Những câu hỏi liên quan
_____Teexu_____  Cosplay...
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 5 2017 lúc 10:17

Tác giả Huy Cận với niềm say mê trước vẻ đẹp của tự nhiên, con người lao động, đã vẽ nên bức tranh tráng lệ:

    + Con người say mê, hăng hái lao động làm chủ đất nước

    + Thiên nhiên tráng lệ, giàu có, nguồn tài nguyên vô tận phục vụ con người

- Nhà thơ rũ bỏ được nỗi buồn thời thế để đón nhận cuộc sống mới của tự do, dân chủ

    + Con người phấn khởi trước công cuộc xây dựng cuộc sống mới

    + Tâm hồn tác giả nảy nở trở lại trong niềm vui say cuộc sống mới

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
24 tháng 11 2023 lúc 13:11

Giữa con người và thiên nhiên, loài vật có mối quan hệ có thể tác động lên nhau. Ở đây chính là cái cảm xúc. Cảm xúc của con người sẽ quyết định cái nhìn, hành động của họ đối với thiên nhiên, loài vật. Con vật cũng vậy, cảm xúc của chúng sẽ được quyết định từ hành động của con người. Ví dụ như là việc con chim thằng chài “vươn vai, hót mấy tiếng như muốn cảm ơn tôi”.

Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 13:11

Một số câu hỏi gợi ý làm bài:

- Thiên nhiên là gì?

+ Thiên nhiên hay còn được gọi là tự nhiên, thế giới vật chất vũ trụ bao la. Nó bao gồm tất cả các dạng vật chất cũng như năng lượng tồn tại từ cấp độ bé đến lớn: ví dụ như hạt nguyên tử đến ngôi sao, thiên hà, ngân hà

- Vai trò của thiên nhiên với cuộc sống con người?

+ Thiên nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người.

- Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên?

+ Con người và thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết tác động tới nhau chính vì vậy con người cần bảo vệ, xây dựng và giữ gìn thiên nhiên

Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 10:24

     Con người, thiên nhiên và cảnh vật là những yếu tố có mối quan hệ gần gũi với nhau bởi tất cả đều luôn hiện hữu xung quanh nhau. Bởi vậy, không có lí do gì để con người phá vỡ mối quan hệ đó. Hãy đón nhận và xem đó giống như một đại gia đình, và những người trong gia đình luôn biết yêu thương và không hãm hại nhau.

Minh Anh Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 12 2021 lúc 16:09

Em tham khảo:

Thiên nhiên là cội nguồn của sự sống, là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. Thiên nhiên cung cấp cho con người mọi điều kiện sống, giúp con người sinh tồn và phát triển. Thiên nhiên còn mang lại cho con người biết bao vẻ đẹp, để con người tận hưởng cuộc sống tốt lành, thơi thả tâm hồn sau những giờ làm việc đầy mệt nhọc. Bởi thế, từ xã xưa, con người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu lớn. Yêu cuộc sống tự nhiên chính là sự gắn bó, sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu quý và giữ gìn thiên nhiên ở xung quanh mình. Vẻ đẹp của thiên nhiên đi vào nghệ thuật thi ca, hội họa, âm nhạc, nâng đỡ và dìu dắt cảm xúc của con người. Con người lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp và khống có gì đẹp hơn vẻ đẹp của thiên nhiên. Lối sống hòa hợp, tôn trong thiên nhiên của người xưa là một mẫu mực của tình yêu thiên nhiên thiết tha. Và đó cũng là một cách để di dưỡng tâm hồn, gìn giữ những gì là tốt đẹp nhất. Thế nhưng, ngày nay, thiên nhiên đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi con người, gây nên những hậu quả nặng nề đến đời sống của toàn nhân loại. Mẹ thiên nhiên đang bị xúc phạm và con người phải gánh lấy hậu quả do những hành động nông nổi của chính mình. Hãy nhớ rằng mỗi mầm xanh là một nguồn sống đáng quý, mỗi dòng nước chảy mang theo nguồn năng lượng sinh tồn. Hãy biết bảo vệ lấy nó. Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống chính mình, bảo vệ sự sống trên trái đất. Hãy học cách tôn trọng và sống hài hòa với thiên nhiên để cuộc sống ngày càng đẹp tươi và mãi mãi trường tồn. 

