Với các dụng cụ thí nghiệm đã cho trong bài này, ta có thể tiến hành thí nghiệm theo những phương án nào khác nữa?
Để xem dự đoán đúng hay sai, ta tiến hành thí nghiệm đưa ra phương án thí nghiệm kiểm tra?
Hướng dẫn: Để kiểm tra dự đoán ta cần xác định những đại lượng nào? Để xác định các đại lượng đó, ta cần những dụng cụ nào?
Dùng các dụng cụ học tập, thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm làm một đòn bẩy. Vẽ hình biểu diễn đòn bẩy, điểm tựa và lực trong thí nghiệm này.
- Sử dụng thước làm thanh ngang của đòn bẩy, tẩy làm điểm tựa ở phía dưới thước, có thể đặt bút hoặc các vật nặng lên một đầu của thước, đầu kia dùng tay tác dụng lực để nâng vật nặng lên.
- Hình biểu diễn:
Dựa vào bộ dụng cụ trong Hình 16.2, em hãy đề xuất phương án thí nghiệm khác để kiểm chứng tính mạnh yếu của dòng điện. Tiến hành thí nghiệm (nếu có điều kiện).
Tham khảo:
* Mục đích:
Kiểm chứng tác dụng mạnh hay yếu của dòng diện.
* Dụng cụ:
– Pin (1), các dây nối (2) và khoá K (3).
– Biến trở (là điện trở có giá trị có thể thay đổi được) (4).
– Ampe kế (5).
– Bóng đèn sợi đốt (6).
* Tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Bố trí thí nghiệm như sơ đồ trong Hình 16.3.
Bước 2: Đóng khoá K, điều chỉnh biến trở. Ứng với mỗi giá trị của biến trở, ghi nhận giá trị cường độ dòng điện được đo bởi ampe kế và nhận xét về độ sáng của bóng đèn.
* Báo cáo kết quả thí nghiệm:
Nhận xét về mối liên hệ giữa độ sáng của đèn và số chỉ của ampe kế khi thay đổi giá trị của biến trở.
1.
a) Dựa vào bộ dụng cụ được đề xuất, hãy thiết kế phương án thí nghiệm (trong đó thể hiện rõ các bước tiến hành) để tìm mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo.
b) Tiến hành thí nghiệm khảo sát, ghi lại số liệu đo được vào bảng số liệu như gợi ý trong Bảng 23.1.
a) Bố trí thí nghiệm như hình vẽ
Các bước tiến hành thí nghiệm:
+ Bước 1: Treo một vật nặng 50 g vào lò xo, ghi lại độ dãn
+ Bước 2: Bỏ vật nặng 50 g ra, đổi thành vật nặng 100 g vào lò xo, ghi lại độ dãn
+ Bước 3: Lặp lại thí nghiệm với các vật nặng 150 g, 200 g, 250 g
=> Mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo là: Lò xo có độ dãn tỉ lệ thuận với lực tác dụng.
b) Sau khi khảo sát và đo đạc, ta có bảng số liệu như bảng 23.1
a) Dựa vào bộ dụng cụ được đề xuất, hãy thiết kế phương án thí nghiệm (trong đó thể hiện rõ các bước tiến hành) để tìm mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo.
b) Tiến hành thí nghiệm khảo sát, ghi lại số liệu đo được vào bảng số liệu như gợi ý trong Bảng 23.1.
a) Bố trí thí nghiệm như hình vẽ
Các bước tiến hành thí nghiệm:
+ Bước 1: Treo một vật nặng 50 g vào lò xo, ghi lại độ dãn
+ Bước 2: Bỏ vật nặng 50 g ra, đổi thành vật nặng 100 g vào lò xo, ghi lại độ dãn
+ Bước 3: Lặp lại thí nghiệm với các vật nặng 150 g, 200 g, 250 g
=> Mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo là: Lò xo có độ dãn tỉ lệ thuận với lực tác dụng.
b) Sau khi khảo sát và đo đạc, ta có bảng số liệu như bảng 23.1
Nghiên cứu sự bay hơi:
- Dự đoán xem các yếu tố nào ảnh hưởng tới sự bay hơi.
