Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô về thành Đại La?
Vua Lý Thái Tổ đã suy nghĩ như thế nào khi quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La?
A. Để con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
B. Đây là vùng đất có nhiều khoáng sản.
C. Đây là nơi ông đã sinh ra.
D. Tất cả đều sai.
Vua Lý Thái Tổ đã suy nghĩ như thế nào khi quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La?
A. Để con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
B. Đây là vùng đất có nhiều khoáng sản.
C. Đây là nơi ông đã sinh ra.
D. Tất cả đều sai.
viết đoạn văn 5 đến 7 câu về quyết định phải dời đô của vua lý thái tổ là sáng suốt , hợp lý, thành đại la xứng đáng là kinh đô bậc nhất của bậc đế vương
Em tham khảo nhé !!
Lí Công Uẩn quả thật là một vị vua anh minh và tài giỏi! Có thể khẳng định như vậy là bởi, khi lên ngôi, ông đã đưa ra một quyết định mang tính bước ngoặt cho việc phát triển của đất nước ta. Đó là quyế định dời đô. Lý công uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La là vì xét thấy mảnh đất cũ không còn phù hợp , nhà vua đã quyết định tìm đến một mảnh đất khác tốt hơn, phù hợp hơn để xây dựng kinh đô và là nơi phát triển cuộc sống ấm lo muôn đời cho nhân dân . Đại La là thắng địa, xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Xét về mặt lịch sử thì Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương , là vùng đất thắng địa đã từng được chọn làm kinh đô. Xét về mặt địa lí thì Đại La nằm ở khu vực trung tâm của trời đất , được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây , lại tiện hướng nhìn sông dựa núi . Mảnh đất này cao mà rộng, bằng phẳng mà thoáng đãng, muôn vật rất mực phong phú , tốt tươi. Đó quả thật là một quyết định sáng suốt? Tóm lại Lí công uẩn dời đo là do kinh đô cũ không còn phù hợp và ông tìm thấy mảnh đất phù hợp hơn.
Tham khảo nha em:
Việc nhà vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La quả thực là một quyết định sáng suốt!. Xét thấy mảnh đất cũ không còn phù hợp , nhà vua đã quyết định tìm đến một mảnh đất khác tốt hơn, phù hợp hơn để xây dựng kinh đô và là nơi phát triển cuộc sống ấm lo muôn đời cho nhân dân . Đại La là thắng địa, xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Xét về mặt lịch sử thì Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương , là vùng đất thắng địa đã từng được chọn làm kinh đô . Hơn nữa, xét về mặt địa lí thì Đại La nằm ở khu vực trung tâm của trời đất , được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây , lại tiện hướng nhìn sông dựa núi . Mảnh đất này cao mà rộng , bằng phẳng mà thoáng đãng , muôn vật rất mực phong phú , tốt tươi . Người dân cũng từ đó mà khỏi chịu cảnh ngập lụt . Đây quả thực là những yếu tố thuận lợi để mảnh đất ấy trở thành kinh đô muôn đời. Và sự thực lịch sử đã cho thấy việc Lý Công Uẩn dời đô hoàn toàn là hợp lí . Sau khi chuyển đô về Đại La, nhân dân ta đã thoát khỏi cuộc sống lụt lội của vùng đất cũ trước đây , thay vào đó là một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn. Điều này đã được ghi lại trong những câu ca dao và đó là minh chứng rõ nhất về quyết định sáng suốt của một vị vua yêu nước , thương dân như Lý Thái Tổ
Nhà Lý được thành lập như thế nào? Năm 1010, Lý Công Uẩn ra “ Chiếu dời đô”, quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy giải thích tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô?
Vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La năm nào?
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, vốn là người thông minh, say mê kinh sử, tinh thông võ nghệ, nhận thấy thành Hoa Lư chật hẹp, kinh tế công- nông - thương kém phát triển, giao thông gặp nhiều khó khăn. Năm 1010, Ông quyết định rời đô ra Đại La ( Thăng Long) và tự tay viết 'Chiếu rời đô'
Đáp án
Vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La
= Năm 1009
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, vốn là người thông minh, say mê kinh sử, tinh thông võ nghệ, nhận thấy thành Hoa Lư chật hẹp, kinh tế công- nông - thương kém phát triển, giao thông gặp nhiều khó khăn. Năm 1010, Ông quyết định rời đô ra Đại La ( Thăng Long) và tự tay viết 'Chiếu dời đô'
Nhà tiền Lê chỉ hưng thịnh được một đời vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Sau khi Lê Đại Hành băng hà, các hoàng tử đánh nhau tranh giành ngôi báu suốt 7 năm trời. Hoàng tử thứ 3 là Long Việt được vua Lê Đại Hành chỉ định nối ngôi chỉ tại vị được vỏn vẹn 3 ngày thì bị em trai là Long Đĩnh sai người ám sát tiếm ngôi.
Khi ấy, Lê Long Việt, tức Lê Trung Tông, mới được 23 tuổi. 19 tuổi đã ra tay hạ sát anh trai, Lê Long Đĩnh lên ngôi báu càng thể hiện là người tàn ác, man rợ. Long Đĩnh thường lấy cảnh hành hạ người đến chết làm trò tiêu khiển. Sử sách còn ghi lại những trò tiêu khiển kinh dị của Long Đĩnh – Ngọa Triều, như dùng rơm tẩm dầu quấn quanh tội nhân rồi đốt đến chết, bắt tội nhân leo lên cây cao rồi sai người đốn gốc, cho người vào sọt thả xuống sông hay róc mía trên đầu nhà sư. Sự mục ruỗng của nhà tiền Lê và những trò man rợ của Lê Long Đĩnh khiến quần thần và nhân dân rất đỗi bất bình. Bởi vậy mà khi Long Đĩnh qua đời, khi ấy Long Đĩnh mới được 24 tuổi, dù có con trai tên Sạ còn nhỏ, nhưng quần thần vẫn một mực tôn Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi báu. Ấy là vào thời điểm năm 1009.