Từ trái nghĩa: In đậm nghiêng

☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
12 tháng 12 2021 lúc 16:12

Tham khảo

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi mọi người đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 10 2023 lúc 19:46

* Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy.

   Cơn đằng tây vừa cày vừa ăn

* Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.

* Gió nam đưa xuân sang hè.

* Vùng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.

* Trăng quầng đại hạn, trăng tán thì mưa.

Duong
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Phong Y
18 tháng 2 2021 lúc 19:46

Đoạn văn hay bài văn?

Hquynh
18 tháng 2 2021 lúc 19:46

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.

      Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

      Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. 

      Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra.

      Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

      Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. 

      Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

      Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

      Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.

BN THAM KHẢO NHA 

Phong Y
18 tháng 2 2021 lúc 20:03

Nhà văn Võ Quảng được biết đến như một nhà văn của thiếu nhi, bởi ông có rất nhiều tác phẩm chuyên viết về thiếu nhi, trong số đó phải kể đến một tác phẩm nổi tiếng là truyện “Quê nội”. Đoạn trích “Vượt thác” được trích từ chương XI của truyện, nói về cảnh thiên nhiên sông nước kì vĩ và tuyệt đẹp trên sông Thu Bồn trong một lần vượt thác đầy gian nan và vất vả.

MgidCó thể nói, văn bản “Vượt thác” giống như một bức tranh về thiên nhiên và con người lao động trên dòng sông Thu Bồn, đó là một bức tranh của người nghệ sĩ tài hoa, mọi cảnh vật trong tranh được miêu tả thay đổi theo chặng đường mà con thuyền đi qua và theo điểm nhìn của tác giả. Với điểm nhìn ở trên con thuyền, tác giả đã có được một vị trí thuận lợi vừa để quan sát tinh tế lại vừa cảm nhận được những nét tiêu biểu và đặc sắc nhất của thiên nhiên, con người lao động nơi đây.Trong bức tranh về thiên nhiên vùng sông Thu Bồn, cảnh vật được nhân hóa và so sánh trở nên sống động và chân thực hơn, mọi vật trở nên có hồn và gợi cảm. Từ vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú với “những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít”. Con thuyền thì “như đang nhớ núi rừng, muốn lướt cho nhanh để về kịp”, những con thuyền chất đầy cau, dây, dầu rái, chở mít, chở quế,… cùng nối đuôi nhau xuôi dòng nước trôi chầm chậm. Rồi con thác hiện ra, “Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá… Cho đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò”.

Khi con thuyền trôi qua đoạn sông êm ả, chuẩn bị tới nơi có nhiều thác dữ thì ở hai bên bờ sông, những cây cổ thụ hiện ra với dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn như cảnh báo con người chuẩn bị tinh thần vượt qua. Cho đến khi con thuyền đã vượt qua thác thì dọc sườn núi lại hiện ra những cây to xen lẫn bụi cây nhỏ lúp xúp tưởng như cổ vũ con thuyền tiến về phía trước. Cách nhìn và trí tưởng tượng của tác giả đã cho thấy tâm trạng phấn chấn của con người trong hành trình vượt thác. Khung cảnh thiên nhiên đẹp là một cái nền để tôn vinh vẻ đẹp con người lao động.

Nhà văn đặc biệt tả nhân vật Dượng Hương Thư với những nét ấn tượng về cả hành động và ngoại hình: “Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông…quay đầu chạy về lại Hòa Phước”, “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc… khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”. Những biện pháp so sánh đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp rắn rỏi, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị một sức mạnh và sự tập trung cao độ để chiến đấu với dòng thác. Tác giả như làm nổi bật lên cái “thần” nằm trong con người lao động trước thiên nhiên rộng lớn, bên cạnh đó cũng không quên nhắc đến những phẩm chất đáng quý trong cuộc sống đời thường.

Có thể thấy, văn bản “Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng có một sự thống nhất cao độ và đạt được thành công trong việc kết hợp tả thiên nhiên và con người. Nhà văn không chỉ ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên mà còn khắc họa vẻ đẹp và phẩm chất cao đẹp của con người lao động trên dòng sông Thu Bồn.

Nguồn: https://vanmauonline.com/cam-nhan-ve-thien-nhien-va-con-nguoi-lao-dong-qua-van-ban-vuot-thac.html#ixzz6mpNGkrkh

lê vũ minh hoàng
Xem chi tiết
nguyen duc an
25 tháng 9 2022 lúc 15:58

ko