Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
29 tháng 1 lúc 13:48

Biện pháp nghệ thuật điệp đã được tác giả sử dụng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ. Bên cạnh đó, nó cho thấy được nỗi lòng người con gái khi yêu với đủ cung bậc, với đủ những xốn xang trong lòng. Tất cả hòa quyện cho thấy một tình yêu trải qua những chông gai, trắc trở và nỗi nhớ tha thiết của người con gái khi yêu.

Bình luận (0)
Leonor
Xem chi tiết
Vice Biche Amellian
4 tháng 10 2021 lúc 22:02

Tác dụng của biện pháp so sánh

So sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Hoặc so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừ tượng. Với cách này sẽ góp phần giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được rõ hơn về sự vật, sự việc đang nói đến.

Bên cạnh đó, biện pháp so sánh còn giúp cho câu nói, lời văn trở nên bay bổng và cuốn hút hơn. Vì thế mà nhiều nhà thơ, nhà văn đã sử dụng trong chính tác phẩm của mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Minh Hằng
4 tháng 10 2021 lúc 22:03

-So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn

-Điệp ngữ là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

chúc em học tốt :3

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vice Biche Amellian
4 tháng 10 2021 lúc 22:04

Tác dụng của điệp từ, điệp ngữ

1. Tạo ra sự nhấn mạnh

Ví dụ 1:

“… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Trong đoạn thơ trên, từ "nhớ sao" được lặp lại tới 3 lần cho thấy tác dụng nhấn mạnh sự nhớ nhung của tác giả về những kỷ niệm xưa cũ.

Ví dụ 2: 

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền trôi thấp thoáng cánh buồn xa xa,

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt nước một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,

Tiếng mưa sầm sập vây quanh chỗ ngồi

Trong ví dụ trên, từ "buồn trông" được lặp đi lặp lại là 1 điệp ngữ để làm nổi bật nỗi buồn của Thúy Kiều.

2. Tạo sự liệt kê

Ví dụ 1:

Còn trời, còn nước, còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa

=> Điệp từ “còn” được lặp lại nhiều lần để liệt kê những sự vật có sự liên kết với nhau để nói lên tình cảm của tác giả dành cho cô bán rượu.

b) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát….

Có bão tháng bẩy

Có mưa tháng ba

(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai và tàn phá.

3. Tạo sự khẳng định

Ví dụ 1:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

Trong ví dụ trên, biện pháp lặp lại một cụm từ nhằm khẳng định vẻ đẹp thuần túy của bông sen.

Ví dụ 2:

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực…

Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở đây là nhiều vô kể…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Giang
Xem chi tiết
S - Sakura Vietnam
2 tháng 1 2022 lúc 19:57

Tham khảo

Biện pháp tu từ điệp ngữ : "Vì"

Tác dụng : 

 - Nêu lên mục đích chiến đấu của các chiến sĩ

- Cảm xúc lắng sâu lại tìm về ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Bình luận (1)
Thảo Phương
Xem chi tiết

Những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh (Huỳnh Lý) kể:

+ Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cơn cồn bão; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi

+ Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về

Tác dụng của biện pháp tu từ này: Nhấn mạnh sức mạnh, khả năng kỳ diệu của vị thần Sơn Tinh
Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
22 tháng 12 2023 lúc 21:20

- “Một người là chúa miền non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng”. 

→ nhấn mạnh sự ngang tài ngang sức,  mỗi người một vẻ của Sơn Tinh, Thủy Tinh. 

- “Một người ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. … Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.”

→ Liệt kê các phép lạ của Sơn Tinh và Thủy Tinh, nhấn mạnh sự dứt khoát, hiệu nghiệm tức thì. 

- “Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.” 

→ Liệt kê những sự vật bị ngập, nhấn mạnh việc nước ngập mọi nơi, lần lượt, tăng tiến (từ xa đến gần, từ ngoài vào trong), qua đó thể hiện sức mạnh, sự tức giận của Thủy Tinh. 

Bình luận (0)
ai cuti hãy vào đây nhé...
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Khanh
27 tháng 10 2023 lúc 20:47

là biện pháp tu từ được điệp liên tiếp nhau ở một từ ngữ ( đôi khi cả một câu ) để làm nổi bật ý muốn nhấn mạnh

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Vân
Xem chi tiết
ĐứcccccAnhhhh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Gia Linh
11 tháng 12 2020 lúc 16:48

điệp ngữ:lồng

tác dụng:giúp bức tranh đêm khuya trở nên sinh động và giúp cho bức tranh có nhiều tầng lớp từ trên cao xuống dưới thấp

Bình luận (2)
Võ Xuân Cường
20 tháng 12 2020 lúc 21:41

ko biết

Bình luận (1)
Hoài An
Xem chi tiết