18 ngọn lửa và 3 ngọn nước bay ra từ miệng của Rồng. Mỗi lần sẽ phun lửa trước, nước sau. Lửa sẽ được phun 2 lượt, mỗi lượt 9 lần, nước sẽ được phun 3 lượt, mỗi lượt 1 lần hòa vào cùng với những âm thanh nhạc điệu.
Cầu Rồng Đà Nẵng là nơi không chỉ có ý nghĩa về văn hóa du lịch mà nó còn mang ý nghĩa về giao thông. Sự hòa quyện đa dạng và đặc sắc này đã tạo nên sức hút kì lạ và đã nhanh chóng lọt vào top những cây cầu đẹp, ấn tượng nhất hành tinh mới đây trên trang Viralnova . Và trong top 30 cây cầu ấn tượng nhất thế giới thì Cầu Rồng Đà Nẵng Việt Nam đã được vinh danh và sướng tên ở vị trí số 19- tựa như tuổi đẹp nhất của con gái bởi vẻ đẹp hiện đại và khả năng phun ra những tia lửa, tia nước kỳ lạ. Hãy đến Đà Nẵng và trải nghiệm, đừng bỏ lỡ…
Cầu Rồng được khởi công vào ngày 19/7/2009 với tổng kinh phí đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. Trước đó, từ cuối năm 2005, để chuẩn bị cho công trình cầu Rồng mang nhiều kỳ vọng, UBND thành phố đã tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc cầu Rồng với sự tham gia của 8 đơn vị tư vấn thiết kế đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Đức, Mỹ. Cuối cùng, phương án thiết kế cầu Rồng do công ty tư vấn Louis Berger Group, Inc.(Mỹ) trên ý tưởng thể hiện hình dáng rồng đang bay qua sông Hàn hướng ra biển lớn đã vượt qua 17 thiết kế khác và được lãnh đạo thành phố chọn lựa.
Thiết kế của cầu Rồng đã được Hiệp hội Cầu đường thế giới công nhận là một trong những công trình có kiến trúc độc đáo, mới lạ, tạo nên nguồn cảm hứng đặc biệt về một thành phố đang chuyển mình mạnh mẽ, là biểu tượng mới của Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Cầu Rồng được xây dựng với quy mô vĩnh cửu, có tổng chiều dài 666,0 m, gồm 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn, chiều rộng 37,5m, có 6 làn xe chạy, mỗi làn 3,75 m, 2 làn đường dành cho người đi bộ. Cây cầu có kết cấu nhịp thép độc đáo nhất từ trước đến nay với hình dáng một con rồng dài 568m, nặng lên đến gần 9.000 tấn. Trong đó, phần đầu rồng dài 18,24m, nặng 194,1 tấn; phần thân rồng dài 530m, nặng 8.405,1 tấn; phần đuôi rồng dài 19,37m, nặng 183,9 tấn; phần vảy rồng 118,9 tấn.
Hạng mục dầm thép gồm tổng số 34 đốt dầm với khoảng 3.500 tấn thép cường độ cao là phần chiếm giá trị lớn nhất trong dự án xây dựng cầu Rồng. Trong đó, 24 đốt dầm do Công ty CP Cơ khí 121 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 sản xuất và 10 đốt dầm còn lại do Công ty Cơ điện miền Trung đảm nhận. Toàn bộ vật liệu chế tạo dầm thép được nhập từ Hàn Quốc. Đặc biệt, các dầm thép của công trình cầu Rồng có kết cấu hình hộp thay vì hình chữ I như các công trình khác, trong đó đốt dầm thép nặng nhất có trọng lượng lên đến 144 tấn. Để hoàn thành sản xuất một đốt dầm thép này mất trung bình 12 ngày trong điều kiện thời tiết thuận lợi với khoảng 60 kỹ sư, công nhân/dây chuyền/ca và sản xuất theo phương thức gối đầu.
Bên cạnh đó, hệ dầm hộp được liên kết với hệ vòm thép bằng kết cấu cáp dây treo. Đây là kết cấu vòm đặc biệt nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Ngoài ra, công nghệ lắp dựng cầu Rồng cũng chưa có công trình nào tương tự nên đòi hỏi phải có những tính toán cẩn thận và kỹ lưỡng. Toàn bộ công trình được sơn 5 lớp để chống tác động ăn mòn bên ngoài và tạo màu sắc cho thân Rồng, cảnh quan và đài phun nước, cùng hệ thống chiếu sáng hiện đại sẽ góp phần tạo nên một hiệu ứng đẹp cho công trình cầu Rồng vào ban đêm. Cụ thể, khi đêm về, cầu Rồng được thắp sáng với hơn 2.500 điểm đèn LED thông minh. Giải pháp chiếu sáng của cầu do công ty Philips (Hà Lan) đảm nhận, và sẽ chủ động thay đổi ánh sáng phù hợp với từng chủ đề của các sự kiện, lễ hội.
Đặc biệt cứ vào 9 giờ tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần, “Rồng” sẽ phun lửa, phun mưa bằng công nghệ hiện đại, khiến cho sông Hàn thêm phần sống động, thu hút. Lửa sẽ được phun trước với 2 lượt, mỗi lượt 9 lần; và tiếp theo sau là phun nước với 3 lượt, mỗi lượt 1 lần.
Vào tháng 9/2013, UBND thành phố Đà Nẵng đã có văn bản đồng ý cho phép đưa dự án cầu Rồng tham gia cuộc thi kỹ thuật xuất sắc 2013 ACEC New York của Hiệp hội các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ. Theo đó, UBND thành phố giao Ban quản lý dự án cầu Rồng phối hợp công ty Louis Berger (Hoa Kỳ) cung cấp hồ sơ dự án trong quá trình dự thi. Cuộc thi kỹ thuật xuất sắc được Hiệp hội các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ, thành phố New York tổ chức hàng năm vào mùa xuân ở Waldorf-Astoria để tôn vinh các công ty thành viên cho thành tích thiết kế và giải pháp kỹ thuật và công nghệ.
Có thể nói, công trình cầu Rồng sau khi hoàn thành đã trở thành một trong những sự kiện quan trọng, đáng nhớ của chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng. Trước hết, nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ, kỹ sư công nhân Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung trong việc làm chủ công nghệ thiết kế, thi công một dạng kết cấu cầu phức tạp và hiện đại của thế giới, sẵn sàng đảm đương tốt các hạng mục mới, có tính chất khó khăn, phức tạp của ngành xây dựng. Đồng thời với hình dáng con rồng vươn mình ra biển cùng khả năng phun lửa và nước, cầu Rồng được đánh giá là cây cầu có kiến trúc độc đáo, đẹp, hài hòa với cảnh quan xung quanh, phục vụ đắc lực nhu cầu đi lại và tham quan của nhân dân Đà Nẵng và du khách thập phương, góp phần khẳng định vị thế của thành phố Đà Nẵng là Trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội của khu vực miền Trung-Tây Nguyên, đồng thời thúc đẩy ngành du lịch của thành phố ngày càng phát triển.
BÀI LÀM :
Cầu Rồng được khởi công vào ngày 19/7/2009 với tổng kinh phí đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. Trước đó, từ cuối năm 2005, để chuẩn bị cho công trình cầu Rồng mang nhiều kỳ vọng, UBND thành phố đã tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc cầu Rồng với sự tham gia của 8 đơn vị tư vấn thiết kế đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Đức, Mỹ. Cuối cùng, phương án thiết kế cầu Rồng do công ty tư vấn Louis Berger Group, Inc.(Mỹ) trên ý tưởng thể hiện hình dáng rồng đang bay qua sông Hàn hướng ra biển lớn đã vượt qua 17 thiết kế khác và được lãnh đạo thành phố chọn lựa.
Thiết kế của cầu Rồng đã được Hiệp hội Cầu đường thế giới công nhận là một trong những công trình có kiến trúc độc đáo, mới lạ, tạo nên nguồn cảm hứng đặc biệt về một thành phố đang chuyển mình mạnh mẽ, là biểu tượng mới của Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Cầu Rồng được xây dựng với quy mô vĩnh cửu, có tổng chiều dài 666,0 m, gồm 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn, chiều rộng 37,5m, có 6 làn xe chạy, mỗi làn 3,75 m, 2 làn đường dành cho người đi bộ. Cây cầu có kết cấu nhịp thép độc đáo nhất từ trước đến nay với hình dáng một con rồng dài 568m, nặng lên đến gần 9.000 tấn. Trong đó, phần đầu rồng dài 18,24m, nặng 194,1 tấn; phần thân rồng dài 530m, nặng 8.405,1 tấn; phần đuôi rồng dài 19,37m, nặng 183,9 tấn; phần vảy rồng 118,9 tấn.
Hạng mục dầm thép gồm tổng số 34 đốt dầm với khoảng 3.500 tấn thép cường độ cao là phần chiếm giá trị lớn nhất trong dự án xây dựng cầu Rồng. Trong đó, 24 đốt dầm do Công ty CP Cơ khí 121 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 sản xuất và 10 đốt dầm còn lại do Công ty Cơ điện miền Trung đảm nhận. Toàn bộ vật liệu chế tạo dầm thép được nhập từ Hàn Quốc. Đặc biệt, các dầm thép của công trình cầu Rồng có kết cấu hình hộp thay vì hình chữ I như các công trình khác, trong đó đốt dầm thép nặng nhất có trọng lượng lên đến 144 tấn. Để hoàn thành sản xuất một đốt dầm thép này mất trung bình 12 ngày trong điều kiện thời tiết thuận lợi với khoảng 60 kỹ sư, công nhân/dây chuyền/ca và sản xuất theo phương thức gối đầu.
Bên cạnh đó, hệ dầm hộp được liên kết với hệ vòm thép bằng kết cấu cáp dây treo. Đây là kết cấu vòm đặc biệt nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Ngoài ra, công nghệ lắp dựng cầu Rồng cũng chưa có công trình nào tương tự nên đòi hỏi phải có những tính toán cẩn thận và kỹ lưỡng. Toàn bộ công trình được sơn 5 lớp để chống tác động ăn mòn bên ngoài và tạo màu sắc cho thân Rồng, cảnh quan và đài phun nước, cùng hệ thống chiếu sáng hiện đại sẽ góp phần tạo nên một hiệu ứng đẹp cho công trình cầu Rồng vào ban đêm. Cụ thể, khi đêm về, cầu Rồng được thắp sáng với hơn 2.500 điểm đèn LED thông minh. Giải pháp chiếu sáng của cầu do công ty Philips (Hà Lan) đảm nhận, và sẽ chủ động thay đổi ánh sáng phù hợp với từng chủ đề của các sự kiện, lễ hội.
Đặc biệt cứ vào 9 giờ tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần, “Rồng” sẽ phun lửa, phun mưa bằng công nghệ hiện đại, khiến cho sông Hàn thêm phần sống động, thu hút. Lửa sẽ được phun trước với 2 lượt, mỗi lượt 9 lần; và tiếp theo sau là phun nước với 3 lượt, mỗi lượt 1 lần.
Vào tháng 9/2013, UBND thành phố Đà Nẵng đã có văn bản đồng ý cho phép đưa dự án cầu Rồng tham gia cuộc thi kỹ thuật xuất sắc 2013 ACEC New York của Hiệp hội các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ. Theo đó, UBND thành phố giao Ban quản lý dự án cầu Rồng phối hợp công ty Louis Berger (Hoa Kỳ) cung cấp hồ sơ dự án trong quá trình dự thi. Cuộc thi kỹ thuật xuất sắc được Hiệp hội các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ, thành phố New York tổ chức hàng năm vào mùa xuân ở Waldorf-Astoria để tôn vinh các công ty thành viên cho thành tích thiết kế và giải pháp kỹ thuật và công nghệ.
Có thể nói, công trình cầu Rồng sau khi hoàn thành đã trở thành một trong những sự kiện quan trọng, đáng nhớ của chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng. Trước hết, nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ, kỹ sư công nhân Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung trong việc làm chủ công nghệ thiết kế, thi công một dạng kết cấu cầu phức tạp và hiện đại của thế giới, sẵn sàng đảm đương tốt các hạng mục mới, có tính chất khó khăn, phức tạp của ngành xây dựng. Đồng thời với hình dáng con rồng vươn mình ra biển cùng khả năng phun lửa và nước, cầu Rồng được đánh giá là cây cầu có kiến trúc độc đáo, đẹp, hài hòa với cảnh quan xung quanh, phục vụ đắc lực nhu cầu đi lại và tham quan của nhân dân Đà Nẵng và du khách thập phương, góp phần khẳng định vị thế của thành phố Đà Nẵng là Trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội của khu vực miền Trung-Tây Nguyên, đồng thời thúc đẩy ngành du lịch của thành phố ngày càng phát triển.
Vì sao cầu Rồng ở Đà Nẵng được mệnh danh là "Con Rồng thép lớn nhất Việt Nam"?
Tham khảo
Cầu Rồng nối đường Nguyễn Văn Linh, ở khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng với bờ Đông sông Hàn dài 666m, rộng 37,5 mét với kết cấu nhịp chính gồm 5 nhịp liên tục dạng vòm ống thép có khẩu độ từ 90-160m. ... Rất tự hào, Đà Nẵng xứng đáng với sự vinh danh đó
Tham khảo
Sở dĩ cây cầu được gọi là Cầu Rồng bởi nó được thiết kế độc đáo và ấn tượng dưới hình dạng một con rồng vàng khổng lồ. Cây cầu nằm ở vị trí đắc địa khi bắc ngang qua sông Hàn – con sông nổi tiếng nhất thành phố Đà Nẵng. Cây cầu dài 666m và rộng 37.5m, đủ rộng rãi và thoải mái để 6 làn xe chạy.
Tham khảo :
Sở dĩ cây cầu được gọi là Cầu Rồng bởi nó được thiết kế độc đáo và ấn tượng dưới hình dạng một con rồng vàng khổng lồ. Cây cầu nằm ở vị trí đắc địa khi bắc ngang qua sông Hàn – con sông nổi tiếng nhất thành phố Đà Nẵng. Cây cầu dài 666m và rộng 37.5m, đủ rộng rãi và thoải mái để 6 làn xe chạy.
Vì sao cầu Rồng ở Đà Nẵng lại thu hút được nhiều khách du lịch?
tham khảo
1. Đà Nẵng một thành phố đầy tiềm năng phát triển du lịch
Phía bắc thành phố Đà Nẵng được thiên nhiên bao bọc bởi núi cao với đèo Hải Vân được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Phiêu lưu trên đèo Hải Vân là một khám phá rất thú vị dành cho dân phượt hay khách theo phong cách Tây ba lô.
Phía tây là khu du lịch Bà Nà Hills nằm ở độ cao trên 1000m với hệ thống cáp treo đạt bốn kỷ lục thế giới: dài nhất, độ chênh lớn nhất, tổng chiều dài cáp dài nhất và sợi cáp nặng nhất kết hợp với khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park lớn nhất Đông Nam Á. Đến Bà Nà Hills bạn sẽ cảm nhận rõ nét thời tiết cả 4 mùa trong 1 ngày: Xuân- hạ- thu – đông thật tuyệt vời. Nơi đây là một trong những điểm có tiềm năng hút khách du lịch rất lớn tại Đà Nẵng.
Phía đông bắc thành phố du lịch Đà Nẵng là bán đảo Sơn Trà với 400 ha rừng nguyên sinh, đa dạng động thực vật. Tại bán đảo Sơn Trà có tới 12 điểm đến ấn tượng đầy tiềm năng du lịch mà du khách đến với Đà Nẵng không thể bỏ qua: Chùa Linh Ứng, Đỉnh Bàn Cờ, Cây đa ngàn năm ( hay gọi Bách niên đại thụ), trạm rađa 29 (Mắt thần Đông Dương), Cảng Tiên Sa, Bãi Tiên Sa, bãi đá đen, mũi nghê, bãi Nam, bãi Bụt, bãi Bắc, khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula.
Phía đông nam thành phố là danh thắng Ngũ Hành Sơn với hệ thống các đình, chùa, miếu theo kiến trúc Á Đông, các nhà thờ theo kiến trúc phương Tây như Nhà thờ Con Gà,…các bảo tàng nhất là Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan về nét văn hóa miền Trung Việt Nam.
