Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
20 tháng 7 2023 lúc 9:16

THAM KHẢO!!!!

- Tầm quan trọng chiến lược về kinh tế của Biển Đông:

+ Với vị trí chiến lược quan trọng và nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, Biển Đông vừa là cửa ngõ giao thương quốc tế, vừa tạo điều kiện thuận lợi để các quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp có thể phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, với những ngành mũi nhọn như: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản; vận tải hàng hải và du lịch biển.

+ Nhiều nước ở khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Inđônêxia, Xingapo, Việt Nam,...  có nền kinh tế gắn liền với các con đường thương mại, hệ thống cảng biển và nguồn tài nguyên trên Biển Đông.

+ Biển Đông được coi là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á với một khối lượng lớn hàng hoá vận chuyển quốc tế qua đây. Khoảng hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45 % trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông.

- Tầm quan trng chiến lược về chính trị - an ninh của Biển Đông:

+ Trong lịch sử, Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn, đồng thời là nơi diễn ra quá trình giao thoa của các nền văn hoá như: Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa…. Vì vậy, các quốc gia và vùng lãnh thổ ven Biển Đông là nơi tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của thế giới. Tình trạng tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông cũng xuất hiện từ sớm và khá phức tạp.

Hiện nay, Biển Đông có vị trí địa - chính trị quan trọng đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khi giao thương trên biển phát triển, sự phụ thuộc của các quốc gia vào các tuyến đường biển đi qua Biển Đông ngày càng lớn hơn. Vì thế, an ninh trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích an ninh, chính trị và sự thịnh vượng về mặt kinh tế của khu vực, trong đó có Việt Nam.

  
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
1 tháng 8 2023 lúc 13:03

Biển Đông là một trong các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương; Châu Âu - Châu Á; Trung Đông - Châu Á.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 8 2023 lúc 9:51

Tham khảo:

- Biển Đông là tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Các nước giáp ranh biển Đông đều có các hoạt động thương mại hàng hải, khai thác hải sản và dầu khí rất sôi động trên vùng biển này.
Các cảng biển lớn trên Biển Đông là điểm trung chuyển của tàu thuyền, trao đổi và bốc dỡ hàng hóa quan trọng như cảng: Xin - ga - po, Ku - an - tan, Ma - ni - la, Đà Nẵng, Hồng Công...
- Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số khu cực Châu Á - Thái Bình Dương. Các nước Đông Nam Á ven biển đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ Biển Đông trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

Hạ Nhật
Xem chi tiết
Minh Thái
Xem chi tiết
Dark_Hole
28 tháng 2 2022 lúc 9:36

Tham khảo: Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa – chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế. Biển Đông đóng vai trò quan trọng, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước.

Sự cạnh tranh chiến lược của một số quốc gia có nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy hợp tác sâu rộng, mang lại môi trường, điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh và là cơ hội để khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này cũng dẫn đến nhiều bất lợi, tác động tiêu cực đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam. Nếu chúng ta không kiểm soát tốt, sẽ dẫn đến nguy cơ mất tự chủ, phụ thuộc, thậm chí chệch hướng quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, chúng ta cần chủ động nghiên cứu, nắm chắc tình hình, dự báo chính xác chiến lược của các cường quốc, các đối tác chiến lược, làm cơ sở tham mưu, hoạch định chủ trương, chiến lược, đối sách, giải pháp, khâu đột phá phù hợp, khoa học, không để bị động, bất ngờ; giảm thiểu, ngăn chặn tác động tiêu cực; kiên quyết không để lệ thuộc vào nước ngoài; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

lạc lạc
28 tháng 2 2022 lúc 10:09

Refer

ý nghĩa biển đông

Biển Đông đóng vai trò là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới đặc biệt là với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực phát triển năng động và có một trung tâm kinh tế lớn của thể giới.
 

Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy hải sản), phi sinh vật (dầu khí, khoáng sản). Là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Ngoài ra, Biển Đông còn là một vùng biển nước sâu rộng lớn, có nhiều tiền đề thuận lợi cho việc tạo thành và tích tụ băng cháy (khí hydrat).

