Yếu tố nào đã tạo ra sự xáo trộn về dân cư ở khu vưc Đông Nam Á thế kỉ XIII?
A. Ảnh hưởng của thiên tai
B. Cuộc xâm lược của người Mông Cổ
C. Cuộc xâm lược của thực dân phương Tây
D. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
Vào thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái và phải đối mặt với sự xâm lược, chiếm đóng của thực dân phương Tây. Quá trình này đã diễn ra như thế nào? Dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của các nước Đông Nam Á có những điểm gì nổi bật? Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trong khu vực chống lại ách đô hộ đã diễn ra như thế nào?
Tham khảo
- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.
- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa giành được thắng lợi.
Tham khảo
- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.
- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa giành được thắng lợi.
Nhận xét nào không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? A. Nổ ra ngay khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược B. Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội C. Diễn ra sôi nổi, liên tục, quyết liệt nhưng đều thất bại D. Đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược chủ nghĩa thực dân
Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á?
- Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập?
- Vì sao Nhật Bản thoát ra khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây?
- Năm 1914, Nhật Bản dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình ở đâu?
- Nhật Bản dùng biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là gì?
Tham khảo
- Ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.
- Vì chính sách ngoại giao khôn khéo
- Nhật Bản thoát ra khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây vì Nhật Bản đã tiến hành cải cách tiến bộ về kinh tế, chính trị - xã hội, quân sự, giáo dục.
- Năm 1914, Nhật Bản dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình ở Trung Quốc
- Nhật Bản dùng biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là : Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa , mở rộng lãnh thổ
Nhiệm vụ lịch sử gì đặt ra đối với các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của thực dân phương Tây?
A. Chính sách ngoại giao khôn khéo, mở rộng quan hệ thương mại với các nước
B. Dựa trên cơ sở nhà nước phong kiến, tổ chức nhân dân kháng chiến chống xâm lược
C. Tiếp tục duy trì chế độ chính trị cũ, hợp tác với các nước thực dân
D. Cải cách kinh tế, chính trị - xã hội. Đoàn kết dân tộc, đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập
Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước tư bản Âu, Mĩ phát triển nên đua nhau xâm chiếm thuộc địa. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á đang lâm vào khủng hoảng kinh tế - chính trị, nhân dân mâu thuẫn với bộ phận cầm quyền => Các nước Đông Nam Á trở thành miếng mồi ngon béo bở cho các nước tư bản phương Tây.
=> Yêu cầu đặt ra lúc này cho các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của các nước phương Tây là cần cải cách kinh tế, chính trị - xã hội và đoàn kết dân tộc, đấu tranh bảo vệ độc lập.
Đáp án cần chọn là: D
Vậy cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á đã diễn ra như thế nào?
Tham khảo:
♦ Hành trình giành độc lập của các nước Đông Nam Á: Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển sang một thời kì mới - thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua ba giai đoạn phát triển chính.
- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:
+ Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo, diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Campuchia.
+ Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở Philíppin, Inđônêxia, Mianma,… dưới sự dẫn dắt của các trí thức cấp tiến.
- Giai đoạn 2: từ năm 1920 đến năm 1945:
+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng: tư sản (do giai cấp tư sản lãnh đạo) và vô sản (do giai cấp vô sản lãnh đạo). Nhiều đảng phái tiến bộ đã ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân bằng cả phương pháp hòa bình và đấu tranh vũ trang.
+ Sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), nhân dân một số nước như: Inđônêxia, Việt Nam, Lào,.. đã tiến hành cách mạng giành độc lập dân tộc.
- Giai đoạn 3: từ năm 1945 đến năm 1975:
+ Tại Philíppin, Mianma, Malaixia, Inđônêxia diễn ra đấu tranh yêu cầu các nước thực dân phương Tây trao trả độc lập.
+ Trên bán đảo Đông Dương, nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược của Pháp và Mỹ cho đến năm 1975.
+ Năm 1984, Brunây giành được độc lập.
♦ Ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á: sau hơn 4 thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số thay đổi ở khu vực Đông Nam Á, như: gắn kết khu vực với thị trường thế giới, du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa,… Tuy nhiên, chế độ thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề đối với các quốc gia Đông Nam Á.
Trình bày quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX?
- Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước phương tây đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Nam Á:
+ Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm In-đô-nê-xia.
+ Phi-lip-pin chịu sự thống trị của thực dân Tây Ban Nha.
+ Miến Điện và Mã Lai bị thực dân Anh thôn tính.
+ Đến cuối thế kỉ XIX, ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp.
=> Như vậy, đến đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều trở thành thuộc địa của đế quốc phương tây.
Nước nào trong khu vực Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập của mình trước sự xâm lược của các nước thực dân phương Tây?
A. Việt Nam
B. Xin-ga-po
C. In-đô-nê-xi-a
D. Xiêm
Thái độ của nhân dân Đông Nam Á trước sự xâm lược của thực dân phương Tây?
Nhân dân Đông Nam Á đã thể hiện nhiều thái độ khác nhau trước sự xâm lược của thực dân phương Tây: từ kiên cường kháng chiến, cho đến hợp tác hoặc thỏa hiệp với hy vọng giữ gìn quyền lực và ổn định xã hội, cả sự thích nghi hay di cư để tránh xung đột. Mỗi hành động đều phản ánh phản ứng đa dạng của người dân trước những biến động lịch sử.
Cho các nhận định sau:
1. Mĩ là nước đi đầu trong cuộc xâm lược thuộc địa ở Đông Nam Á.
2. Trong cuộc đấu tranh chống xâm lược ở Đông Nam Á, Đảng Cộng sản được thành lập sớm nhất ở Việt Nam.
3. Cuối thế kỉ XIX, nước duy nhất ở Đông Nam Á làm cách mạng thành công, lật đổ ách thống trị của thực dân phương Tây là In-đô-nê-xi-a.
4. Quốc gia vừa thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha lại trở thành thuộc địa của Mĩ là Philíppin.
5. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam có mối liên hệ đặc biệt với cuộc chiến đấu của nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?
A. 2 nhận định.
B. 3 nhận định.
C. 4 nhận định.
D. 5 nhận định.