Tìm các đại lượng chưa biết từ các tỉ lệ thức.
Mục tiêu
Vận dụng kiến thức về đại lượng tỉ lệ để nhận biết các đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch trong thực tế. Qua đó ôn tập và củng cố các tính chất cơ bản của các đại lượng tỉ lệ.
Chuẩn bị
- Chia lớp theo nhóm học tập từ 8 đến 10 học sinh.
- Mỗi nhóm chuẩn bị một tờ bìa có ghi hai bảng thống kê theo mẫu.
Tiến hành hoạt động
- Nhóm trưởng phân công một số bạn trong nhóm tìm các đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch trong thực tế để ghi vào hai bảng.
- Nhóm trưởng cùng các bạn còn lại kiểm tra và ghi thông tin vào các cột theo yêu cầu trong bảng.
- Các nhóm báo cáo trước lớp.
- Giáo viên cho nhận xét và đánh giá theo ba tiêu chí: đúng, đầy đủ và phong phú.
Chú ý:
- Có thể cho các nhóm bốc thăm để mỗi nhóm chỉ cần tìm một loại đại lượng tỉ lệ thuận hoặc tỉ lệ nghịch.
- Học sinh có thể truy cập vào internet để tìm kiếm các đại lượng tỉ lệ và làm trang trình chiếu minh họa.
Cho m và n là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau. Hãy viết công thức tính m theo n và tìm các giá trị chưa biết trong bảng sau:
n | -2 | -1 | 0 | 1 | 2 |
m | ? | ? | ? | -5 | ? |
Ta có : \(\dfrac{n}{m} = \dfrac{{ - 2}}{?} = \dfrac{{ - 1}}{?} = \dfrac{0}{?} = \dfrac{1}{{ - 5}} = \dfrac{2}{?}\) \( \Rightarrow \dfrac{n}{m} = \dfrac{1}{{ - 5}}\) \( \Rightarrow m = - 5n\)
Thay \(n = - 2 \Rightarrow m = ( - 2).( - 5) = 10\) \( \Rightarrow ? = 10\)
Thay \(n = - 1 \Rightarrow m = ( - 1).( - 5) \Rightarrow ? = 5\)
Thay \(n = 0 \Rightarrow m = 0.( - 5) \Rightarrow ? = 0\) nhưng ? là mẫu số nên \(? \ne 0\) \( \Rightarrow ? \in \emptyset \)
Thay \(n = 2 \Rightarrow m = 2.( - 5) \Rightarrow ? = - 10\)
Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau:
x | 5 | 4 | -8 | ? | 6 | 12 |
y | ? | ? | -5 | 9 | ? | ? |
a) Tìm hệ số tỉ lệ
b) Tìm các giá trị chưa biết trong bảng trên
a) Khi x = -8 thì y = -5
Theo công thức tỉ lệ nghịch ta có : x.y = (-5).(-8) = 40
Vậy hệ số tỉ lệ là 40
b) Khi x = 5 ta có : 5.y = 40 \( \Rightarrow \) y = 8
Khi x = 4 ta có : 4.y = 40 \( \Rightarrow \) y = 10
Khi y = 9 ta có : 9.x = 40 \( \Rightarrow x = \dfrac{{40}}{9}\)
Khi x = 6 ta có : 6.y = 40 \( \Rightarrow y = \dfrac{{40}}{6} = \dfrac{{20}}{3}\)
Khi x = 12 ta có 12.y = 40 \( \Rightarrow y = \dfrac{{40}}{{12}} = \dfrac{{10}}{3}\)
Cho biết hai đại lượng S và t tỉ lệ thuận với nhau:
S | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
t | -3 | ? | ? | ? | ? |
a) Tính các giá trị chưa biết trong bảng trên
b) Viết công thức tính t theo S
a) Vì S và t là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên \( \dfrac{1}{{ - 3}} = \dfrac{2}{?} = \dfrac{3}{?} = \dfrac{4}{?} = \dfrac{5}{?}\) ( tính chất đại lượng tỉ lệ thuận)
\(\Rightarrow t= - 3S\)
Thay S = 2 ta có : t= -3.2 = -6
Thay S = 3 ta có : t= -3.3 = -9
Thay S = 4 ta có : t= -3.4 = -12
Thay S = 5 ta có : t= -3.5 = -15
b) Từ câu a ta có công thức tính t theo S là : \(t = - 3S\)
Cho biết đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y=1/3x. Hỏi y có tỉ lệ thuận với x hay không? Nếu có hãy tìm hệ số tỉ lệ
Các b giúp mik với cảm ơn
Cho 3 đại lượng x,y,z.Hãy tìm hiểu sự tương quan giữa các đại lượng x và y, biết rằng:
a)x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch; y và z là hai đại lượng tỉ lệ nghịch
b)x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch; và z là hai đại lượng tỉ lệ thuận
c) x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận;y và z là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
cho x= 2 thì y=3.Hãy tìm tỉ lệ k của x và y trong các trường hợp sau và công thức y theo x
A) x và y là 2 đại lượng tỉ lệ thuận
B) x và y là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch
Câu 3: Đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y khi nào?Nêu các công thức liên quan?
