Bài 1 : Hòa tan hoàn toàn 9.6 gam kim loại R trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thu được 3.36 lít SO2. Tìm R.
Bài 2 : Hòa tan 6.75 gam một kim loại M chưa rõ hóa trị vào dung dịch axit thì cần 50 ml dung dịch axit HCl 1.5M. XÁc định kim loại M.
Bài 3 : Hòa tan hoàn toàn 2 hỗn hợp một kim loại hóa trị II và một kim loại hóa trị III cần 31.025 gam dung dịch HCl 20%.
a) Tính V H2 thoát ra.
b) Tính khối lượng muối khan tạo thành.
Gọi KL là R (KL có hoá trị n)
2R + 2nH2SO4-> R2(SO4)n + SO2 + 2nH2O
nSO2=3,36/22,4=0, 15(mol) lắp vào pt suy ra nR=0,3/n (mol).
MR=9,6.n/0,3
vì chưa biết hoá trị n nên ta lập bảng tìm hoá trị. R là KL nên có hoá trị 1, 2 hoặc 3. Cho n lần lượt bằng 1, 2,3 để tìm ra MR thoả mãn. Với n=2 thì MR=64(tm). KL là Cu
Bài 1 :Gọi KL là R (KL có hoá trị n)
2R + 2nH2SO4-> R2(SO4)n + SO2 + 2nH2O
nSO2=3,36/22,4=0, 15(mol) lắp vào pt suy ra nR=0,3/n (mol).
MR=9,6.n/0,3
vì chưa biết hoá trị n nên ta lập bảng tìm hoá trị. R là KL nên có hoá trị 1, 2 hoặc 3. Cho n lần lượt bằng 1, 2,3 để tìm ra MR thoả mãn. Với n=2 thì MR=64(tm). KL là Cu
bài 1:cho 7,2g kim loại hóa trị II phản ứng hoàn toàn 100ml dung dịch HCL 6M. Xác định tên kim loại đã dùng
baì 2: hòa tan hoàn toàn 7,56g kim loại R có hóa trị III vào dung dịch axit HCL thu được 9,408 lít H2 (đktc). Tìm kim loại R
Giúp mik vs ạ ! Cảm ơn
Bài 1:
Gọi KL cần tìm là A.
PT: \(A+2HCl\rightarrow ACl_2+H_2\)
Ta có: \(n_{HCl}=0,1.6=0,6\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_A=\dfrac{1}{2}n_{HCl}=0,3\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow M_A=\dfrac{7,2}{0,3}=24\left(g/mol\right)\)
Vậy: KL cần tìm là Mg.
Bài 2:
PT: \(2R+6HCl\rightarrow2RCl_3+3H_2\)
Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{9,408}{22,4}=0,42\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_R=\dfrac{2}{3}n_{H_2}=0,28\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow M_R=\dfrac{7,56}{0,28}=27\left(g/mol\right)\)
Vậy: R là Al.
Bài 2 : Hòa tan 6.75 gam một kim loại M chưa rõ hóa trị vào dung dịch axit thì cần 50 ml dung dịch axit HCl 1.5M. XÁc định kim loại M.
Bài 3 : Hòa tan hoàn toàn 2 hỗn hợp một kim loại hóa trị II và một kim loại hóa trị III cần 31.025 gam dung dịch HCl 20%.
a) Tính V H2 thoát ra.
b) Tính khối lượng muối khan tạo thành.
m(HCl)=31.025x20/100=6.205
a/vì số mol H2 luôn bằng 1/2 số mol HCl (theo định luật bảo toàn nguyên tố)
Mà nHCl=0.17(mol)
=>nH2=0.17/2=0.085(mol)
=>VH2=0.085x22.4=1.904(l)
Theo định luật bảo toàn khối lượng có:
m(muối) = m(kim loại) + m(axit) - m(H2)
=2 + 6.205 - 0.085x2
=8.035(g)
a, Hòa tan hoàn toàn 3,6g một kim loại A hóa trị II bằng dung dịch axit clohidric (HCl) thu được 3,36 l khí hiđro (đktc). Xác định tên kim loại A?
b, Nếu cho lượng kim loại A nói trên vào 14,6 g axit clohidric, tính khối lượng các chất thu được sau khi phản ứng kết thúc?
