Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thái Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 100
Số lượng câu trả lời 105
Điểm GP 0
Điểm SP 31

Người theo dõi (7)

mr 1997
9323

Đang theo dõi (2)

doquynhanh

. Ông họa sĩ không chỉ là một người nghệ sĩ chân chính, say mê tìm kiếm cái đẹp, trong hành trình lên Sa Pa lần này, bằng đôi mắt tinh tường của mình, ông đã có cái nhìn mới mẻ, lạc quan về thế hệ trẻ Khi nhận xét về anh thanh niên, cô kĩ sư ông nhận xét “anh chị cứ như con bướm”. Trong câu nói đó, “con bướm” là một hình ảnh ẩn dụ đẹp về nét hồn nhiên, muôn màu sắc về cả thế hệ thanh niên mà ông hy vọng. Nhân vật ông họa sĩ là nhân vật phụ, miêu tả không nhiều nhưng hiện lên với nét đáng yêu, đáng quý. Thông qua nhân vật này, tác giả gửi gắm những suy nghĩ về cuộc sống và con người.Cô kĩ sư là cô gái xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm.Đó là một người con gái Hà Nội đã bỏ lại sau lưng mối tình nhạt nhẽo để lên Lào Cai công tác. Trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, được nghe những điều anh nói, cô bàng hoàng hiểu về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên và về cả thế giới những con người như anh. Giây phút bàng hoàng của cô là sự xúc động khi bắt gặp một tình yêu đích thực, một tình yêu lớn, làm bừng dậy trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp. Từ đó cô nhận ra, bấy lâu nay mình đã sống cuộc đời nhạt nhẽo, tầm thường, giúp cô yên tâm tin tưởng vào con đường mình đã chọn. Cùng với đó là một sự hàm ơn khó tả đối với anh thanh niên. Đó không chỉ vì bó hoa rất to mà anh đã tặng cô, mà còn là một bó hoa khác - bó hoa của những khát khao, háo hức, mộng mơ, của những khát vọng cống hiến cao đẹp đã truyền sang cô. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ngắn ngủi đã khơi gợi cho cô suy nghĩ về cuộc sống mới. Chỉ vài phút ngắn ngủi nhưng kết thúc cuộc gặp gỡ đã để lại dư âm cho chính những nhân vật và cho người đọc.. “Lặng lẽ Sa Pa" khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng, những con người vô danh nhưng ta học được từ họ khá nhiều về phẩm chất, cách sống và ứng xử với mọi người. Vì vậy, chúng ta phải luôn cố gắng học tập, rèn luyện để sống có ích cho mình và những người xung quanh.

 

b. Tinh thần dũng cảm, gan dạ trong một lần phá bom:

- Khung cảnh và không khí chưa đầy sự căng thẳng “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Ðất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa”.

=> Không cần tô vẽ, tự bản thân khung cảnh ấy, với những hình ảnh của hung thần chiến tranh đã đủ gây ấn tượng về chiến trường ác liệt, nơi hằng ngày Phương Định cùng với những người đồng đội của mình phải sống và chiến đấu, làm nhiệm vụ. Trang viết của Lê Minh Khuê đã ghi lại một cách ít lời nhất cuộc chiến đấu khốc liệt của tổ trinh sát mặt đường.

- Trong không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người, nhưng rồi một cảm giác bỗng đến với cô làm cô không sợ nữa: “Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi sự tự trọng. Chính tình đồng đội đã khiến cô vững tâm hơn, yên tâm hơn về công việc nguy hiểm mà mình đang và sẽ phải đối mặt ở phía trước.

- Và khi đã ở bên quả bom, kề sát với cái chết có thể đến tức khắc, từng cảm giác của cô như cũng trở nên sắc nhọn hơn và căng như dây đàn: “thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi, tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Thần chết nằm chực ở đó chờ phút ra tay. Cô phải nhanh hơn, mạnh hơn nó, không được phép chậm chễ một giây. Thật đáng sợ cái công việc chọc giận Thần Chết đó. Ai dám chắc là quả bom sẽ không nổ ngay bây giờ, lúc Phương định đang lúi húi đào đào, bới bới ấy. Thế mà cô vẫn không run tay, không bỏ cuộc và thực hiện nhiệm vụ cho đến thao tác cuối cùng. Cô cố gắng thực hiện các động tác nhanh, chạy đua với thời gian nhưng vẫn cẩn trọng, nhẹ nhàng; chỉ cần sai sót nhỏ thôi là bom sẽ nổ ngay lập tức.

- Xong nhiệm vụ, Phương Định chạy tới chỗ ẩn nấp, hồi hộp chờ đợi, lo lắng, “tim đập không rõ”, thần kinh căng thẳng cao độ. Cô có nghĩ đến cái chết, nhưng đó là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”; tâm trí Phương Định chỉ còn băn khoăn việc “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai”. Cô không ngần ngại hi sinh; cái công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim này đâu chỉ diễn ra hôm nay, những nguy hiểm không kể xiết ấy diễn ra từng ngày, trở thành một điều quen thuộc.: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần”. Cô chỉ sợ đường không thông, không hoàn thành nhiệm vụ. Rồi khi bom nổ - một thứ tiếng kì quái váng óc - ngực nhói, mắt cay, cô vẫn phủi áo và chạy xuống ngay nơi nổ.

- Trong truyện, có lẽ đây là đoạn xuất sắc nhất; tâm lí nhân vật được miêu tả vô cùng chi tiết. Khi cái chết im lìm và đáng sợ kề bên, mọi cảm giác của Phương Định đều trở nên sắc nhọn. Chính sự khốc liệt của chiến trường đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm của một nữ sinh thành bản lĩnh của người thanh niên xung phong kiên cường, bất khuất.

=> Cảm xúc và suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm yêu mến và sự kính phục. Một cô nữ sinh nhỏ bé, hồn nhiên, giàu mơ mộng và nhạy cảm mà cũng thật anh hùng, thật xứng đáng với những kì tích khắc ghi trên những tuyến đường Trường Sơn bi tráng. Một ngày trong những năm tháng Trường Sơn của cô là như vậy! Những trang lịch sử Trường Sơn không thể quên ghi một ngày như thế!

Tuổi trẻ cùng với sự kiên trì, bền bỉ, anh thanh niên đã không ngại gian khó, gian khổ để hoàn thành công việc tốt nhất, góp phần đem lại sự phát triển cho đất nước, xã hội.

          Lật giở những trang sách tiếp theo, ta lại càng thêm thán phục về anh thanh niên: người có phong cách sống cao đẹp. Tuy sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m nhưng căn nhà của anh luôn gọn gàng ngăn nắp. “Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách.” Ghé thăm ngôi nhà nơi đây, nếu không biết trước người ở là một chàng trai thì có lẽ mọi người đều lầm tưởng đây là nơi ở của một cô gái.  Sống giữa núi cao, nhưng anh không hề bị bóng núi che khuất, con người anh tuy bé nhỏ nhưng anh vẫn cao lớn lạ thường. Anh luôn có tinh thần thái độ làm việc nghiêm túc, chính xác, khoa học. Anh vẫn luôn hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất dù không có ai nhắc nhở, kiểm tra. Những công việc anh đều làm đều đặn, thường xuyên, đúng giờ. Anh như một vận động viên leo núi cố gắng vượt qua mọi chông gai để lên đỉnh núi cao nhất. Người vận động viên kiên cường ấy đã làm việc trong tự nguyện, tự giác vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, gặt hái những thành quả tốt đẹp. Ở con người này còn là cả một sự khao khát được vươn xa, bay xa đến những ước mơ cao đẹp. Đúng như lời của tác giả Nguyễn Thành Long đã từng nói: “Trong cái im lặng của Sapa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sapa, Sapa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến việc nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.”