;Ý nghĩa chiến lược an ninh khu vực của Việt NamNghiên cứu, nắm chắc chính sách, chiến lược của một số cường quốc và sự tác động đa chiều tới quốc phòng, an ninh Việt Nam là tiền đề quan trọng để tham mưu với Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách quốc phòng, an ninh bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

 

Lãnh Hànz Thiênz Kenz
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 8 2023 lúc 9:54

Tham khảo:

- Biển Đông là tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Các nước giáp ranh biển Đông đều có các hoạt động thương mại hàng hải, khai thác hải sản và dầu khí rất sôi động trên vùng biển này.
Các cảng biển lớn trên Biển Đông là điểm trung chuyển của tàu thuyền, trao đổi và bốc dỡ hàng hóa quan trọng như cảng: Xin - ga - po, Ku - an - tan, Ma - ni - la, Đà Nẵng, Hồng Công...
- Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số khu cực Châu Á - Thái Bình Dương. Các nước Đông Nam Á ven biển đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ Biển Đông trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

Trịnh Nguyễn Thanh Nhàn
Xem chi tiết
Phương Dung
24 tháng 12 2020 lúc 22:30
Những biến đổi của Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nayBiến đổi thứ nhất: cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.Biến đổi thứ hai: từ khi giành được độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế – xã hội và đạt được nhiều thành tích to lớn như Sin-ga-po, Thái Lan, Malaixia… Đặc biệt, Sin-ga-po trở thành “con rồng châu Á”, được xếp vào hàng các nước phát triển nhất thế giới.Biến đổi thứ ba: Cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.Trong ba biến đổi trên, biến đổi thứ nhất là quan trọng nhấtTừ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc trở thành những nước độc lập…Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển về kinh tế, xã hội cuả mình ngày càng phồn vinh.
Phương Dung
24 tháng 12 2020 lúc 22:34

2.

- Hiện nay hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cần phải đoàn kết thể hiện trách nhiệm chung trong vấn đề liên quan đến hòa bình an ninh và phát triển khu vực.

- Trước những hành động leo thang của Trung Quốc trên biển Đông, ASEAN cần phải thể hiện rõ vai trò trung tâm về vấn đề biển Đông, vai trò định hướng trong việc giải quyết các xung đột để đảm bảo hòa bình ổn định khu vực.

- Việt Nam và các nước trong ASEAN cần tuân thủ những nguyên tắc mà ASEAN đề ra, tôn trọng nguyên tắc Liên Hợp Quốc, Luật biển năm 1987

- Lên án mạnh mẽ hành động của Trung Quốc ở biển Đông, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế.

- ASEAN cần giữ vững quan điểm lập trường hòa bình nhưng phải dựa trên nguyên tắc là kiên quyết bảo vệ chủ quyền của các quốc gia.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
1 tháng 8 2023 lúc 12:59

Dưới đây là nguồn từ Cổng thông tin điện tử Tỉnh Thừa Thiên - Huế:

Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 3o đến vĩ độ 26o Bắc và từ Kinh độ 100o đến 121o Đông. Ngoài Việt Nam, còn có tám nước khác tiếp giáp với biển Đông là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Theo ước tính sơ bộ, biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân các nước này. Biển Đông là một trong các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới. 

           Biển Đông nằm trên tuyến được giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á. Đây  được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150-200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là loại có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải tử 30.000 tấn trở lên. Thương mại và công nghiệp hàng hải  ngày càng gia tăng ở khu vực, nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Trung Quốc. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên trở qua kênh đào Pa-ra-ma. Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó eo biển Ma-lắc-ca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới. Do đó, vùng biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa – chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế.

          Các đảo và quần đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với nhiều nước. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biền Đông, thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè…. phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.

          Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và là khu vực đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển. Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines, trong đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38 triệu tấn/năm), Thái Lan đứng thứ 10 thế giới (với khoảng 1,5 - 2 triệu tấn/năm), cả khu vực đánh bắt khoảng 7 - 8% tổng sản lượng đánh bắt cá trên toàn thế giới. 

          Biển Đông còn được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Brunei-Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Kông, sông Hồng, cửa sông Châu Giang. Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan... trong đó Indonesia là thành viên của OPEC.

Lam Nguyệt
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
30 tháng 11 2021 lúc 18:42

B

Cao Tùng Lâm
30 tháng 11 2021 lúc 18:45

Lily Nguyễn
30 tháng 11 2021 lúc 18:45

Trả lời: B. Giáp khu vực Trung Á, khu vực Nam Á