Câu 4: Đại lượng x tỉ lệ nghịch với đại lượng y khi nào? Nêu các công thức liên quan?
Câu 5: Thế nào là biểu thức đại số? Lấy ví dụ?
Câu 6: Muốn cộng, trừ, nhân, chia các đơn thức một biến ta làm như thế nào?
Câu 7: Có mấy cách cộng trừ, nhân, chia đa thức một biến?
Câu 8: Nghiệm của đa thức là gì?
Câu 9: Nêu các cách chứng minh hai đường thẳng song song thường sử dụng?
Câu 8: Nghiệm của đa thức là giá trị mà khi thay vào đa thức ta được giá trị của đa thức là 0
Câu 6:
Nếu cộng/trừ thì lấy những đơn thức đồng dạng cộng với nhau xong rồi cộng tổng các nhóm đó lại
Còn nếu là nhân/chia thì lấy hệ số nhân/chia hệ số; biến nhân/chia với biến xong rồi nhân các kết quả đó lại với nhau
Câu 4:
x tỉ lệ nghịch với y khi đại lượng x liên hệ với đại lượng y theo công thức y=a/x
xy=a; x=a/y; y=a/x
Câu 3:
x tỉ lệ thuận với y khi đại lượng x liên hệ với đại lượng y theo công thức x=a*y
=>y=x/a; a=x/y
Câu 3:
Nếu đại lượng `x` liên hệ với đại lượng `y` theo công thức: `x = ky` `(`với `k` là hằng số khác `0)` thì ta nói `x` tỉ lệ thuận với `y` theo hệ số tỉ lệ `k.`
Câu 4:
Nếu đại lượng `x` liên hệ với đại lượng `y` theo công thức: `x=a/y` hay `xy = a` `(a` là một hằng số khác `0)` thì ta nói `x` tỉ lệ nghịch với `y` theo hệ số tỉ lệ `a.`
Câu 5:
Những biểu thức bao gồm các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa không chỉ trên những số mà còn có thể trên những chữ được gọi là biểu thức đại số.
VD: `3x+5;x^2+2yz;...`
Câu 6:
Cộng, trừ: Tìm các đơn thức đồng dạng rồi thực hiện phép toán.
Nhân, chia: Nhân chia hệ số cho hệ số và các biến tương ứng cho nhau.
Câu 7:
- Cách 1: Cộng, trừ đa thức theo “hàng ngang”
- Cách 2: Sắp xếp các hạng từ của hai đa thức cùng theo lũy thừa giảm (hoặc tăng) của biến rồi đặt phép tính theo cột dọc tương ứng như cộng, trừ các số (chú ý đặt các đơn thức đồng dạng ở cùng một cột)
Câu 8:
Nếu tại `x=a,` đa thức` P(x)` có giá trị bằng `0` thì ta nói `a (`hoặc `x=a )` là một nghiệm của đa thức đó.
Câu 9:
Cách 1: Dựa vào tính chất đường thẳng song song:
- Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng nếu có một trong những điều sau thì chúng song song với nhau:
+ Hai góc so le trong bằng nhau.
+ Hai góc đồng vị bằng nhau.
+ Hai góc trong cùng phía bù nhau.
Cách 2: Tiên đề Euclid
+ Qua một điểm chỉ có duy nhất một đường thẳng đi qua điểm đó song song với đoạn thẳng đã cho.
Cho đại lượng y tỉ lệ thuận đại lượng x. Biết rằng (x1;y1) (x2;y2) là các cặp giá
trị tương ứng và x1=12; x2=18 và 2y1+3y2= 39.
a) Tính y1, y2
b) Tính hệ số tỉ lệ k và viết công thức liên hệ giữa hai đại lượng