\(a,A+2HCl\rightarrow ACl_2+H_2\\ n_{H_2}=\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\Rightarrow n_A=n_{H_2}=0,15\left(mol\right)\\ \Rightarrow M_A=\dfrac{3,6}{0,15}=24\left(\dfrac{g}{mol}\right)\\ \Rightarrow A\left(II\right):Magie\left(Mg=24\right)\\ b,Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\\ n_{H_2}=\dfrac{14,6}{36,5}=0,4\left(mol\right)\\ Vì:\dfrac{0,15}{1}< \dfrac{0,4}{2}\Rightarrow HCldư\\ \Rightarrow Sau.p.ứ:MgCl_2,HCldư\\ n_{MgCl_2}=n_{Mg}=0,15\left(mol\right)\\ \Rightarrow m_{MgCl_2}=95.0,15=14,25\left(g\right)\\ n_{HCl\left(dư\right)}=0,4-0,15.2=0,1\left(mol\right)\\ \Rightarrow m_{HCl\left(dư\right)}=0,1.36,5=3,65\left(g\right)\\ m_{chất.sau}=3,65+14,25=17,9\left(g\right)\)
A,B là hai Kim loại cùng hoá trị hai oxit hóa hoàn toàn 8 gam 2 kim loại này thu được hỗn hợp 2 oxit tương ứng hòa tan hết 2 axit trên cần 150ml dung dịch HCl 1M sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối cho NaOH vào dung dịch muối này thì thu được một kết tủa cực đại nạn bởi gam hỗn hợp 2 hiđroxit kim loại
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra phản ứng
b) Tính m
a)
Gọi hóa trị hai kim loại là n
$4A + nO_2 \xrightarrow{t^o} 2A_2O_n$
$4B + nO_2 \xrightarrow{t^o} 2A_2O_n$
$A_2O_n + 2nHCl \to 2ACl_n + nH_2O$
$B_2O_n + 2nHCl \to 2BCl_n + nH_2O$
$ACl_n + nNaOH \to A(OH)_n + nNaCl$
$BCl_n + nNaOH \to B(OH)_n + nNaCl$
b)
Theo PTHH :
$n_{OH} = n_{NaOH} = n_{NaCl} = n_{HCl} = 0,15(mol)$
$m_{kết\ tủa} = m_{kim\ loại} + m_{OH} = 8 + 0,15.17 = 10,55(gam)$
hòa tan hoàn toàn 7,56g 1 kim loại R ( có hóa trị n) vào dung dịch axit HCl thu được 9,408 lít H2(đktc).tìm kim loại R
\(n_{H_2}=0,42\left(mol\right)\)
PTHH : \(2R+2nHCl-->2RCl_n+nH_2\)
Theo pthh : \(n_R=\frac{2}{n}\cdot n_{H_2}=\frac{0,84}{n}\left(mol\right)\)
=> \(\frac{7,56}{M_R}=\frac{0,84}{n}\left(mol\right)\)
=> \(M_R=9n\) (g/mol)
Ta có bảng sau :
n | I | II | III |
MR | 9 | 18 | 27 |
Kết luận | Loại | Loại | Nhôm (Al) |
Vậy kim loại R là nhôm (Al)
ღᏠᎮღ🆃🆄ấ🅽ঔ 🅽🅰🅼ঌ❄๖ۣۜ trình bày khó hiểu. đối với btoan này thì không có trường hợp hóa trị = 8/3. hóa trị bằng 8/3 chỉ áp dụng với btoan tìm oxit kim loại, khi thử htri I, II, III không được, tức thì sẽ dùng đến 8/3 và tìm ra cthh oxit từ (Fe3O4)
nH2= 9,408/ 22,4= 0,42 (mol)
- Gọi n là hóa trị của kim loại R cần tìm.
PTHH: 2R + 2nHCl -> 2RCln + nH2
Theo PT: 2M(R)_____________2n (g)
Theo đề: 7,56________________0,84 (g)
=> 2M(R). 0,84 = 2n.7,56
<=> 1,68M(R)= 15,12n
+) Nếu: n=1 => M(R)= 9 (Loại)
+) Nếu: n=2 => M(R)= 18 (Loại)
+) Nếu : n=3 => M(R)= 27 (Al= 27)
+) Nếu : n= 8/3 => M(R)= 24 (Loại)
=> Kim loại R cần tìm là nhôm (Al= 27)
hòa tan hoàn toàn 18,4 g hỗn hợp 2 kim loại M(hóa trị 2) và N(hóa trị 3) vào dung dịch HCl, thu được dung dịch Q và 11,2 lít H2(dktc). cô cạn Q đc m g muối khan. a) m=? b) xđ 2 kim loại. biết nM:nN=1:1 và 2MN<MM<3MN
Đặt \(n_M=n_N=x\left(mol\right)\) ( vì \(\dfrac{n_M}{n_N}=\dfrac{1}{1}\) )
\(M+2HCl\rightarrow MCl_2+H_2\)
x 2x x ( mol )
\(2N+6HCl\rightarrow2NCl_3+3H_2\)
x 3x 1,5x ( mol )
\(n_{H_2}=x+1,5x=\dfrac{11,2}{22,4}=0,5\left(mol\right)\)
\(\Leftrightarrow x=0,2\)
Ta có: \(n_{HCl}=2n_{H_2}=2.0,5=1\left(mol\right)\)
BTKL: \(m_{hh}+m_{HCl}=m_{muối}+m_{H_2}\)
\(\Leftrightarrow m_{muối}=18,4+1.36,5-0,5.2=53,9\left(g\right)\)
\(m_{hh}=Mx+Nx=18,4\)
\(\Leftrightarrow M+N=92\)
\(\Leftrightarrow M=92-N\)
Ta có: \(2MN< MM< 3MN\)
`@`\(MM>2MN\)
\(\Leftrightarrow M>2N\)
\(\Leftrightarrow92-N>2N\)
\(\Leftrightarrow N< 30,67\) (1)
`@`\(3MN>MM\)
\(\Leftrightarrow M< 3N\)
\(\Leftrightarrow92-N< 3N\)
\(\Leftrightarrow N>23\) (2)
\(\left(1\right);\left(2\right)\Rightarrow23< N< 30,67\)
\(\Rightarrow N=27\) \((g/mol)\) `->` N là Nhôm ( Al )
\(M=92-27=65\) \((g/mol)\) `->` M là Kẽm ( Zn )
1,2g kim loại Mg p/ư hoàn toàn vs axit clohiđric (HCl) thu đc múi MgCl\(_2\) và khí Hiđro
1.Viết ptpư?