Lên ngôi báu, nhận thấy thế đất hiểm trở, chật hẹp của Hoa Lư không còn phù hợp để cáng đáng vai trò là kinh đô của một đất nước thái bình, việc lớn đầu tiên Lý Thái Tổ nghĩ đến là dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Tuy ở ngôi cao nhất, một lời nói vạn người nghe, nhưng Lý Thái Tổ vẫn đem việc dời đô ra hỏi ý kiến quần thần. Đó là biểu hiện rõ ràng của một bậc minh quân. Toàn văn Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ như sau:
THIÊN ĐÔ CHIẾU
“Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.
Huống Cao vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bội chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?”
CHIẾU DỜI ĐÔ
“Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở, ý các khanh thế nào?”
Chiếu dời đô được ban ra, vua tôi trên dưới một lòng đồng thuận di chuyển thiên đô ra thành Đại La.
Tháng 7 năm Thuận Thiên nguyên niên (1010), Lý Thái Tổ khởi sự dời đô ra thành Đại La.
Đoàn dời đô của nhà vua vừa đến đất Đại La, vua trông thấy có hình ảnh rồng vàng bay lên trời, bèn quyết định đặt tên cho vùng đất này là Thăng Long. Sau đó, nhà vua đổi tên Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp (nơi nhà vua chào đời và được sư Vạn Hạnh nuôi dạy) thành phủ Thiên Đức.
Tên Hoàng thành Thăng Long xuất hiện như thế. Bắt đầu từ đây, Hoàng thành Thăng Long chính thức trở thành kinh đô của một nhà nước độc lập, thống nhất. Cũng vì thế mà năm 1010 trở thành mốc thời gian để người Thăng Long – Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung dùng để tính tuổi cho Thủ đô thân yêu của mình.
Dời đô ra Thăng Long, với đầy đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, chỉ trong thời gian rất ngắn – từ mùa thu năm 1010 cho đến đầu năm 1011 – một số công trình cung điện cơ bản nhất của Hoàng thành Thăng Long đã được xây dựng xong.
Thời kỳ này, Hoàng thành Thăng Long đã được thiết kế thành hai phần tương đối rõ nét: Hoàng thành là nơi ở của nhà vua và hoàng gia, cũng là nơi nhà vua thiết triều. Toàn bộ triều đình – cơ quan đầu não của nhà nước phong kiến – đều tập trung làm việc ở nơi này. La Thành là vòng thành rộng hơn, bao quanh Hoàng thành. Khoảng đất giữa hai vòng tường thành – Hoàng thành và La Thành – là nơi ở của các tầng lớp nhân dân và quan lại, đây được gọi là khu Kinh thành.
Vua Lý Thái Tổ hạ Chiếu dời kinh đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long (nay thuộc Thủ đô Hà Nội) vào năm 1010. Hỏi đến năm nay, Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ đã được bao nhiêu năm?
Đến năm nay, Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ đã được số năm là:
2 022 – 1 010 = 1 012 (năm)
Đáp số: 1 012 năm
Vì \(\overline{abcd}\) vào thế kỷ XI nên \(\overline{abcd}=10\overline{cd}\)
mà \(\overline{abcd}\) chia hết cho 2,5
⇒ \(\overline{abcd}=10\overline{c}0\)
mà \(\overline{abcd}\) chia hết cho 101
⇒ \(\overline{abcd}=1010\)
Vậy Lý Thái Tổ dời đô vào năm 1010
Vua Lý Thái Tổ hạ Chiều dời kinh đô Hoa Lư ( nay thuộc tỉnh Ninh Bình ) về thành đại la và đổi tên Thăng Long (nay thuộc Thủ đô Hà Nội ) vào năm 1010.Hỏi đến năm nay ,Chiều dời đô vua Lý Thái Tổ đã được bao nhiêu năm ?
Vua Lý Thái Tổ đã rời đô số năm là:
2023-1010=1013(năm)
Vậy vua Lý Thái Tổ đã rời đô được 1013 năm
Vì sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La Hà Nội ngày nay sự kiện này có ý nghĩa như thế nào
Lý Công Uẩn quyết định dời đô là vì :
+ Hoa Lư không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
+ Đại La có địa hình thuận lợi cho việc phát triển lâu dài.
Ý nghĩa của sự kiện dời đô :
+ Là một quyết định sáng suốt của Lý Công Uẩn đã chuyển từ vị thế phòng thủ đất nước. Suy thế phát triển lâu dài, đặt nền móng cho việc xây dựng kinh đô thị phát triển thịnh vượng và là trung tâm của đất nước.
Sau này mở ra bước ngoặt cho sự phát triển đất nước.
animepham-hoc24.vn
Vì sao Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La? Điều đó mang lại những ích cho người dân?
TK:
Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:
- Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu.
- Nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về kinh trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.
- Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.
=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).
Tham khảo
Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La vì:-
Địa thế của Đại La thuận lợi về:+ Kinh tế+ Giao thương+ Văn hóa+ ... → Thích hợp phát triển đất nước lâu dài. ...
⇒Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công Uẩn, tạo đà cho sự phát triển của đất nước.
- Kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp với tình hình đất nước.
- Muốn chọn một nơi có địa thế thuận lợi (Đại La nằm trung tâm đồng bằng Bắc Bộ), để ổn định về chính trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.
=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên)