Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 12 2023 lúc 22:28

Đoạn văn tham khảo:

Vấn đề rối loạn khí hậu toàn cầu là một vấn đề nan giải, đã và vẫn đang diễn ra từng ngày. Ngay ở nơi em sống, cũng có thể nhận thấy điều này. Quê hương em nằm ở dải đất miền Trung, nơi mà mùa đông thì lạnh tái tê, mùa hè thì gió Lào thổi. Năm 2020 mới đây, miền Trung đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 10 năm trở lại. Các căn nhà bị tàn phá, hoa màu hư hại, những người dân quê em vốn đã dễ chạnh lòng, tổn thương nay lại lâm vào cảnh tay trắng. Thật may vì người Việt tương thân, tương ái. Các cơn bão đi qua, miền Trung lại vực dậy sức sống. Em chỉ mong sao tất cả chúng ta có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn, để ngăn chặn được sự rối loạn khí hậu toàn cầu. Vì khi đó, người dân quê em sẽ bớt đi được những mối lo, vui sống nhiều hơn.

Bình luận (0)
Trương Nguyễn Minh Khôi...
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
23 tháng 11 2021 lúc 20:25

Tham khảo!

Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Vậy tổng thể một bài thất ngôn bát cú gồm 56 chữ.. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2,4,6,8, hiệp vần bằng với nhau. Bài thơ gồm bốn phần đề - thực - luận - kết.Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới. Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề. Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn. Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề. Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng. Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”. Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.  Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều.

Bình luận (0)
Đỗ Đức Hà
23 tháng 11 2021 lúc 20:25

 

 

Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Vậy tổng thể một bài thất ngôn bát cú gồm 56 chữ.. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2,4,6,8, hiệp vần bằng với nhau. Bài thơ gồm bốn phần đề - thực - luận - kết.Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới. Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề. Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn. Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề. Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng. Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”. Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.  Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều.

 
Bình luận (0)
ツhuy❤hoàng♚
23 tháng 11 2021 lúc 20:25

* Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật là bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Gieo vần ở chữ cuối câu 1,2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6. Có luật bằng trắc.

Bình luận (0)
Dương Kim Lan
Xem chi tiết
Dương Kim Lan
Xem chi tiết
ly
Xem chi tiết
Fudo
6 tháng 10 2020 lúc 13:15

                                                                           Bài làm

                        Hồ Gươm ra đời liên quan đến 1 sự kiện lịch sử của Việt Nam : Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc. Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược. Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ly
6 tháng 10 2020 lúc 13:49

cảm ơn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
doquynhanh
Xem chi tiết
Nguyên Khôi
8 tháng 12 2021 lúc 11:59

Tham khảo:

Biết ơn là đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam ta được kế thừa và phát huy qua bao thế hệ. Biết ơn là việc ghi nhớ, trân trọng và tấm lòng tri ân công lao của những người đã giúp đỡ, những người đã đóng góp công sức để mang đến cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta. Lòng biết ơn giúp gắn kết giữa con người với con người, phát huy được lối sống đẹp, nhân ái của dân tộc. Học sinh chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà, biết tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô, ghi nhớ công lao dựng và giữ nước của cha anh đi trước. Cùng với tấm lòng biết ơn chân thành, chúng ta cần thể hiện sự biết ơn ấy thông qua những hành động thiết thực: chăm sóc, hỏi thăm, giúp đỡ….Với những hành động vô ơn, vong ơn bội nghĩa chúng ta cần phê phán, loại trừ. Người sống tình nghĩa, có lòng biết ơn sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng, ngược lại nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ ích kỉ, sống vô ơn, những mối quan hệ xã hội vì vậy cũng bị rạn nứt. Chúng ta hãy sống tình nghĩa, biết ơn và trân trọng những thành quả, những con người đã mang đến cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp như hiện nay.

Bình luận (0)
lemailinh
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 12 2023 lúc 21:44

Theo em câu nói đó để khẳng định khả ngăng của mỗi người, ai cũng có thế mạnh chỉ là có người đã được bộc lộ, có người chưa được khai thác.

Bình luận (0)
Lăng Thị Đan Lê
Xem chi tiết
Tung Duong
7 tháng 2 2019 lúc 9:32

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
 
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua

Bình luận (0)

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
 
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua:

Bình luận (0)

Cha mượn cho con buồm trắng nhé

Để con đi…”

Cánh buồm chở bao mơ ước của tuổi thơ về một chân trời mới, một cuộc sống mới, một khát vọng mới. Mỗi chúng ta, ai trong đời chẳng có một lần khát khao được như thế. “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa ….”.

Bình luận (0)