2.Tính thể tích khí Hiđro sinh ra đktc?
3.Tính kl axit HCl cần dùng để hòa tan hết lượng Mg trên? (tính theo 2 cách)
1) PTHH: \(Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\uparrow\)
2) Ta có: \(n_{Mg}=\dfrac{1,2}{24}=0,05\left(mol\right)=n_{H_2}\) \(\Rightarrow V_{H_2}=0,05\cdot22,4=1,12\left(l\right)\)
3)
+) Cách 1: Tính theo phương trình
Theo PTHH: \(n_{HCl}=2n_{Mg}=0,1mol\) \(\Rightarrow m_{HCl}=0,1\cdot36,5=3,65\left(g\right)\)
+) Cách 2: Bảo toàn khối lượng
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}m_{H_2}=0,05\cdot2=0,1\left(g\right)\\m_{MgCl_2}=0,05\cdot95=4,75\left(g\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow m_{HCl}=m_{MgCl_2}+m_{H_2}-m_{Mg}=4,75+0,1-1,2=3,65\left(g\right)\)
+) Cách 3: Bảo toàn nguyên tố (Bonus)
Theo PTHH: \(n_{MgCl_2}=n_{H_2}=0,05mol\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{Cl}=0,1mol\\n_H=0,1mol\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_{Cl}=0,1\cdot35,5=3,55\left(g\right)\\m_H=0,1\cdot1=0,1\left(g\right)\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow m_{HCl}=3,55+0,1=3,65\left(g\right)\)
Hòa tan hoàn toàn 4gam hỗn hợp gồm 1 kim loại hóa trị II vào 1 kim loại hóa trị III. Cần dùng hết 170ml dung dịch HCl 2M.
a) Tính thể tích H2 sinh ra ở đktc.
b) Cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan.
c) Nếu biết kim loại hóa trị III là Al và số mol = 5 lần số mol kim loại hóa trị II thì kim loại hóa trị II là nguyên tố nào?
PTHH: \(2R+6HCl\rightarrow2RCl_3+3H_2\uparrow\) (1)
\(X+2HCl\rightarrow XCl_2+H_2\uparrow\) (2)
a) Ta có: \(n_{HCl}=0,17\cdot2=0,34\left(mol\right)\)
Theo các PTHH: \(n_{HCl}:n_{H_2}=2:1\) \(\Rightarrow n_{H_2}=0,17\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{H_2}=0,17\cdot22,4=3,808\left(l\right)\)
b) Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}m_{HCl}=0,34\cdot36,5=12,41\left(g\right)\\m_{H_2}=0,17\cdot2=0,34\left(g\right)\end{matrix}\right.\)
Bảo toàn khối lượng: \(m_{muối}=m_{KL}+m_{HCl}-m_{H_2}=16,07\left(g\right)\)
c) Đặt \(n_{Al}=5a\left(mol\right)\) \(\Rightarrow n_X=a\left(mol\right)\)
Theo các PTHH: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{HCl\left(1\right)}=15a\left(mol\right)\\n_{HCl\left(2\right)}=2a\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow15a+2a=0,34\left(mol\right)=\Sigma n_{HCl}\) \(\Rightarrow a=n_X=0,02\left(mol\right)\)
Mặt khác: \(m_X=m_{KL}-m_{Al}=4-0,02\cdot5\cdot27=1,3\left(g\right)\)
\(\Rightarrow M_X=\dfrac{1,3}{0,02}=65\left(đvC\right)\)
\(\Rightarrow\) Nguyên tố Zn (Kẽm)
a, nHCl=0,17.2=0,34 mol
Ta có tỉ lệ HCl/H2=1/2 (vì HCl có 1 hiđro và H2 có 2 hiđro)
=> H2=0,34.1/2=0,17 mol
Nên VH2=0,17.22,4=3,808 l
b, ta có mmuoi khan=mhon hop+mCl (nCl=nHCl)
=> mmuoi khan=4+0,34.35,5=16,07 g
c, Gọi nA là a mol => nAl= 5a mol
PTPƯ: 2Al + 6HCl ---> 2AlCl3 + 3H2
5a mol Al ---> 15a mol HCl
AII + 2HCl ---> ACl2 + H2
a mol A ---> 2a mol HCl
Ta có: 15a+2a=0,34 => 17a=0,34 => a=0,02 mol
Ta có: 27.5.0,02+MA.0,02=4
=> 2,7+MA.0,02=4 => MA.0,02=1,3 => MA=65 (là nguyên tố kẽm hay Zn)