Đến với phía đông thành phố Đà Nẵng không thể bỏ qua một loạt các bãi tắm biển đẹp trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến Non Nước. Nằm gần Furama, khu nghỉ dưỡng, khách sạn gần biển Đà Nẵng hạng sang đầu tiên của Việt Nam, bãi biển này gần đây luôn đón một lượng khách lớn hàng năm.
2. Đà Nẵng đã triển khai nhiều sự kiện du lịch lớn
Những sự kiện ngoài trời nổi tiếng rất hút khách du lịch khắp trong nước và quốc tế bởi lễ hội Pháo hoa Quốc tế hoành tráng, Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5 – 2016, lễ hội diều trên bãi biển Mỹ khê xinh đẹp, MEKOLOR – Lễ hội chạy bộ sắc màu lớn nhất Việt Nam, hội chợ Du lịch quốc tế về nghỉ dưỡng biển M.I.C.E Đà Nẵng, Du lịch Đà Nẵng – điểm hẹn mùa hè 2016 tại Công viên Biển Đông, chương trình âm nhạc “Âm vang mùa hạ 2016”, giải đua thuyền truyền thống, … Việc triển khai nhiều sự kiện du lịch lớn trong năm giúp ngành du lịch Đà Nẵng khẳng định vị thế phát triển du lịch trong nước, vươn mình với bạn bè Quốc tế.
3. Đà Nẵng – Thành phố của những công trình mới mẻ
Hiện nay thành phố Đà Nẵng việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình công cộng để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch rất được chú trọng. Như việc đẩy mạnh các dự án đầu tư du lịch (nhiều khu vui chơi, giải trí xứng tầm quốc tế); mở rộng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch (Đà Nẵng ồ ạt xây dựng rất nhiều khách sạn, resort chuẩn quốc tế); xây dựng hàng loạt sản phẩm du lịch mới, có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch.
Đầu tiên là nhắc đến Bà Nà khu du lịch nghỉ dưỡng hiện đại hút khách với khí hậu dịu mát, đến chiếc cầu Rồng hoành tráng có thể phun nước phun lửa, đẹp lung linh sắc màu trong màn đêm. Rồi tới vòng quay Mặt trời Sun Wheel, công viên giải trí tại Asia Park hay những khu resort, khách sạn sang chảnh bậc nhất Việt Nam như Furama, Premier Village danang resort, Holiday Beach, AlaCarte,…
Tượng cá chép hóa rồng nặng gần 200 tấn vừa được lắp đặt ở bờ Đông sông Hàn, nằm ở vị trí giữa cầu Rồng và cầu Sông Hàn, cùng với một chiếc “cầu tàu tình yêu” xinh xắn cũng đã được xây dựng tại đây. Không cần đến Hàn Quốc, cây cầu trái tim tại Đà Nẵng với những ổ khóa dễ thương trên thành cầu là địa điểm tham quan thú vị, lãng mạn và hết sức lý tưởng cho những cặp đôi yêu nhau.
Mới đây, người ta thích thú trước khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài Đà Nẵng với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, khách đến đây sẽ cảm nhận được hơi nóng của nước khoáng và hơi lạnh của suối đầu nguồn. Đặc biệt, điều tuyệt vời là du khách có thể được trải nghiệm những dịch vụ lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam như tắm Onsen theo phong cách Nhật Bản, nhà tắm khoáng nóng VIP, khu vực tắm bùn, tắm trà, tắm cà phê, tắm sữa,…
Mới nhất, Cung văn hóa thiếu nhi, đây là ngôi nhà của tuổi thơ khiến nhiều du khách phải mê mẩn, thích thú trước vẻ đẹp tráng lệ và hiện đại của nó, đến du lịch Đà Nẵng đây là điểm lý tưởng mới mẻ không thể thiếu trong bộ sưu tầm ảnh của bạn.