- Đề xuất các dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
- Thống nhất cách thức tiến hành thí nghiệm và trình bày trên giấy khổ lớn.
- Tiến hành thí nghiệm theo các bước đã đề xuất và ghi lại các kết quả thí nghiệm.
Câu hỏi của Phạm Lê Quỳnh Nga - Học và thi online với HOC24
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/23992.html
a) Để xuất phương án thí nghiệm khác với cách tiến hành được mô tả trong bài để chứng minh lá là cơ quan thoát hơi nước.
b) Trình bày phương án thí nghiệm để nhuộm được hai hoặc ba màu khác nhau cho một số loại hoa trắng khác như đồng tiền, cúc, huệ,…
b) Tham khảo:
1. Mục đích thí nghiệm
Nhuộm được hai hoặc ba màu hoa khác nhau cho một số loại hoa trắng.
2. Chuẩn bị thí nghiệm
Mẫu vật: cây hoa.
Dụng cụ, hóa chất: hai hoặc ba cốc thủy tinh, nước sạch, dao nhỏ hoặc kéo, 2 hoặc 3 lọ phẩm màu khác nhau.
3. Các bước tiến hành
Bước 1: Chẻ dọc thân của cây hoa thành 2 hoặc 3 nhánh (không cắt rời).
Bước 2: Cắm mỗi nhánh chẻ của cây hoa vào 2 hoặc 3 cốc thủy tinh đựng phẩm màu khác nhau.
Bước 3: Đặt cốc ra chỗ thoáng gió. Quan sát sự chuyển màu của bông hoa sau 30 - 60 phút.
a) Tham khảo:
1. Mục đích thí nghiệm
Chứng minh ở lá xảy ra sự thoát hơi nước
2. Chuẩn bị thí nghiệm
- Mẫu vật: hai chậu cây nhỏ cùng loại, cùng kích cỡ
- Dụng cụ, hóa chất: hai túi nylon to trong suốt
3. Các bước tiến hành
- Bước 1: Cắt bỏ lá cây ở chậu A. Chùm túi nylon vào hai cây ở hai chậu A và B.
- Bước 2: Để hai chậu cây ra chỗ sáng.
- Bước 3: Dự đoán hiện tượng xảy ra ở hai chậu cây A và B sau 1 giờ thí nghiệm
Những hoạt động nào được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở trường? Khi làm một thí nghiệm ở phòng thí nghiệm, em thường tiến hành theo các bước nào?
• Một số hoạt động được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở trường:
- Giải phẫu để tìm hiểu cấu trúc của cơ thể hay bộ phận của tế bào như giải phẫu để tìm hiểu cấu tạo bên trong của ếch đồng, tôm, cá,…
- Làm tiêu bản để quan sát tế bào hoặc nhiễm sắc thể (NST).
- Thực hiện một số thí nghiệm đơn giản, quy mô nhỏ như tìm hiểu khả năng nảy mầm của hạt đậu xanh trong phòng thí nghiệm,…
• Các bước khi làm một thí nghiệm ở phòng thí nghiệm:
- Bước 1: Chuẩn bị. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất; mẫu vật và các thiết bị an toàn.
- Bước 2: Tiến hành. Tiến hành thí nghiệm theo các bước hướng dẫn và thu thập thông tin.
- Bước 3: Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm:
+ Xử lí số liệu và viết báo cáo thí nghiệm.
+ Thu dọn và làm sạch phòng thí nghiệm.
1. Tự lựa chọn hóa chất, dụng cụ, hãy nêu ngắn gọn cách tiến hành và hiện tượng thí nghiệm chứng minh oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.
2. Hãy cho biết chú ý quan trọng khi tiến hành thí nghiệm khi Hiđro tác dụng với đồng II oxit.
GIÚP MÌNH BÀI NÀY VỚI !!!