Câu nào dưới đây nhận định đúng về giọng thơ đặc trưng của Ta-go?
A. Giàu chất trữ tình và triết lí
B. Giàu chất tự sự và triết lí
C. Giàu chất tự sự và trữ tình
D. Giàu chất trữ tình và sử thi
Sự kết hợp nào dưới đây phù hợp nhất với bài Hôm qua tát nước đầu đình?
A. Trữ tình – trào phúng
B. Trữ tình – triết lí
C. Tự sự - trữ tình
D. Tự sự - triết lí
4. Sự kết hợp nào dưới đây phù hợp nhất với bài Hôm qua tát nước đầu đình?
A. Trữ tình – trào phúng
B. Trữ tình – triết lí
C. Tự sự – trữ tình
D. Tự sự — triết lí
Đặc điểm nổi bật của mạch cảm xúc trong đoạn thơ trên là gì?
A. Giàu tính tự sự
B. Thiên về giới thiệu
C. Đậm màu sắc miêu tả
D. Giàu chất triết lí, suy tưởng
Đáp án: D. Giàu chất triết lí, suy tưởng
6- Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?
A- Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.
B- Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối trực tiếp bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
C- Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh , giàu sức biểu cảm.
D- Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.
7- Thành ngữ nào sau đây có nghĩa gần với thành ngữ
bảy nổi ba chìm?
A- Cơm niêu nước lọ. B- Lên thác xuông ghềnh. | C- Nhà rách vách nát. D- Cơm thừa canh cặn. |
8- Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ?
Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ.
A- Thiếu quan hệ từ.
B- Thừa quan hệ từ.
C- Dùng quan hệ từ không đúng chức năng ngữ pháp.
D- Dùng quan hệ từ mà không có giá trị liên kết.
9- Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ
im lặng – ồn ào?
A- Tĩnh mịch – huyên náo B- Vắng lặng – ồn ào | C- Đông đúc – thưa thớt D- Lặng lẽ – ầm ĩ |
10- Kiểu điệp ngữ nào được sử dụng trong câu thơ sau:
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
A-Điệp ngữ cách quãng. B- Điệp ngữ nối tiếp. | C- Điệp ngữ chuyển tiếp. D-Cả A, B, C đều đúng. |
6- Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?
A- Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.
B- Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối trực tiếp bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
C- Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh , giàu sức biểu cảm.
D- Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.
B- Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối trực tiếp bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
Chỉ ra các điểm tương đồng, khác biệt giữa truyện thơ và thơ trữ tình. Kể tên các bài thơ trữ tình giàu yếu tố tự sự mà bạn biết, ngoài các bài có trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11.
* Giống nhau:
- Hình thức: theo thể thơ với các khổ và các dòng thơ ngắn
- Nội dung: truyền tải tâm tư, nguyện vọng của người viết
* Khác nhau
Tiêu chí so sánh | Truyện thơ | Thơ trữ tình |
Khái niệm | Là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của những người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu và sự tự do. | Là thể thơ tác giả thường bộc lộ những cảm xúc riêng tư, cá thể, đời sống, thể hiện tâm tư, tình cảm của con người về cuộc đời, thời cuộc. |
Đặc trưng | - Chủ đề: hạnh phúc đôi lứa của những cặp đôi bất hạnh - Cốt truyện: từ yêu tha thiết, tình yêu đổ vỡ, khó khăn, thử thách và quay lại với nhau. | - Chủ đề: đa dạng, thường mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm. - Cốt truyện: không rõ ràng bởi thơ trữ tình thường không kể tình tiết cũng không miêu tả nhân vật cụ thể. |
Hình thức | Những câu thơ dài ngắn khác nhau, độ dài khổ thơ cũng tùy thuộc, thường ít đối thơ. | Thơ trữ tình thường theo một thể loại nhất định, có quy luật về vần, nhịp điệu, số từ trong một câu và số câu trong một đoạn. |
"Tôi đi học" là 1 truyện ngắn giàu chất trữ tình. Hãy chỉ rõ các yếu tố tạo nên chất trữ tình trong truyện.
rong truyện ” tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh, ông đã rất thành công trong việc sử dụng các nghệ thuật tinh tế, nhẹ nhàng, mà vô cùng sâu sắc kết hợp với các ngôn ngữ giàu hình ảnh giàu gợi hình, gợi cảm với giọng điệu nhẹ nhang em dịu đã góp phần tạo nên chất thơ, chất trữ tình trong truyện.