          Cùng nói về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam với những cống hiến, hi sinh thầm lặng, cao cả, trong dòng chảy của văn học Việt Nam, ta còn bắt gặp  hình ảnh những cô thanh niên xung kích- những vì sao vẫn luôn tỏa sáng lung linh, góp thêm ánh sáng của đôi mắt trẻ, trái tim hồng để thắp sáng bầu trời dân tộc đang bị bóng đêm bầu trời chiến tranh che phủ. Phương Định, Thao, Nho đều là những thiếu nữ mười tám, hai mươi tuổi- tuổi đẹp nhất của đời người nhưng lại chọn công việc hiểm nguy, gian khó, nguy hiểm đến tính mạng để làm. Cả anh thanh niên và cả những cô gái trẻ tuổi kia đều hi sinh những cái riêng, nhỏ bé của mình để cống hiến cho đất nước, dân tộc. Chúng ta phải thầm biết ơn họ- những chiến binh thầm lặng đã đem đến cho nhân dân một cuộc sống yên bình như hôm nay. 

Chúng ta cần phải sống như anh thanh niên, như các cô gái làm nhiệm vụ ở tuyến đường Trường Sơn, sống có ích cho đời, sống một cuộc sống có ý nghĩa.

          Với lối kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận, đoạn trích “Lặng lẽ Sapa” đã khắc họa thành công hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao với lí tưởng sống cao đẹp. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. “ Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật.”

Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả….Công việc thực sự của người lính, và tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách gian lao, trong công việc đánh giặc thực sự là thử thách lớn nhất. Cũng chính ở cái nơi mà sự sống, cái chết chỉ kề nhau trong tích tắc ấy thì tình đồng chí mới thực sự thiêng liêng, cao đẹp. Ba câu thơ cuối như đã dựng lên bức tượng đài sừng sững về tình đồng chí. Trẽn cái nén hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên: Trong cảnh “rừng hoang sương muối” – rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời, nhưng những người lính vẫn đứng cạnh bên nhau, im lăng, phục kích chờ giặc tới. Từ “chờ” thể hiện tư thế chủ động. Hình ảnh của họ sát cánh bên nhau, đồng sinh cộng tử vững chãi làm mờ đi cái gian khổ ác liệt của cuộc chiến, tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Tình đồng chí khiến họ vẫn bình thản và lãng mạn ngay trong cuộc chiến đấu, thấy cuộc đời vẫn đẹp đẽ và thơ mộng ngay giữa nguy hiểm, giao lao.

Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá. Toàn cảnh và tình cảm ấm nồng của người lính với đồng đội của anh. Ý thơ ca ngợi sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của hoàn cảnh. Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng các anh giữa rừng hoang mùa đông và sương muối buốt giá.Hình ảnh “đầu súng trăng treo”là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của 3 phần, điểm sáng của toàn bài thơ. Hình ảnh thơ rất chân thực và cũng rất lãng mạn. Hình ảnh này là có thật trong cảnh giác, được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc. Trong những đêm phục kích giặc giữa rừng khuya, người lính còn có thêm một người bạn là trăng. Trăng là bạn, là tri kỉ, cùng người lính hành quân và chiến đấu. Trăng treo trên nền trời, nhìn lên trăng như treo trên đầu ngọn súng.

Nhịp thơ ở đây là nhịp 2/2 như gợi lên một cái gì chung chiêng lơ lửng trong bát ngát chứ không phải là cột chặt, vừa thực vừa gợi lên nhiều liên tưởng phong phú: súng là hình ảnh của chiến tranh khói lửa, là sự khốc liệt, tàn bạo và hủy diệt; trăng là hình ảnh của hòa bình, của thiên nhiên trong mát, của sự tái sinh và trường tồn. Sự hoà nhịp giữa súng và trăng vừa toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính và tình đồng chí của họ, vừa nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh yêu nước: người lính cầm súng là để bảo vệ cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do cho Tổ quốc. Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng.Tất cả đã hòa quyện, bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Câu thơ như nhãn tư của cả bài, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí thân thiết. Với hình tượng này, đoạn thơ xứng đáng là bức tranh tuyệt đẹp về tình đồng chí đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp đẽ giàu chất thơ về cuộc đời người chiến sĩ, của tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng, bất diệt của người lính cụ Hồ.Với lời thơ cô đọng hình ảnh chân thực, gợi tả, có sức khái quát cao nhằm diễn tả cụ thể quá trình phát triển của tình cảm cách mạng thiêng liêng của người lính, một tình cảm chân thực không phô trương mà lại vô cùng lãng mạn và thi vị. Giọng thơ sâu lắng, xúc động như một lời tâm tình, tha thiết.

Bài thơ “Đồng chí” đã đánh dấu một bước ngoặt mới cho khuynh hướng sáng tác của thơ ca kháng chiến. Đặc biệt là cách xây dựng hình tượng người chiến sĩ Cách mạng, anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Khổ cuối bài thơ khép lại bức tranh đời sống và chiến đấu vừa gian khổ, vừa hào hùng của người lính Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

Mỗi lần ngắm nhìn luống hoa đang hé nụ trước nhà, tôi vẫn thường mỉm cười mà nhớ lại một kỉ niệm ngắn ngủi nhưng đẹp đẽ trong cuộc đời mình. Trong chuyến đi đầu tiên công tác, giữa cái nắng rực rỡ của Sapa, tôi may mắn được tiếp xúc và trò chuyện với một người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn 2600m. Anh bình dị mà thật đặc biệt, cuộc gặp gỡ với anh đã khắc một dấu ấn sâu đậm khó có thể phai mờ trong tâm trí tôi.

