Các nguyên tố nhóm B trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A. các nguyên tố s và các nguyên tố p.
B. các nguyên tố p và các nguyên tố d.
C. các nguyên tố d và các nguyên tố f.
D. các nguyên tố s và các nguyên tố f.
Có các mệnh đề sau:
(a) Bảng hệ thống tuần hoàn gồm có 13 nguyên tố s.
(b) Bảng hệ thống tuần hoàn gồm có 30 nguyên tố p.
(c) Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
(d) Bảng hệ thống tuần hoàn có 7 hàng ngang, ứng với 7 chu kì.
(e) Bảng hệ thống tuần hoàn có 16 cột dọc, ứng với 8 nhóm A và 8 nhóm B.
(g) Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố có khối lượng nguyên tử luôn tăng dần.
(h) Mendeleev xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Số mệnh đề đúng là:
A.2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án A
HD• (1) sai vì trong bảng hệ thống tuần hoàn gồm có 14 nguyên tố s: 7 nguyên tố nhóm IA, 6 nguyên tố nhóm IIA và He.
(b) sai vì khối các nguyên tố p là những nguyên tố thuộc các nhóm từ IIIA đến VIIIA (trừ He) → bảng tuần hoàn gồm 36 nguyên tố.
(c) đúng.
(d) đúng.
(e) sai vì bảng tuần hoàn có 18 cột dọc, ứng với 8 nhóm A và 8 nhóm B.
(g) sai. VD Ar (Z = 18) MAr = 39,948; K (Z = 19) MK = 39,0983.
(h) sai vì Mendeleev xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.
→ Có 2 mệnh đề đúng.
Có các mệnh đề sau:
(a) Bảng hệ thống tuần hoàn gồm có 13 nguyên tố s.
(b) Bảng hệ thống tuần hoàn gồm có 30 nguyên tố p.
(c) Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
(d) Bảng hệ thống tuần hoàn có 7 hàng ngang, ứng với 7 chu kì.
(e) Bảng hệ thống tuần hoàn có 16 cột dọc, ứng với 8 nhóm A và 8 nhóm B.
(g) Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố có khối lượng nguyên tử luôn tăng dần.
(h) Mendeleev xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Số mệnh đề đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thì nhóm kim loại kiềm ở A đầu các chu kì B cuối các chu kỳ C đầu các nhóm nguyên tố D cuối các nhóm nguyên tố
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất ? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất ?
b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn ?
c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn ?
d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình ? Nhóm nào gồm hầu hết những nguyên tố phi kim điển hình ?
e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn ?
a) Fr là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.
b) Các kim loại được phâ bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.
c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.
d) Nhóm IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.
e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.
Xác định được vị trí các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn và phân loại được thành phần nguyên tố s, p, d, f hay nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm.
- Để xác định được vị trí các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn cần biết:
+ Số electron của nguyên tử ⇒ xác định được ô nguyên tố.
+ Số lớp electron của nguyên tử ⇒ xác định được chu kì.
+ Số electron hóa trị ⇒ xác định được nhóm.
- Phân loại thành phần nguyên tố: các nguyên tố s, p, d, f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s, p, d, f tương ứng.
- Dựa vào đặc điểm về cấu hình electron lớp ngoài cùng để dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố:
+ Nguyên tố mà nguyên tử đủ 8 electron lớp ngoài cùng là khí hiếm (trừ He).
+ Nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tố kim loại.
+ Nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tố phi kim
Một nguyên tố X tạo được các hợp chất sau : XH 3 , X 2 O 5 . Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X cùng nhóm với
A. agon ; B. nitơ ;
C. oxi ; D. flo.
câu 1 cho biết các nguyên tố sau A(z=3) B(z=4) C(z=5) D(z=9) E(z=10)
A cho biết vị trí của các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn?
B cho biết sự hình thành ion của các nguyên tố và chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm
C cho biết hợp chất với oxi và hợp chất với hidro(nếu có) của các nguyên tốt trên
câu 2 cho các nguyên tố sau z=11 z=6 z=7 z=19
a cho biết sự biến thiên tính kim loại , tính phi kim, độ âm điện, bán kính nguyên tử của các nguyên tố trên?
b cho biết sự biến thiên tính axit của các hidroxit của các nguyên tốt trên
câu 3 cho các nguyên tố sau z=21 z=23 z=24 z=26 z=29
a cho biết vị trí các nguyên tố trên trong bảng hệ thống tuần hoàn?
b cho biết chúng là kim loại, phi kim hay khí hiểm?
trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố, nguyên tố A có số thứ tự Z=8, nguyên tố B có số tứ tự Z=15 viết cấu hình e của A và B với đầy đủ các ô lượng tử xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn cho biết tên của A và B
Hãy cho biết sự biến thiên tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (chỉ xét các nguyên tố thuộc các nhóm A).
Trong cùng một chu kì, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần từ trái sang phải.
Trong cùng một nhóm (nhóm A) tính phi kim của các nguyên tố giảm dần từ trên xuống dưới.
Tính kim loại biến thiên ngược chiều với tính phi kim.
Căn cứ vào bảng tuần hoàn các nguyên tố, hãy so sánh tính chất hoá học của nguyên tố photpho với các nguyên tố trước và sau nó trong cùng chu kì, trên và dưới nó trong cùng nhóm nguyên tố.
- P là nguyên tố có tính phi kim mạnh hơn Si nhưng yếu hơn S.
- P là nguyên tố có tính phi kim yếu hơn nitơ nhưng mạnh hơn As.