Vậy, chất thơ là thế nào? chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn, chất thơ được thể hiện qua những vấn đề nổi bật, đặc sắc, giàu cảm xúc. Trước hết, chất thơ thể hiện ở chỗ truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên với những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn thơ ngây trong sáng, cùng tâm trạng tưng bừng, rộn rã, mơn mác, nao nức hồi hộp khi được cắp sách tới trường đã làm rung động lên những cảm xúc. Chất thơ đã toát lên từ những tình tiết sự việc dạt dào cảm xúc bằng những câu văn những hình ảnh hay và sinh động như” mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi quen, lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học, ” mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng nên thơ trong trẻo, thể hiện qua thời điểm cuối thu và hoàn cảnh lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc”. Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ và cảm động của ông đốc từ gương mặt tươi cười của thầy giáo trẻ. Tất cả đều dành cho trẻ thơ những tình cảm dịu dàng trìu mến. Chất thơ còn tỏa ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực của mẹ trong truyện đã bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ qua những câu văn hay như ” mẹ nắm tay tôi”, ” các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu từ trước”. ” Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước”, ” một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi”. Như vậy, hình tượng bàn tay mẹ đã được tác giả thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm để nói lên tình thương con bao la vô bờ bến của mẹ. Chất thơ còn được thể hiện qua hình ảnh so sánh đẹp đẽ đầy thú vị.
Trong truyện, tác giả đã đưa ra hình ảnh so sánh đẹp rất hay. Chất thơ được thể hiện ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm ở âm điệu tha thiết cũng góp phần diễn tả thành công cảm nghĩ của nhân vật. Chất thơ còn thể hiện ở chỗ tạo được sự đồng cảm đồng điệu của mọi người gợi cho người đọc nhớ lại về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ khi được cắp sách tới trường vào một mùa thu- mùa tựu trường.
Qua câu truyện tôi đi học giàu chất thơ, tác giả như muốn thể hiện một tâm hồn khao khát bay cao với một niềm hi vọng ước ao hoài bão lớn lao để vươn tới một chân trời mới, một tương lai đang phơi phới chào đón trẻ thơ.
Chuyện ngắn :" Tôi đi học " của Thanh Tịnh giàu chất thơ và chất trữ tình Hãy phân tích những hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm này để làm rõ ý kiến trên . Viết thành đoạn văn tổng phân hợp / Khoảng 15 câu /.
Nhận định nào không đúng về nghệ thuật của bài thơ? A. Sử dụng thể thơ lục bát với giọng điệu trữ tình, tha thiết B. Sử dụng thể thơ tự do với các câu thơ mang tính triết lý, suy ngẫm C. Sử dụng biện pháp tu từ để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời thơ D. Sử dụng từ láy đặc sắc
Suy nghĩ của em về chất trữ tình dân gian và chất triết lý của bài thơ con cò của chế lan viên
Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.
Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.
Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.
Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...
Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.
Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.
Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:
“Cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nơi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”
Đến tuổi tới trường:
“Con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.
Và khi con trưởng thành:
"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn…”.
Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:
“Dù ở gần con
Dù ờ xa con
Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con"
Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"
Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.
“Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi”
Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.
Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.
Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.
“Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-cua-em-ve-bai-tho-con-co-cua-che-lan-vien-c36a1554.html#ixzz5CokHHyCS
Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.
Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.
Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.
Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...
Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.
Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.
Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:
“Cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nơi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”
Đến tuổi tới trường:
“Con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.
Và khi con trưởng thành:
"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn…”.
Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:
“Dù ở gần con
Dù ờ xa con
Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con"
Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"
Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.
“Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi”
Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.
Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.
Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.
“Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.