Ngày ấy, sau một chuyến xe dài lên tới Tà Phỉnh, bác lái xe dừng lại bên đỉnh Yên Sơn, vừa cho mọi người nghỉ ngơi đồng thời cũng kể cho tôi và ông họa sĩ già về người thanh niên "cô độc nhất thế gian". Anh "thèm người" tới nỗi chắn cây ngang đường cho xe khách dừng lại để có cơ hội được nghe thấy tiếng người và được trò chuyện trong giây lát. Lời kể hồ hởi gây cho tôi một nỗi xúc động lạ lùng khi trong núi rừng Sapa hiện ra một thanh niên tầm vóc bé nhỏ nhưng nét mặt thật rạng rỡ. Sau đôi lời thăm hỏi và giới thiệu, chúng tôi lên thăm nhà anh - một căn nhà mà tôi nghĩ chắc có lẽ cô độc giữa bốn bề chỉ có mây và rừng. Nhưng không, bước chân tới đỉnh Yên Sơn, tôi ngạc nhiên tới nỗi chỉ kịp "ô" lên một tiếng. Không gian tràn ngập sắc hoa rực rỡ và anh thanh niên đang ôm một bó hoa thật to, mỉm cười nhìn chúng tôi. Quên mất sự ngập ngừng ban đầu, tôi chạy lại bên anh và nhận lấy bó hoa tự nhiên như những người bạn. Anh nói to và rõ ràng những ý nghĩ chân thành ít ai nghĩ và càng ít người nói ra: bó hoa đó để kỉ niệm cho lần gặp gỡ tình cờ mà long trọng này, trong 4 năm đây là đoàn thứ 2 thăm anh và tôi là cô gái thứ nhất từ Hà Nội. Bỗng dưng tôi cảm thấy anh thật gần gũi. Cô độc làm sao được con người đang đứng trước mặt - một anh thanh niên rạng rỡ từ nét mặt và trìu mến trong từng cử chỉ? hình như cả tôi và ông họa sĩ đều bị cuốn hút, đặc biệt là khi anh say sưa kể về công việc của mình. Công việc của anh đơn điệu, lặp đi lặp lại hằng ngày mà gian khổ lắm. Anh trầm ngâm kể lại những đêm 1h sáng lạnh đến buốt da buốt thịt, những khoảnh khắc lặng im của núi rừng cùng sự đáng sợ của gió và mưa tuyết. Gian khổ như thế nhưng anh đâu có chịu khuất phục! anh vẫn làm việc đều đặn và quả quyết chống lại cái rét căm căm của Sapa bằng tất cả tình yêu công việc và tinh thần tự giác, kỉ luật, trách nghiệm với nghề. Nhưng anh chỉ dừng ở đó bởi có lẽ thời gian đang thúc giục anh. Anh mời chúng tôi vào nhà. Đây thực sự là ngôi nhà của một anh thanh niên sống độc thân ư? Một không gian không lớn nhưng sạch sẽ và gọn gàng, đủ biết chủ nhân là con người có nếp sống ngăn nắp và khoa học. Anh không có nhiều vật dụng nhưng giá sách gây cho tôi một sự tò mò đặc biệt. Anh ắt hẳn phải là con người có tâm hồn đẹp và đầy mộng mơ. Thật hiếm có! đọc tên nhưng cuốn sách của anh và chọn lấy một quyển, tôi vừa chăm chú đọc vừa lắng nghe cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên và người họa sĩ. Những tâm sự chân thành của anh , tâm sự về công việc, về sự cô đơn mà anh từng nghĩ đến, về lẽ sống và lý tưởng sống anh đã chọn, cả câu chuyện về ông kỹ sư vườn rau hay đồng chí nghiên cứu bản đồ sét. Con người ấy, trong khi kẻ khác còn ngại ngùng rời xa cuộc sống đô thị, lại hứng khởi xung phong tới một nơi hiu quạnh để làm việc và cống hiến, anh và công việc là đôi bởi anh hiểu rõ công việc của mình, mỗi khi nghỉ ngơi sách thành bạn và anh hạnh phúc không điều gì khác ngoài việc được hết mình dâng cho đất nước tuổi xanh và lòng nhiệt huyết luôn cháy sáng. Đó lại là một thanh niên khiêm tốn, dễ gần. Có lẽ những ấn tượng quá sức sâu sắc về anh khiến ông họa sĩ già không ngừng hí hoáy với cây bút của mình. Anh đã tặng cho ông một tác phẩm ông hằng mong muốn và tặng cho tôi một bó hoa nào nữa của sự háo hức và mơ mộng. Hình ảnh của anh, cuốn sách lời anh nói khiến tôi thấy rõ hơn cuộc đời cao đẹp của anh, của nhiều người lao động lặng thầm trong lòng Sapa này, và càng tin tưởng hơn con đường tôi đã chọn. Những xúc cảm anh tặng tôi vượt lên mối tình tôi đã bỏ, bằng một thứ ánh sáng diệu kì của lòng tin đã thôi thúc tôi mạnh dạn bước tiếp con đường phía trước. Tôi muốn tặng lại cho anh một vật gì đó nên kẹp lại chiếc khăn mùi soa vào quyển sách của anh. Chiếc khăn sẽ kỉ niệm 30 phút ngắn ngủi nhưng đáng nhớ này. Vậy nhưng trong giờ phút chia tay, có lẽ không hiểu được tấm chân tình tôi gửi lại, anh trả cho tôi chiếc khăn và không quên nói lời chào. Làm sao để anh nhớ về tôi đây? Hình như anh cũng bịn rịn luyến tiếc như cả tôi và ông họa sĩ, sau khi trao cho chúng tôi một giỏ trứng ăn đường, anh vội vã quay về và mất hút trong núi rừng Sapa. Anh xuất hiện đột ngột như một cơn gió rồi biến mất vào mây nhưng những gì anh để lại không mờ nhạt chút nào.

Cuộc gặp gỡ diễn ra đã 2 năm và tôi giờ là một phần của Sapa thầm lặng. Người thanh niên ấy có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhưng dấu ấn về anh vẫn còn vẹn nguyên như ngày hôm qua. Bó hoa dơn, thược dược với đủ màu sắc đã tàn nhưng bó hoa của lòng tin và lý tưởng sống anh vô tình trao cho tôi vẫn đang còn rực rỡ cháy sáng như một ngọn đuốc.

Tôi - kẻ được mệnh danh là cô độc nhất thế gian. Gọi như thế có lẽ cũng phải thôi vì đã mấy năm trời tôi sống quanh quẩn làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét; quanh năm làm bạn với mây mù và thiên nhiên lạnh lẽo. Tôi thèm lắm cái hơi người ấm đượm giữa cái chốn mênh mông bát ngát này. Thế là trời chẳng phụ tôi đã cho tôi có một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ đong đầy những dư vị tình cảm.

Nói đến cuộc gặp gỡ đặc biệt này tôi há phải cảm ơn bác lái xe già nhiều lắm vì bác đã giới thiệu tôi với mọi người. Nhắc đến bác lái xe già cơ duyên tôi may mắn được gặp bác qua một lần đẩy cây chắn ngang xe bác. Nghĩ lại thấy ngại và đáng xấu hổ vì ước muốn nhỏ nhen được gặp người của mình mà làm chắn đoạn đường bác đi. Thế mà bác lại chẳng trách tôi lại thông cảm và hiểu cho tôi. Từ đó về sau bác hay lên thăm tôi khi thì mua sách khi lại mua cho tôi những thứ tôi cần.

Hôm nay cũng như thường lệ; nhác thấy chiếc xe của bác phía xa xa, tôi rạng rỡ chạy tới dúi vào tay bác củ tam thất nhỏ vừa đào được, gửi bác về ngâm rượu bồi bổ cho bác gái vừa mới ốm dậy. Tôi hồ hới khoe với bác mà chẳng để ý bác còn dẫn thêm hai người khách. Bác giới thiệu nhanh với tôi rằng đó là một ông họa sĩ già và một cô kĩ sư nông nghiệp. Theo lời gợi ý của bác, tôi có lời mời khách lên thăm nhà và cũng chính là nơi tôi làm việc.

Ở đây cuộc sống cô độc tôi có trồng thêm vài cây hoa: hoa dơn; hoa thược dược; hoa hồng phấn… Sắc xanh đỏ, tím đan xen rực rỡ. Không nhiều nhưng cũng đủ làm nức lòng khách nơi xa. Cô kĩ sư xinh đẹp cũng không nằm trong ngoại lệ, cô ô lên một tiếng đầy thích thú. Cô ấy là cô gái đầu tiên từ Hà Nội tới thăm nhà tôi vậy chả có lý do gì mà tôi không dành tặng cho cô ấy một bó hoa thật to.

Bác lái xe già chỉ cho tôi gặp “người” được ba mươi phút để bác không lỡ dở hành trình của mình. Vì thế tôi phải tranh thủ từng giây từng phút quý giá của cuộc đời. Tôi xin ông và cô năm phút để kể về câu chuyện của mình và hai mươi phút để được nghe về chuyện dưới xuôi. Tôi thực sự rất muốn biết dưới xuôi bây giờ tình hình kinh tế, con người như thế nào, có gì đổi mới.

