đọc đoạn văn; chỉ ra yếu tố tự sự miêu tả?
Trong các bài tập đọc trên, đoạn văn nào có giọng đọc theo yêu cầu ở dưới, ghi lại đoạn văn đó:
a) Đoạn văn có giọng đọc thiết tha, trìu mến:
b) Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết:
c) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe:
a) Đoạn văn có giọng đọc thiết tha, trìu mến: Đoạn cuối truyện Người ăn xin, từ “Tôi chẳng biết ... đến khi ấy tôi chợt hiểu rằng : Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão"
b) Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết: - Đoạn Nhà Trò (trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 1) kể nỗi khổ của mình.
- Từ "Năm trước, gặp khi trời đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện ... đến hôm nay, chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em".
c) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe: - Đoạn Dế Mèn đe dọa bọn nhện bênh vực Nhà Trò (truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 2)
- Từ "Tôi thét : Các người có của ăn của để, béo múp míp ... đến Có phá hết các vòng vây đi không?".
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn văn, đoạn thơ khoảng 65 – 70 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
- Học sinh đọc đoạn thơ và bài thơ thuộc lòng.
- Đọc trôi chảy, rõ ràng, đúng cảm xúc.
- Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng phần đọc hiểu.
- Đọc kĩ một số lưu ý trước khi đọc văn bản Kiêu binh nổi loạn.
- Đọc nội dung đoạn giới thiệu để hiểu rõ bối cảnh của đoạn trích.
1. Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc.
2. Đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn của em.
3. Nghe bạn nhận xét để hoàn chỉnh đoạn văn.
4. Cùng bạn trưng bày và bình chọn đoạn văn em thích.
1. Đọc xong Câu chuyện "Đồng hồ Mặt Trời", em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra đồng hồ mặt trời. Đây là một sáng chế vô cùng hữu ích với bà con trong làng. Nhờ có chiếc đồng hồ mà mọi người có thể nhận biết được thời gian. Qua nhân vật, em học được sự kiên trì, sẵn sàng tích lũy kiến thức mọi lúc, mọi nơi.
Các yêu cầu còn lại em tự thực hiện.
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện gì?
Câu 2. (1,0 điểm)Xác định hai cụm danh từ có trong đoạn văn trên.
Câu 3. (1,0 điểm)Trong đoạn văn trên, câu văn nào thể hiện rõ nhất nội dung ý nghĩa của truyện? Giair thích tại sao em chọn cân văn đó?
Câu 4. (1,0 điểm)Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)
Hãy kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi
Không biết do máy anh lỗi hay sao nhưng anh không thấy đoạn văn phần đọc hiểu em ạ!
trích từ truyện ếch ngồi đáy giếng, thể loại truyện:ngụ ngôn
Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 80 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Đề bài: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
1. Dựa vào các ý đã tìm trong hoạt động Viết ở Bài 18, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
2. Đọc soát đoạn văn.
Gợi ý:
3. Sửa lỗi đoạn văn (nếu có).
1.
Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây vú sữa.
Chuyện kể rằng, ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Ví quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.
- “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”.
Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:
- Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.
Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.
Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá
Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá.
Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.
Cây rung rinh cành lá, thì thào :
“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.
Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Cậu luôn miệng nói lời xin lỗi mẹ, cầu mong mẹ tha thứ cho sự bướng bỉnh của mình. Cây xanh ôm chặt lấy cậu, từ thân cây toát ra hơi ấm và tiếp đập của trái tim người mẹ. Bỗng chốc, cây xanh biến thành người mẹ hiền, xoa đầu cậu và cảm động nói:
- Từ nay, con nhớ phải vâng lời mẹ, không được ham chơi nữa, con nhớ không?
Cậu bé vừa sung sướng, những giọt nước mắt cứ thế tuôn ra vì hạnh phúc. Cậu trả lời mẹ thật to:
- Con xin lỗi mẹ. Con hứa từ nay sẽ không bao giờ khiến mẹ buồn nữa.
Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau
Câu chuyện trên đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Là một người con, chúng ta nên thấu hiểu sự yêu thương, hy sinh của cha mẹ. Vì thế hãy cố gắng trở thành một người con ngoan các bạn nhé!
2. Em sửa lỗi đoạn văn nếu có.
Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 85-90 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
Đoàn thuyền đánh cá
Mặt Trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng
Cá thu Biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng Mặt Trời
Mặt Trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Huy Cận
Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 80 – 85 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
Em đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 80 – 85 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 85- 90 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.