4. Lưu giữ nét đẹp văn hóa con người Việt Nam
Từ lâu, Đà Nẵng đã để lại trong lòng du khách, bạn bè gần xa về một thành phố thân thiện, mến khách, người Đà Nẵng từ em bé đến cụ già, từ anh xe thồ đến anh cảnh sát giao thông điều sẵn sàng giúp đỡ, vui cười, niềm nở với du khách. Không phải là giả tạo, mà đó là bản chất xuất phát từ con người xứ Quảng chân chất thật thà, họ luôn được khen ngợi bởi sự thân thiện, bình dị và giàu lòng nhân hậu mang vẻ đẹp vốn có của con người Việt Nam.
Có một nickname “xedap2012ct” nhận xét gì về Đà Nẵng: “Xung quanh mình toàn người sống kiểu ganh ghét, tị nạnh nhau, ngoài mặt thì ngọt sớt, bên trong thì toàn dã tâm. Đợt vừa rồi tranh thủ thời gian chuyển công ty, em tự thưởng cho bản thân 1 chuyến nghỉ ngơi trong Đà nẵng, thấy con người trong đây sao mà hiền hoà, thân thiện, dễ chịu thế. Cảm giác như họ sống ở 1 thế giới hoàn toàn khác ấy. Không xô bồ, không bon chen. Thật là thích.” Đọc đến đây thấy nghẹn ngào các bạn ạ, thấy sao mà thương và yêu Đà Nẵng đến thế. Để cảm nhận cái bình yên thân thiện tại Đà Nẵng, du khách có thể dạo bước trong không gian ẩm thực dân dã Chợ Cồn, hay những quán ăn đặc sản đậm chất con người miền Trung nhé.
5. Thành phố xây dựng hệ thống an ninh tốt
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh tại Hội nghị Thành ủy lần thứ 5 (mở rộng) sáng 13/7/2016.Để xây dựng thành phố 4 an thì an ninh trật tự của Đà Nẵng phải là số 1. Số 1 Việt Nam chứ không phải số 2”.
Đến du lịch Đà nẵng bạn sẽ thấy được an ninh ở đây rất tốt, quyền lợi của khách du lịch được thành phố rất quan tâm, sẽ không có sự chèn kéo khách, bão giá,…luôn đảm bảo an toàn cho mọi du khách.
Đà Nẵng liên tục để lại hình ảnh tốt đẹp trong lòng du khách từ hình ảnh những chú cảnh sát giao thông hết sức dễ thương khiến dân mạng thích thú như những khoảnh khắc: yêu cầu người vi phạm ghi 20 đến 30 lần câu ‘Tôi hứa sẽ không đi ngược chiều nữa’ hay chỉ là đơn giản là dẫn những cụ già qua đường,…
Mới đây nhất, toàn quốc không chỉ riêng Đà Nẵng tỏ ra rất thích thú về an ninh Đà Nẵng trong việc có thể xem trực tiếp khung cảnh toàn thành phố xinh đẹp này qua hệ thống Camera trực tuyến, đặc biệt những người xa quê họ rất vui và tự hào về thành phố của mình. Đà Nẵng phủ sóng camera giám sát toàn thành phố với mục đích giảm tệ nạn tội phạm, đảm bảo an ninh khu vực, kiểm soát an toàn giao thông và nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hình ảnh văn minh của cư dân đô thị Thành Phố. Vì vậy, khách du lịch yên tâm mà tận hưởng kỳ nghỉ đầy tuyệt vời tại Đà Nẵng nhé!
6. Hệ thống lưu trú đảm bảo, hút giới đầu tư
Với phương châm “Nghe không bằng thấy”, du lịch Đà Nẵng hút khách du lịch bởi cơ sở hạ tầng đồ sộ, đặc biệt hệ thống lưu trú tại Đà Nẵng phải luôn đảm bảo chỗ lưu trú, nghỉ dưỡng cho du khách. Vì vậy, mà hàng loạt các khách sạn, resort từ hạng sang trọng bậc nhất đến bình dân đều đa dạng muôn vẻ. Không chỉ dừng ở đó, mà thành phố du lịch Đà Nẵng liên tục mọc lên các khách sạn, resort mới mang tầm cỡ quốc tế cụ thể các dự án đang được chú trọng xây dựng thu hút đông đảo tầng lớp quan tâm như: Tổ hợp nghỉ dưỡng giải trí đẳng cấp Cocobay Đà Nẵng hay tổ hợp căn hộ khách sạn CenTral Coast đã tạo nên làn sóng siêu “HOT” có sức lan tỏa cực mạnh trên thị trường bất động sản hiện nay.