Tôi bắt đầu kể về công việc của mình. Công việc của tôi gắn liền với những chiếc máy nằm ngoài vườn kia. Nhiệm vụ của tôi là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, tính chấn động, dự báo thời tiết hàng ngày phục vụ cho bà con sản xuất và chiến đấu. Vừa kể tôi vừa giới thiệu cho bác từng loại máy: nào là máy đo mưa; mưa xong thì đổ nước mưa ra cốc phân ly rồi đo; còn đây là máy nhật quang ký, chuyên dùng để đo mức độ nắng dựa trên khả năng thiêu đốt giấy rồi máy đo gió; đo mây… Tôi giới thiệu cho họ về những máy móc làm việc hàng ngày của tôi; tôi sử dụng chúng để nghiên cứu lấy số liệu rồi báo về bằng bộ đàm chuyên dụng vào khoảng thời gian cố định là bốn giờ; mười một giờ; bảy giờ tối và mười một giờ sáng. Nắm chắc kiến thức khoa học; công việc nói chung là đơn giản. Chỉ ngại mỗi hôm thời tiết khắc nghiệt; gió tuyết lạnh căm mà phải ra vườn lúc một giờ sáng thì cảm giác thật khó tả. Cái lặng im; gào thét lạnh lẽo của gió như giằng xé, nuốt trọn con người nhỏ bé. Lúc xong việc quay trở vào giường lại đau đáu trằn trọc không tài nào tiếp giấc được nữa.

Nói đến đây giọng tôi bỗng nghẹn lại, cảm như có cái gì đó đè nén, có cái gì nghẹn ngào đến khó tả. Tôi ngẩng lên thấy cô gái đang chăm chú lắng nghe, ông họa sĩ già lại dục tôi:

- Anh kể tiếp đi.

Tôi sợ rằng kể nữa mình sẽ chẳng kìm được cảm xúc nên lảng sang, tôi vui vẻ:

- Thôi mời cô và ông vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đó ạ.

Nhà tôi thì đơn sơ: có chiếc giường con; chiếc bàn học và một giá sách. Sống một mình thế có lẽ là đủ. Tôi rót nước mời ông, mời cô nhưng cô gái trẻ lại đang mải mê bên trang sách nên tôi chỉ lẳng lặng đặt nhẹ phía trước mặt. Uống chè tôi pha, ông họa sĩ tỏ ra thích thú, ông tiếp:

- Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?

Nghe đến đây tôi sững sờ, đoán biết là do bác lái xe kể, tôi vội thanh minh:

- Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

Nói cho vui thế chứ cũng có lúc tôi đã từng nghĩ mình cô đơn nhưng ngẫm lại cho cùng tôi nào có cô đơn, tôi còn có công việc vả lại công việc của tôi còn gắn liền với bao anh em, đồng chí dưới kia. Còn nói về cái thèm người tôi không phủ nhận. Mỗi lúc như thế tôi lại nói với lòng mình rằng: Mình sinh ra ở đâu và làm việc vì cái gì? Mình phải có trách nhiệm và cống hiến hết mình. Mà đâu chỉ mình tôi thèm người bác lái xe cũng thế còn gì, những hôm bác ấn còi inh ỏi mà tôi không chịu xuống là bác lại mò lên tận đây.

Quay sang cô kĩ sư tôi nói:

- Và cô thấy đấy, tôi còn có sách làm bạn cơ mà.

Ông họa sĩ thắc mắc hỏi tôi:

- Quê anh ở đâu?

Tôi không ngần ngại chia sẻ:

- Quê cháu ở Lào Cai và tôi có một ông bố tuyệt lắm.

Tôi kể cho họ nghe chuyện hai bố con tôi cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bô tôi thắng cháu một – không. Dịp Tết vừa rồi có một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan tôi ở Sa Pa. Không có tôi ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ có tôi góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với tôi lúc đấy cảm xúc như vỡ òa, hạnh phúc vì cũng có lúc mình lại lập được chiến công to đến thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố tôi, ôm tôi mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chú nói thế chứ tôi vẫn còn thua bố nhiều lắm.

Bất giác quay sang tôi thấy ông họa sĩ đang hí hoáy vào cuốn sổ trên gối. Bác vẽ tôi nhưng mình còn chưa xứng đáng. Dù thể để không vô lễ tôi vẫn ngồi yên để bác vẽ. Những nét phác họa nhanh nhưng chứa đựng đầy tâm huyết và tình cảm ở trong đó. Tôi cảm nhận là vậy.

Tôi biết có rất nhiều người xứng đáng hơn mình. Tôi nhanh nhảu:

- Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.

Đó là những con người hi sinh thầm lặng, những con người cống hiến hết mình giữa cái chốn hoang vu, lạnh lẽo để dựng xây quê hương đất nước. Nói đến đây tôi thoáng thấy một nét đượm buồn ,băn khoăn đầy ưu tư trên khuôn mặt ông họa sĩ.

Còn về cô kĩ sư nông nghiệp. Tôi không giỏi đoán được suy nghĩ con gái. Tôi không biết rằng cô đang nghĩ gì? Về câu chuyện tôi kể hay về những cảm xúc tình yêu trong cuốn sách? Hay phải chăng còn là những quyết định đã qua? Tôi không thể đoán được nhưng tôi chắc rằng trong cô đang dạt dào lên một ấn tượng hàm ơn khó tả. Và như muốn để lưu lại chút gì đó nơi đây cô cố tình kẹp lại chiếc khăn tay vào giữa cuốn sách gửi lại cho tôi.

Nhưng vì lịch sự, vì những suy nghĩ chốc lát tôi lại gào lên:

- Ô, cô còn quên khăn mùi soa đây này!

Rồi cuộn tròn lại trả cho cô. Cô gái ngượng ngùng nhận rồi ngoảnh mặt quay đi.

Tôi đúng là vô tâm, vô tâm nên mới không hiểu ý nhị của người con gái đáng yêu; tâm tình ấy. Mãi đến bây giờ nhận ra thì cũng đã chỉ còn là quá khứ.

Thời gian cũng đã hết tôi phải tiễn hai người khách đặc biệt ra về. Ông họa sĩ ôm chặt vai tôi lắc mạnh đầy hứa hẹn:

- Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Còn cô gái nắm lấy tay tôi buông câu nhẹ nhàng:

- Chào anh.

Một tình cảm nghẹn ngào như hàm chứa trong đó, cảm xúc dâng trào đến tột cùng trong tôi và có lẽ trong cả chính cô gái ấy.

Tôi xách vội túi trứng, dúi vào tay ông họa sĩ:

- Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé.”

Trung thực mà nói chưa đến giờ tôi trực nhưng tôi sợ sợ cái cảm giác chia ly ấy, sợ phải nói lời tạm biệt, sợ phải xa cái gọi là “hơi người”. Tôi chạy vào trong nhà và ngắm nhìn mãi cho đến khi bóng cái xe khuất hẳn phía đằng xa.

Đó là câu chuyện của tôi câu chuyện về chuyến gặp gỡ đặc biệt nơi núi rừng lạnh lẽo. Trong con mắt của ông họa sĩ già, của cô kĩ sư và của những người khác nữa, có lẽ đôi lúc họ sẽ tự hỏi tại sao tôi lại hành khổ mình đến thế? Tại sao tôi lại phí hoài tuổi trẻ đến thế? Tuổi trẻ để bay bổng còn tại sao tôi lại chọn cuộc sống cô đơn? Tôi không buồn mà trái lại tôi còn cảm thấy vui, cảm thấy hạnh phúc vì đã được đóng góp một phần sức lực nhỏ bé cho quê hương, đất nước; được cống hiến nhiệt thành tuổi trẻ này cho non sông, núi rừng, để quốc gia ngày một đi lên, phát triển hưng thịnh và giàu đẹp. Hi vọng thế hệ sau này sẽ có những con người như tôi, như ông kĩ sư hay đồng chí nghiên cứu sét - Những con người Lặng lẽ Sa Pa.

Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” tôi được coi là người cô độc nhất thế gian. Cũng đúng thôi bởi vài năm nay tôi chỉ sống quanh quẩn trên đỉnh núi Yên Sơn. Công việc của tôi là làm công tác khí tượng. Cái đỉnh núi này cao 2600m. Quanh năm tôi chỉ làm bạn với mây mù và tiết trời lạnh lẽo. Tôi thèm lắm cái hơi người giữa chốn mênh mông lạnh lẽo này. Đúng là ông trời không phụ lòng ai đã cho tôi có cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ. Để lại nhiều cảm xúc chất chứa trong lòng.