Du lịch Đà Nẵng đã chuyển mình theo chiều hướng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, trong đó việc xây dựng hình ảnh “Đà Nẵng thân thiện – hấp dẫn- văn minh – an toàn” là mục tiêu mà toàn ngành du lịch và người dân Đà Nẵng đang hướng tới. Vì vậy Đà Nẵng luôn là địa điểm du lịch lý tưởng nhất Việt Nam hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.
Sông ngòi nước ta có những đặc điểm nổi bật gì ? Qua kiến thức đã học và những hiểu biết thực tế hãy nêu giá trị kinh tế của sông ?
Các đặc điểm nổi bật của sông ngòi:
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố rộng khắp cả nước.
- Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: hướng TB-ĐN và hướng vòng cung.
- Sông ngòi nước ta có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn
-Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
Giá trị KT của sông:
- Làm thủy lợi
-Thủy điện
-Thủy sản
-Du lịch
-Giao thông vận tải đường sông
-Cung cấp cát cho vật liệu xây dựng
-Cung cấp phù sa
- Điều hòa khí hậu
Từ cầu Trường Tiền (Huế) (kí hiệu TT) đến cầu sông Hàn (Đà Nẵng) (kí hiệu SH) dài 90 km. Một xe máy xuất phát từ TT và xe đạp xuất phát từ SH, biết vận tốc trung bình xe máy lớn hơn xe đạp. Nếu 2 người chạy ngược chiều nhau thì gặp nhau sau 1 h. Nếu xuất phát cùng chiều về phía Hội An thì gặp nhau tại Hội An sau 3 h. Coi các đoạn đường là đoạn thẳng, tính vận tốc trung bình (theo đơn vị \(km\cdot h^{^{ }-1}\)), của xe máy và xe đạp
Cho \(x,y\left(x>y>0\right)\) lần lượt là vận tốc trung bình của xe máy và xe đạp.
Nếu hai người đi ngược chiều nhau và gặp nhau sau 2 giờ thì tổng quãng đường hai người đi trong 1 giờ bằng khoảng cách từ TT đến SH \(\Rightarrow2x+2y=90\left(1\right).\)
Nếu hai người đi cùng chiều thì quãng đường xe máy đi trong 2 giờ bằng tổng khoảng cách từ TT đến SH và quãng đường xe đạp đi được trong 3 giờ \(\Rightarrow3x=90+3y\Leftrightarrow x-y=30\left(2\right).\)
Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình : \(\left\{{}\begin{matrix}x+y=90\\x-y=30\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=60\\y=30\end{matrix}\right.\left(tm\right)\).
Vậy : Vận tốc trung bình của xe máy là 60km/h, của xe đạp là 30km/h.
Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và của ngành viễn thông ở nước ta.
- Ngành bưu chính
+ Hiện nay ở nước ta, ngành Bưu chính vẫn là ngành chủ yếu mang tính phục vụ, vói mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc.
+ Kĩ thuật của ngành Bưu chính đang còn lạc hậu, chưa đáp ứng tốt sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân.
+ Trong giai đoạn tới, ngành Bưu chính sẽ triển khai thêm các hoạt động mang tính kinh doanh để phù hợp với cơ chế thị trường, đồng thời áp dụng nhũng tiến bộ về khoa học, kĩ thuật để đẩy nhanh tốc độ phát triển.
- Ngành Viễn thông
+ Tuy có xuất phát điểm rất thấp, nhưng phát triển với tốc độ nhanh vượt bậc.
+ Đã xác đinh đúng hướng là đồn đầu các thành tựu kĩ thuật hiện đại của thế giới.
+ Mạng lưới viễn thông đã đa dạng.
Chọn một truyện kể em yêu thích và thực hiện những yêu cầu sau:
a. Xác định người kể chuyện
b. Tóm tắt cốt truyện
c. Phân tích đặc điểm nổi bật ở nhân vật mà em yêu thích.