Để có được cuộc gặp gỡ này một phần cũng là nhờ bác lái xe. Bởi bác đã giới thiệu tôi cho mọi người biết về tôi. Tôi gặp được bác lái xe trong một lần đẩy cây chắn ngang xe của bác. Nghĩ lại chuyện đó tôi càng cảm thấy xấu hổ hơn. Chỉ vì ước nguyện mong muốn gặp người của mình mà đã ngáng đường xe bác đi. Ấy vậy mà bạn vẫn thông cảm và hiểu cho tôi không hề trách mắng tôi nửa lời. Từ đó bác rất hay lên thăm tôi thi thoảng mua sách hay những thứ tôi cần.

Như thường lệ, nhìn thấy bóng xe của bác từ phía xa xa tôi đều rất vui và nhanh chân chạy tới. Biếu bác củ tam thất nhỏ vừa mới đào lên để bác về ngâm rượu bồi bổ cho bác gái mới ốm dậy. Bác lái xe giới thiệu nhanh với tôi về ông họa sĩ và cô kỹ sư trẻ. Bác gợi ý cho tôi dẫn khách lên thăm nhà – chính nơi tôi đang làm việc.

Bởi sống một mình nên tôi thường trồng thêm hoa như hoa dơn; hoa thược dược hay hoa hồng phấn… Mỗi loài hoa có những sắc xanh đỏ riêng xen kẽ nhau rực rỡ. Tuy không trồng nhiều nhưng tần đó cũng đủ làm nức lòng các khách nơi xa khi đến đây. Cô kỹ sư trẻ tuổi xinh đẹp kia cũng là một trong số đó. Khi nhìn thấy vườn hoa tôi trồng cô ấy đã ô lên một tiếng thích thú. Cô ấy chính là cô gái đến từ Hà Nội đầu tiên tới thăm thôi. Chính vì thế mà không có lý do nào tôi lại không tặng cho cô ấy một bó hoa tươi cả.

Để không lỡ dở cuộc hành trình của mình. Bác lái xe chỉ có thể cho tôi gặp gỡ những người bạn mới quen trong vòng 30 phút. Vì vậy mà tôi cần tranh thủ và trân trọng từng phút giây quý giá này. Tôi chỉ xin hai người họ 5 phút để nói về câu chuyện của mình. Thời gian 20 phút còn lại tôi muốn được họ kể về câu chuyện dưới xuôi. Tôi muốn biết tình hình dưới đó bây giờ ra sao về kinh tế, con người thay đổi như thế nào?

Tôi bắt đầu kể cho họ nghe về công việc mình đang làm. Công việc đó gắn liền với chiếc máy nằm ở ngoài vườn kia. Hàng ngày tôi đo gió, đo mưa, đo nắng và tính mây tính chấn động. Dự báo được thời tiết xảy ra hàng ngày để phục vụ bà con lao động sản xuất và chiến đấu. Vừa kể tôi lại vừa giới thiệu từng loại máy cho bác. Nào là máy đo mưa, khi mưa xong thì đổ nước mưa thu được ra cốc phân li rồi đo. Tiếp theo là máy nhật quang kí, máy này dùng để đo được mức độ nắng mưa dựa trên khả năng thiêu đốt giấy. Tiếp đó là các loại máy đo gió, đo mây,… đây là các loại máy móc phục vụ công việc hàng ngày của tôi. Tôi sử dụng chúng trong quá trình lấy số liệu. Báo về bằng bộ đàm chuyên dụng trong một khoảng thời gian cụ thể. Bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và mười một giờ sáng.

Công việc cũng khá đơn giản không mấy khó khăn. Chỉ cần nắm chắc được các kiến thức khoa học là được. Vào những hôm thời tiết khắc nghiệt, gió thổi vù vù lạnh thấu xương. Phải chạy ra vườn lúc một giờ sáng thì thật khó có thể diễn tả được. Khi xong việc quay trở lại giường ngủ thì không tài nào ngủ nổi được nữa.

Bỗng nhiên giọng tôi nghẹn lại khi nói đến đây. Cảm giác như có thứ gì đó đè nén nghẹn ngào khó tả. Khi tôi ngẩng đầu lên cô kỹ sư trẻ vẫn đang chăm chú nhìn lắng nghe câu chuyện của tôi. Ông họa sĩ dục tôi: “Anh kể tiếp đi”. Tôi không kể nữa mà lảng sang chuyện khác. Bởi tôi sẽ không kìm được cảm xúc nếu kể tiếp. Tôi vui vẻ nói: “Thôi mời cô và ông vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đó.”

Vì cũng sống một mình nên căn nhà của tôi cũng khá đơn sơ. Một chiếc giường nhỏ, một chiếc bàn học và một giá sách cạnh đó. Có lẽ như thế cũng đủ cho những người sống một mình như tôi. Tôi rót nước và mời ông cùng cô kỹ sư trẻ tuổi. Nhưng cô ấy đang mải mê với chồng sách của tôi nên tôi chỉ lẳng lặng để nhẹ cốc nước ở phía trước mặt. Uống ngụm chè mà tôi pha, ông họa sĩ thích thú nói: “ Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?”

Nghe ông nói vậy tôi sững sờ, tôi đoán là do bác tài xế đã nói với họ trước đó. Tôi vội vàng khua tay thanh minh: “Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.”

Nói thế thôi chứ cũng đôi khi tôi nghĩ mình là cô đơn. Suy cho cùng khi ngẫm lại tôi lại thấy tôi không hề cô đơn tí nào cả. Tôi còn có công việc mà vả lại công việc đó của tôi cũng gắn liền với nhiều anh em đông chí dưới kia. Còn nói về việc thèm người thì tôi công nhận. Nhiều lúc như vậy tôi lại nói với lòng mình rằng: “Mình sinh ra ở đâu và làm việc vì cái gì? Mình phải có trách nhiệm và cống hiến hết mình. Mà đâu chỉ mình tôi thèm người bác lái xe cũng thế còn gì, những hôm bác ấn còi inh ỏi mà tôi không chịu xuống là bác lại mò lên tận đây.”

Tôi quay sang cô kỹ sư và nói vui: Và cô thấy đấy, tôi còn có cả sách làm bạn nữa cơ mà. Bỗng nhiên ông họa sĩ hỏi tôi: “Quê anh ở đâu?”. Tôi không ngần ngại mà nói kể cho ông nghe. Tôi quê ở Lào Cai và tôi có một người cha tuyệt vời lắm. Hai bố con chúng tôi đều viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả bố tôi đã thắng tôi 1-0. Trong dịp tết vừa rồi có một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan tôi làm tại Sa Pa. Tiếc là hôm đó tôi lại không có ở đấy. Thế nhưng các chú ấy đã cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói rằng nhờ có tôi góp một phần công lao phát hiện ra đám mây nhỏ ngày ấy. Không quân ta đã hạ được nhiều phản lực của Mĩ ở trên cầu Hàm Rồng. Cảm xúc lúc ấy dường như vỡ òa vì hạnh phúc. Chú ấy nhắc đến bố tôi, ôm tôi mà lắc: “Thế là một – hòa nhé!”. Chú nói vậy thôi chứ tôi còn cần học hỏi nhiều từ bố tôi lắm.

Bất giác tôi quay sang thấy ông họa sĩ đang hí hoáy với cuốn sổ trên gối. Thì ra là bác đang vẽ tôi, nhưng tôi thấy mình chưa thực sự xứng đáng. Dù vậy nhưng tôi vẫn ngồi yên để bác vẽ không dám đứng lên một cách vô lễ. Chứa đựng trong những nét phác họa nhanh của bác là tâm huyết và tình cảm bên trong.

Tôi biết còn có rất nhiều người xứng đáng hơn tôi. Tôi nhanh nhảu nói: “Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi”

Đó đều là những con người cống hiến hết mình và hi sinh thầm lặng giữa chốn lạnh lẽo hoang vu này. Tất cả đều dựng xây nên quê hương đất nước. Nói đến đây tôi thoáng thấy được nét đượm buồn đầy ưu tư trên khuôn mặt của ông họa sĩ già. Bởi tôi không giỏi đoán được những suy nghĩ của người con gái. Vì vậy tôi cũng không biết cô kỹ sư trẻ đang nghĩ gì nữa. Có thể là đang suy nghĩ về chuyện tôi kể hoặc cảm xúc trong những trang sách. Cũng có thể là những chuyện đã qua. Tuy tôi không thể đoán được. Nhưng chắc rằng trong cô ấy đang dạt dào cảm xúc khó tả. Có lẽ là muốn lưu lại chút gì tại nơi này nên cô đã kẹp chiếc khăn tay vào cuốn sách cho tôi. Thế nhưng vì phép lịch sự, vì suy nghĩ bồng bột trong chốc lát. Tôi gào lên: “ô, cô còn quên khăn mùi xoa đây này”. Sau đó cuộn chiếc khăn lại và trả cô. Cô ngượng ngùng nhận lại chiếc khăn rồi ngoảnh mặt quay đi.

Tôi đúng là một thằng con trai vô tâm phải không các bạn? Chính vì sự vô tâm ấy mà tôi đã không hiểu ý của người con gái ấy. Cho đến bây giờ khi nhận ra rồi thì chuyện đó đã trở thành quá khứ. Ba mươi phút trôi qua thật nhanh, đã đến lúc tôi phải tiễn hai vị khách đặc biệt này rồi. Ông họa sĩ già ôm chặt vai tôi lắc mạnh và nói đầy hứa hẹn: “Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?”. Còn cô kỹ sư trẻ nắm tay tôi và nói câu nhẹ nhàng: “Chào anh”. Có một tình cảm nghẹn ngào ẩn chứa trong đó. Có lẽ cả tôi và cô ấy đều trào dâng lên một cảm xúc tột cùng nào đó. Tôi vội vàng xách túi trứng dúi vào tay ông họa sĩ và nói: “Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé”. Tôi rất sợ cái cảm giác chia ly, sợ phải nói lời chào tạm biệt và sợ phải rời xa cái được gọi là “hơi người”. Tôi chạy vào nhà và nhìn mãi hình bóng cái xe cho đến khi khuất hẳn.

Đó là câu chuyện về cuộc gặp gỡ đặc biệt nơi núi rừng giá lạnh. Tôi đoán rằng trong con mắt của ông họa sĩ và cô kỹ sư trẻ hay những người khác nữa. Họ sẽ tự hỏi rằng tại sao tôi lại phải chịu khổ sở đến như vậy? Sao tôi lại bỏ phí tuổi trẻ của mình để ở đây? Tuổi trẻ nên được bay bổng khám phá trải nghiệm sao tôi lại chọn sống ở đây với cuộc sống cô đơn? Tôi không hề cảm thấy buồn trái lại còn rất vui. Bởi vì tôi đã đóng góp một phần công sức nhỏ của mình cho quên hương đất nước này. Cống hiến tuổi trẻ của mình cho non sông Tổ quốc để cho đất nước quốc gia ngày một đi lên và phát triển. Hy vọng thế hệ sau này cũng sẽ có những con người như tôi hay như ông kỹ sư. Hay đồng chí nghiên cứu sét – những con người Lặng lẽ Sa Pa.

Tôi là Sáu - một người chiến sĩ xung phong trên chiến trường Nam Bộ. Ngày tôi tạm biệt mái ấm gia đình để lên đường ra trận, con gái tôi-bé Thu mới chỉ được một tuổi. Với tôi, bé Thu là niềm hạnh phúc nhất cuộc đời này, cũng chính là động lực để tôi hết mình chiến đấu và sớm ngày trở về gặp con. Đằng đẵng bảy năm trôi qua, tôi mới có dịp quay về quê nhà. Dẫu cho tấm ảnh má con nó tôi vẫn luôn nâng niu và nhìn ngắm mỗi ngày thì cái cảm giác được gặp con, được ôm con vào lòng vẫn khiến tôi khao khát, mong chờ vô cùng.

Còn nhớ ngày tôi đi, bé Thu còn được ẵm trên tay mẹ. Gương mặt con bé kháu khỉnh, đáng yêu lắm. Những ngày vợ đến thăm, tôi đều nhắn nhủ lần sau nhớ dắt con theo nhưng trong tâm vẫn biết rõ điều đấy là không thể. Thời thế loạn lạc, dẫn theo con chẳng khác nào đưa nó vào nguy hiểm. Tôi biết rõ cả chứ. Chỉ có điều nỗi nhớ và sự khao khát được gặp lại con cứ dâng mãi trong lòng.

Cũng vì vậy mà chuyến về quê này với tôi là một niềm hạnh phúc vô bờ bến. Cái ngày mà tôi chờ đợi suốt bảy năm qua cuối cùng cũng đến. Lòng tôi cứ nao nao, bồn chồn mãi. Nghĩ đến cảnh được đoàn tụ với gia đình, được ôm hôn con, được nghe tiếng con gọi ba thân mật,…là tôi lại vui đến mức không ngủ được.

Chiếc xuồng dần cập bến. Hình ảnh ngôi nhà cùng hàng dừa xanh cũng dần hiện rõ hơn. Dù từ xa, bóng bé gái tóc ngắn ngang vai, mặc quần bông áo đỏ hiện lên mờ nhạt, tôi vẫn nhận ra ngay đó là con gái mình. Tôi toan chạy khi xuồng chưa cập bến hẳn và gọi to:

“Thu, con”.

Ngay từ lúc cất tiếng gọi, như những gì đã mường tượng suốt một đêm hôm qua, tôi nghĩ rằng bé Thu sẽ chạy đến ôm tôi và vui mừng vì ba nó đã về gặp nó. Nhưng không, ánh mắt con bé ngơ ngác, tròn xoe. Nó giật mình khi nghe tiếng tôi gọi, càng hốt hoảng hơn khi nhìn rõ mặt tôi khi tôi tiến lại gần. Một cảm giác hụt hẫng bao lấy con người tôi. Vừa xúc động, vừa thất vọng, vết thẹo dài trên má tôi cũng đỏ hơn, hằn rõ hơn. Có lẽ vì vậy mà bé Thu sợ hãi, bỏ chạy đi tìm mẹ.

Trái tim tôi nhói lên đau đớn. Tôi chưa từng nghĩ đến cảnh tượng này, chưa từng nghĩ con gái sẽ sợ hãi, tránh né người cha đã bảy năm không gặp như thế…Đứa con gái mà tôi mong ngóng từng ngày lại không chấp nhận người cha này. Lòng tôi cứ như có vết dao cắt, chẳng thể nào nguôi ngoai.

Mẹ bé Thu thông báo với gia đình và bà con hàng xóm. Ai nấy đều đến hỏi thăm, quan tâm khiến tôi cảm động, phấn khởi vô cùng. Nhưng dường như trong lòng vẫn có cảm giác trống trải. Thỉnh thoảng, tôi đưa mắt nhìn bé Thu, nhưng đổi lại là sự tránh né của con bé. Ờ thì, có lẽ nó cư xử như vậy cũng không có gì kỳ lạ. Vì khi tôi lên đường đi chiến đấu, bé Thu chưa tròn 1 tuổi nữa mà. Nó còn quá nhỏ để khắc ghi hình ảnh người cha này và bây giờ cũng chưa đủ lớn để nhận biết được.

Dù vậy, lần này tôi chỉ được quay về nghỉ phép ba ngày. Ba ngày ngắn ngủi quá, tôi không dám và cũng không muốn đi đâu xa. Cả ngày ở nhà cố gần gũi với con bé. Càng gần ngày đi, chỉ càng mong nghe được tiếng con gọi “ba”, mong được con thân mật, yêu thương mình. Cũng vì vậy mà sự khao khát được gần bên con cũng càng nhiều hơn.

Nhưng con bé cũng có kiên định của riêng nó. Nó nhất quyết không gọi tôi một tiếng cho dù đang trong hoàn cảnh cần tôi giúp đỡ. Lúc nào cần nói, nó cũng không gọi ba, chỉ nói trống không. Trong bữa cơm hôm ấy, tôi ân cần gắp cho con một miếng trứng cá to vào bát. Nó không nói gì, rồi bất ngờ hất miếng trứng ra, cơm văng tung tóe khắp mâm. Tôi giận lắm, không kìm chế được, vừa giận vừa thương lấy tay phát liền hai cái vào mông nó, mắng: "Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”

Đánh con xong lòng tôi đau như có ai xát muối vào vết thương. Nhưng lạ thay, bé Thu chẳng khóc, chẳng nói chẳng rằng, nó cúi gằm mặt, lặng lẽ gắp miếng trứng cá đặt lại vào chén rồi ra thuyền, chèo sang bên nhà ngoại. Lúc này, tôi cảm thấy ân hận lắm. Con bé không có lỗi, nó còn quá nhỏ để hiểu mọi thứ. Tất cả là do chiến tranh tàn khốc đã ngăn cách ba con chúng tôi.

Ba ngày ngắn ngủi cũng trôi qua, mai là ngày tôi phải lên đường quay về chiến trường. Nơi chiến trường khốc liệt, ra đi nào có dám nghĩ đến ngày quay về. Tôi chỉ tha thiết được nghe con gọi ba một lần thật ấm áp mà sao lại khó đến thế. Cả đêm không ngủ. Tôi cứ nghĩ mãi về gia đình, về bé Thu…Nước mắt cứ chực trào ra. Sáng ngày đi, bà con nội ngoại, hàng xóm đến rất đông. Ai nấy đều bùi ngùi chia tay, dặn dò tôi ráng giữ sức khỏe chờ ngày đất nước thống nhất để quay trở về. Mãi tiếp khách, tôi cũng không có thời gian ngó tới con bé. Lúc đeo ba lô lên vai, tôi có nhìn bé Thu. Nỗi đau trong lòng dường như không quá mạnh mẽ như lúc đầu con không nhận ra mình nữa. Thay vào đó, lòng tôi đầy sự trống trải, đượm buồn, tiếc nuối và thương con nhiều hơn. Bé Thu trông không còn bướng bỉnh nữa, trước mắt tôi, con bé nhìn có chút buồn hơn những ngày trước. Trước phút chia xa, tôi chỉ muốn ôm hôn lấy con một lần, nhưng vì sợ vết thẹo trên má mình khiến con hoảng sợ, tôi đành ngậm ngùi chào: “Thôi, ba đi nghe con”.

Phút chia ly, lòng tôi nghẹn ngào khóc không thành tiếng. Nhưng điều khiến tôi xúc động đến tột cùng là lúc cái Thu gọi lên một tiếng dài: “Ba”. Tôi như không tin vào tai mình. Đó là tiếng bé Thu gọi mình đấy sao? Tiếng gọi mà tôi đã chờ đợi suốt bao lâu nay. Tôi toan quay đầu lại, con bé đã chạy đến ôm tôi chặt cứng. Nó không ngừng hôn lên má tôi, lên vết thẹo dài, miệng cứ liên tục: “Ba, ba ở lại với con. Con không cho ba đi nữa.”

Đến bây giờ mới là phút giây tôi cảm nhận rõ nhất tình phụ tử. Ấy thế mà tôi lại sắp phải chia tay con. Nghẹn ngào chẳng thể nói được nên lời, tôi kiềm lòng dặn dò con bé và cũng tự trấn an mình: “Ba đi rồi ba sẽ về thôi nghen con!”.

Nhưng con bé không chịu nghe, hai tay nó ôm chặt lấy cổ tôi. Đôi chân nhỏ bé quặp ngang hai bên hông của tôi. Bé Thu nức nở khóc và tôi cũng thấy khóe mắt mình cay cay. Đến khi má nó và bà ngoại lại gần dỗ dành, con bé mới chịu buông tôi ra. Nước mắt lưng tròng, nó nức nở: “Ba đi rồi về mua cho con cây lược nghe ba!”.

Phút chia tay nghẹn ngào nhưng cũng ngắn ngủi quá, chúng tôi từ biệt mọi người trở chiến trường nhận nhiệm vụ. Mỗi đêm rừng, nằm nhớ về con tôi lại thấy ân hận vô cùng vì đã trót đánh con. Tôi dằn vặt, đau đáu mãi những năm tháng chiến dịch. Lời hứa mang về chiếc lược cho con cứ in sâu trong lòng tôi. Không một phút giây nào tôi quên nhiệm vụ mà đứa con gái bé bỏng gửi gắm mình. Kiếm cho con cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành kỷ vật thiêng liêng của tình mẫu tử.

Tôi muốn tự tay làm tặng cho con gái bé bỏng của mình một cây lược thật đẹp. Hằng ngày tôi tỉ mỉ mài chiếc ngà voi và đập nhỏ vỏ đạn để làm lược. Tôi còn cẩn thận khắc lên đó những dòng chữ yêu thương để dành tặng cho con. Chiếc lược trở thành động lực, thành niềm tin vững chắc, thành ước mơ về ngày chiến tranh kết thúc, tôi sẽ được trở về, trao tận tay con bé món quà nhỏ này.

Nhưng rồi, chiến tranh tàn khốc, ranh giới giữa sự sống với cái chết thật sự rất mong manh. Trong một trận càn lớn của Mỹ – Ngụy, tôi không may bị thương nặng. Biết mình phải hy sinh, tôi không có gì hối tiếc vì đã chiến đấu hết sức mình cho độc lập của Tổ Quốc. Trước lúc lìa xa cõi đời, hình ảnh lá cờ độc lập hiện mãi trong đầu tôi. Dưới lá cờ đó, là bé Thu - là đứa con gái bé bỏng đang trông đợi tôi về. Tôi đã kịp đưa cho anh Ba – người bạn chiến đấu của mình cây lược ngà với hi vọng rằng anh sẽ thay tôi trao tận tay cho con bé. Và dường như trong cơn hấp hối, tôi vẫn nghe rõ mồn một tiếng anh Ba bên tai tôi: “Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu”.

Trong giây phút cuối cùng ấy, tôi thấy bé Thu mỉm cười nắm lấy tay tôi, tôi cũng mỉm cười hạnh phúc chìm vào giấc ngủ dài.

Hôm ấy, nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, trường tôi tổ chức cho đi thăm quan Bảo tàng Lịch sử quân đội. Chúng tôi được chiêm ngưỡng biết bao hiện vật lịch sử: những khẩu súng trường, mảnh vỡ của bom đạn, cùng với chiếc mũ tai bèo, chiếc ba lô con cóc thân thương. . . Đang tham quan, tôi nhìn thấy một chiếc xe tải, không kính nằm thu mình ở một góc nhỏ. "Không có kính không phải vì xe không có kính. . . ", bất chợt những tứ thơ khẩu ngữ, khỏe khoắn từ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" ấy vang lên trong thâm tâm tôi. "Liệu đây có phải là cái xe ấy không?", đang băn khoăn, tôi bỗng thấy một bác mặc áo bộ đội, đứng từ xa lặng lẽ quan sát xe. Từ từ bước đến bên, tôi lắp bắp hỏi: "Bác là người lái chiếc xe này đó ư?". Bác quay sang tôi, mỉm cười: "Ừ, bác là lính Trường Sơn năm xưa cháu ạ". . .