* Truyện kể em yêu thích: “Gió lạnh đầu mùa”
a. Xác định người kể chuyện: theo ngôi thứ ba.
b. Tóm tắt cốt truyện:
Buổi sáng ấy, khi thức dậy, Sơn cảm nhận rõ cái rét của mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng. Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hiên là một cô bé nhà nghèo, không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thương, bàn với chị về nhà lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đã mất từ nhỏ đem cho Hiên. Vú già biết chuyện. Hai chị em Sơn và Lan lo mẹ đánh đòn, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy đâu, mãi đến chập tối mới dắt tay nhau khép nép về nhà. Khi về nhà thì liền thấy mẹ Hiên đem áo đến trả và đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con. Bà không trách phạt hai chị em Sơn mà nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng và mắng yêu. Qua câu chuyện này, Thạch Lam đã ca ngợi những tấm lòng thơm thảo thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong cảnh bần hàn.
c. Phân tích đặc điểm nổi bật ở nhân vật mà em yêu thích.
Truyện “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam có rất nhiều nhân vật trẻ em, trong đó em mến nhất là nhân vật Sơn. Sơn ở nhà với mẹ, với chị Lan, với vú già và cả em nhỏ… Ngủ dậy thấy lạnh, Sơn “kéo chăn lên đắp cho em” đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã chết năm lên bốn tuổi – “Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá”. Những cử chỉ ấy, những cảm xúc ấy cho thấy Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm săn sóc đến mọi người xung quanh. Em rất yêu mẹ, vâng lời mẹ, lễ phép với vú già, biết tôn trọng chị. Không chỉ vậy em còn sống với bạn bè rất có tình người. Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì “kiêu kì và khinh khỉnh” với các bạn, trái lại Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế khi mới thấy chị em Sơn đến cùng chơi đánh khăng, đánh đáo, chúng nó “lộ vẻ vui mừng”. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,… là cái nhìn yêu thương, cảm thông với cảnh nghèo của bạn. Tình thương và sự quan tâm của Sơn đối với bạn còn được thể hiện bằng những cử chỉ, hành động cụ thể. Thấy cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên vì nhà quá nghèo, không có đủ áo ấm để mặc. Sơn đã “động lòng thương”, nói thầm với chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem cho cái Hiên mặc khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về. Sơn thấy lòng mình “ấm áp vui vui” khi đứng lặng yên chờ chị Lan chạy về lấy áo. Tấm lòng của Sơn đối với bạn nhỏ rất chân thành. Tinh cảm nhường cơm sẻ áo cho bạn rất mãnh liệt! Mặc dù đó là chiếc áo bông của em Duyên, kỉ vật thiêng liêng của mẹ, mặc dù sau đó mẹ cái Hiên đã đem áo đến trả cho mẹ Sơn, nhưng nhờ thế mà mẹ em đã biết cảnh ngộ mẹ cái Hiên, cho mẹ cái Hiên vay năm hào đem về mua áo cho con. Sơn và chị Lan đã “cúi đầu lặng im” nhận lỗi. Hai chị em Lan và Sơn đã được dạy bảo, được sống trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương nên Sơn và chị mới biết thương bạn như vậy. Sơn là một trong những gương mặt tuổi thơ trong truyện Thạch Lam rất đáng yêu, đáng mến. Thạch Lam đôn hậu, tinh tế nên văn ông mới đậm đà và cho ta nhiều nhã thú như vậy. Trong gió lạnh đầu mùa mà lòng Sơn và mỗi bạn đọc chúng ta sao thấy ấm áp đến lạ kì !
Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và ngành viễn thông ở nước ta?
a. Đặc điểm của ngành bưu chính:
- Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính là có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.
- Mạng lưới phân bố chưa đều, ở miền núi, hải đảo còn chưa phát triển.
- Công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ vẫn mang tính thủ công, thiếu lao động có trình độ cao…
- Phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa.
- Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh để đưa Bưu chính trở thành ngành kinh doanh hiệu quả.
b. Đặc điểm của ngành viễn thông:
- Phát triển với tốc độ nhanh vượt bậc.
- Luôn đón đầu được các thành tựu kỹ thuật hiện đại.
- Phát triển rộng khắp trên toàn quốc.
- Mạng lưới viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hội nhập với thế giới thông qua vệ tinh và cáp biển.