Bác dẫn tôi tới quan sát chiếc xe gần hơn; lần đầu tiên, tôi được chiêm ngưỡng tận mắt một chiếc xe tải quân sự. Quả lả một chiếc xe "trần trụi": không có kính, lại không có cả đèn, không có mui, thùng xe lại còn xước. Sinh ra và lớn lên tại thủ đô trong thời bình, từ bé tôi chỉ bắt gặp những chiếc ô tô lành lặn, nước sơn sạch bóng, nội thất khang trang; không ngờ một chiếc xe tróc sơn, hỏng hóc nặng nề như thế này vẫn có thể hiên ngang lướt đi và mang theo biết bao súng đạn, lương thực chi viện. Thật là một chuyển động kì diệu! Đang tròn mắt ngạc nhiên vì thán phục, bỗng bác chiến sĩ vỗ vai tôi, trầm giọng kể: "Chiến trường khốc liệt lắm cháu ạ! Hằng ngày máy bay Mĩ trút hàng ngàn tấn bom đạn cày xới, phá hoại Trường Sơn hòng cắt đứt chi viện của ta. Các trọng điểm lúc nào cũng mịt mù khói lửa, bom rơi.

Ngày qua ngày, xe luôn phải chịu những chấn động, rung xóc dữ dội". À đúng rồi, tại đế quốc Mĩ xâm lược, tàn phá mà chiếc xe mới trở nên tan hoang. Tôi rùng mình trước cuộc chiến thật vô cùng gian nan, khốc liệt... Khuôn mặt bác trầm ngâm, đôi mắt hướng về chiếc xe một cách xa xăm. Bỗng bác vụt giọng vui vẻ: "Nhưng mà xe không kính hóa ra cũng có cái hay. Ta ung dung ngồi trong buồng lái, thoải mái phóng tầm mắt ra xung quanh mà nhìn trời, ngắm đất, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ mà hùng vĩ của rừng núi Trường Sơn. Không có kính mà, gió cứ đùa chơi trong cabin, xoa vào đắng mắt. Nhưng càng hòa mình vào thiên nhiên đất nước, bác lại càng thấy lòng mình sục sôi bầu nhiệt huyết và lạc quan; lúc đó con đường khúc khuỷu ngặt nghèo vẫn còn đầy những chông gai phía trước, dường như rộng mở và tươi sáng hơn. Nó như chạy thẳng vào con tim, khiến bác vừa hứng khởi hân hoan, lại vừa lao xao hồi hộp. Bác nhìn thấy cả những cánh chim bay về tổ ban chiều; khi đó tâm trí lại bồi hồi, xao xuyến nhớ về cha mẹ, quê hương. Màn đêm buông xuống, tuy không có đèn pha phía trước, nhưng trên bầu trời vẫn có những vì sao rọi sáng, soi đường dẫn lối cho xe bác qua. Hướng mắt tới những ngôi sao xa xôi, bác nao lòng nghĩ đến miền Nam ruột thịt đang mong đợi. Ôi, cháu ơi, mọi thứ xung quanh cứ như sa, như ùa vào buồng lái". Tôi háo hức nghe bác kể chuyện. Những người chiến sĩ lái xe quả thật kiên cường, dũng cảm.

Dù cho có ở trong chiến tranh khốc liệt, họ vẫn tràn đầy khí thế ung dung, lạc quan, thư thái thả mình vào vẻ đẹp huyền diệu của núi rừng, để cho tâm hồn dạt dào, trào dâng bao lãng mạn. . . Chợt nhớ ra những ý thơ "Không có.... ừ thì....", tôi hỏi: "Thế không có kính, bác đối chọi với thiên nhiên thời tiết ra sao?". Bác liền cười: "Cứ mặc kệ nó thôi, cháu ạ. Không có kính, ừ thì bụi thật đấy. Bụi bẩn bắn từ đường lên sạm hết cả mặt, đến mái tóc đen cũng trở nên trắng xóa như cụ già. Nhưng cứ để nguyên; phì phèo châm điếu thuốc, thấy mặt cứ ngờ ngộ, là lạ, bác bỗng bật cười. Khuôn mặt lấm cát bụi hóa ra lại vui! Thế rồi cả những khi mưa to, đường rừng trở nên trơn trượt, lầy lội khiến bác dán mắt vào từng đoạn đường, lái xe cẩn thận hơn; nhưng cùng lúc đó, mưa tuôn mưa xối qua chiếc cửa kính vỡ kia làm bác ướt hết cả áo quần, mặt mũi. Trên đỉnh Trường Sơn này, có lúc mưa lâm râm, nhưng nhiều khi lại trút xuống ào ào, thối đất thối cát.

Ô hay, mặt bác đã được rửa sạch trơn, nhưng áo quần lại ướt như chuột lột. Nhưng còn tâm trí đâu mà để ý đến những cái đó nữa. Mắt còn mải mê với những cung đường gập ghềnh khúc khuỷu, con tim đập rộn ràng thúc giục vì miền Nam, bác tự nhiên quên đi gian khổ. Mà lái trăm cây số nữa, kiểu gì mưa chả phải ngừng; nắng lên, gió lùa vào buồng lái, áo khô mau thôi!". Nụ cười rạng rỡ của bác làm cho tôi khâm phục.

Nụ cười ấy đã hiên ngang trong phong ba bão táp; kiên cường, dũng cảm bất chấp thời tiết khắc nghiệt, những cung đường thử thách gian lao. Vì lí tưởng sống cao đẹp, vì tiếng gọi của Tổ quốc thiêng liêng, các bác sẵn sàng chiến đấu, quên đi tất cả. Thế rồi tôi lại hỏi:"Lái xe giữa rừng một mình thế này, bác có cảm thấy cô đơn không?". Bác lại bật cười: "Làm sao mà cô đơn được hả cháu? Bên bác còn có trời đất, núi rừng Trường Sơn nữa cơ mà. Với lại có phải một mình bác lái xe đâu, trên tuyến đường này vẫn còn biết bao nhiêu chiếc xe khác ngày đêm chuyên chở vũ khí, lương thực.

Anh em đồng chí gặp nhau suốt dọc đường đi tới, trao cho nhau cái bắt tay. Chỉ một cái bắt tay chớp nhoáng qua ô cửa kính vỡ kia thôi, vậy mà khiến bác ấm áp cả con người, như được tiếp thêm niềm tin và sức mạnh. Xe lại tiếp tục chạy, bầu trời càng tươi xanh. Và rồi khi nghỉ giữa chặng xe, bác còn được quây quần bên bạn bè, đồng đội. Bên bếp Hoàng Cầm, cùng chung bát đũa, mọi người thân tình, cởi mở, sẻ chia những vui buồn cho nhau.

Nhiều khi tất cả cùng ca hát, mỉm cười rồi vỗ tay, truyền cho nhau nhiệt tình cách mạng và yêu thương, xua tan đi khó nhọc. Tình đồng chí, đồng đội thật đẹp quá, cháu ạ!". Đúng là đẹp thật! Quả đúng là "Chỉ cần trong xe có một trái tim"! Những người chiến sĩ cùng chung niềm tin, lí tưởng, sát cánh bên nhau. Họ truyền sức mạnh và hơi ấm cho nhau, để cùng nhau chiến đấu vì miền Nam ruột thịt. Hình ảnh người lính lái xe thật sinh động.