Cho ABC, kẻ AH BC tại H, vẽ điểm D đối xứng với H qua AB, vẽ điểm E đối xứng với H qua AC. Chứng minh ADE cân.
* Có vẽ hình nhé ❤️
Cho ABC, kẻ AH BC tại H, vẽ điểm D đối xứng với H qua AB, vẽ điểm E đối xứng với H qua AC. Chứng minh ADE cân.
* Có vẽ hình nhé ❤️
chép sai đề bài thì làm sao giải được
sai chỗ này nè
kẻ AH...BC tại H
Cách 1: Vì D đối xứng với H qua AB => AB là đường trung trực DH => AD = AH
E đối xứng với H qua AC => AC là đường trung trực HE => AH = AE
=> AD = AE
=> △AED cân tại A
Cách 2: Gọi AB ∩ DH = { I } , HE ∩ AC = { O }
Vì D đối xứng với H qua AB => AB là đường trung trực DH => AB ⊥ DH tại I và ID = IH
E đối xứng với H qua AC => AC là đường trung trực HE => AC ⊥ HE tại O và HO = OE
Xét △AID và △AIH cùng vuông tại I
Có: ID = IH (cmt)
AI là cạnh chung
=> △AID = △AIH (2cgv)
=> AD = AH (2 cạnh tương ứng)
Xét △AOH và △AOE cùng vuông tại O
Có: OH = OE (cmt)
AO là cạnh chung
=> △AOH = △AOE (2cgv)
=> AH = AE (2 cạnh tương ứng)
Mà AH = AD (cmt)
=> AE = AD
=> △AED cân tại A
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH (H thuộc BC). Qua H kẻ HD,HE theo thứ tự vuông góc với AB,AC (D thuộc AB, E thuộc AC). Vẽ hai điểm M,N lần lượt đối xứng với H qua D và E. Chứng minh M đối xứng với N qua A.
Cho ∆ABC vuông tại A, đường cao AH. Vẽ điểm D đối xứng với H qua AB, điểm E đối xứng với H qua AC. Chứng minh
a) AD=AE
b) Ba điểm A,D,E thẳng hàng
c) Tứ giác BDEC là hình thang cân
d) BC = BD+CE
Giải giúp mình với
c) chứng minh tứ giác BDEC là hình thang vuông nhé
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH(H thuộc BC). Qua H kẻ HD,HE theo thứ tự vuông góc với AB,AC( D thuộc AB,E thuộc AC).
a) Tứ giác AEHD là hình gì? Vì sao?
b) Vẽ hai điểm M, N lần lượt đối xứng với H qua D và E. Chứng minh M đối xứng với N qua A
c) Gọi I là trung điểm của BC. Chứng minh AI//NC
a) Tứ giác AEHD có 3 góc vuông nên góc còn lại cũng vuông \(\Rightarrow\) tứ giác AEHD là hình chữ nhật.
b)Ta cần chứng minh NA = AM và A, M, N thẳng hàng
Do tứ giác AEHD là hình chữ nhật nên AD // EH \(\Rightarrow\)AD//NE (1)
Mặt khác DE là đường trung bình nên DE // NM \(\Rightarrow\)DE //NA(2)
Từ (1) và (2) suy ra tứ giác EDAN là hình bình hành \(\Rightarrow\) ED = AN (*)
Tương tự ED = AM (**) .Từ (*) và (**) suy ra AM = AN (***)
Dễ chứng minh \(\Delta\)MAD = \(\Delta\)HAD \(\Rightarrow\)^MAD = ^HAD (4)
Tương tự: ^NAE = ^HAE (5) . Cộng theo vế (4) và (5) suy ra ^MAD + ^NAE = 90o (6)
Từ (6) suy ra ^MAD + ^NAE + ^EAD = 90o + ^EAD = 180o \(\Rightarrow\)N, A, E thẳng hàng (****)
Từ (***) và (****) suy ra đpcm.
c)\(\Delta\)ABC vuông tại A có AI là trung tuyến nên \(AI=\frac{1}{2}BC=CI\)\(\Rightarrow\)\(\Delta\)ACI cân tại I
\(\Rightarrow\)^IAC = ^ICA (7)
Mặt khác ta dễ dàng chứng minh \(\Delta\)CNA = \(\Delta\)CHA (tự chứng minh đi nhé!)
Suy ra ^NCA = ^HCA \(\Rightarrow\)^NCA = ^ICA (8) (vì H, I cùng thuộc B nên ta có H, I, C thẳng hàng do đó ^HCA = ^ICA)
Từ (7) và (8) ta có ^IAC = ^NCA. Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên ta có đpcm.
P/s: Không chắc nha!
Cho tam giác ABC nhọn(AB<AC). Gọi M là trung điểm của BC. Vẽ D là điểm đối xứng với A qua M
A) chứng minh ABDC là hình bình hành
B) vẽ đường cao AH. Gọi E là điểm đối xứng với A qua H. Chứng minh BEDC là hình thang cân
C) gọi N là trung điểm của AC. Gọi K là điểm đối xứng của H qua N. Chứng minh AHCK là hình chữ nhật
a: Xét tứ giác ABDC có
M là trung điểm chung của AD và BC
=>ABDC là hình bình hành
b: Xét ΔAED có AH/AE=AM/AD
nên HM//ED
=>ED//CB
Xet ΔCAE có
CH vừa là đường cao, vừa là trung tuyến
=>ΔCAE can tại C
=>CA=CE=BD
Vì BC//ED và BD=CE
nên BCDE là hình thang cân
c: Xét tứ giác AHCK có
N là trung điểm chung của AC và HK
góc AHC=90 độ
=>AHCK là hình chữ nhật
câu 6. cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi D là điểm đối xứng với H qua AC, gọi E là điểm đối xứng với H qua AB. chứng minh
a/ D đối xứng với E qua A
b/ tam giác DHE vuông
c/ tứ giác BDEC là hình thang vuông
d/ BC= BD+CE
cố giúp mình nhé. cần gấp. không cần vẽ hình đâu, giải thui, mình vẽ được hình rồi
a: Ta có: H và E đối xứng với nhau qua AB
nên AB là đường trung trực của HE
=>AH=AE
=>ΔAEH cân tại A
mà AB là đường trung tuyến
nên AB là tia phân giác của góc HAE(1)
Ta có: H và D đối xứng nhau qua AC
nên AC là đường trung trực của HD
=>AH=AD
=>ΔAHD cân tại A
mà AC là đường cao
nên AC là tia phân giác của góc HAD(2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{DAE}=2\cdot\left(\widehat{BAH}+\widehat{CAH}\right)=2\cdot90^0=180^0\)
=>D,A,E thẳng hàng
mà AD=AE
nên A là trung điểm của DE
b: Xét ΔDHE có
HA là đường trung tuyến
HA=DE/2
Do đó: ΔDHE vuông tại H
câu 6. cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi D là điểm đối xứng với H qua AC, gọi E là điểm đối xứng với H qua AB. chứng minh
a/ D đối xứng với E qua A
b/ tam giác DHE vuông
c/ tứ giác BDEC là hình thang vuông
d/ BC= BD+CE
cố giúp mình nhé. cần gấp. không cần vẽ hình đâu, giải thui, mình vẽ được hình rồi
câu 6. cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi D là điểm đối xứng với H qua AC, gọi E là điểm đối xứng với H qua AB. chứng minh
a/ D đối xứng với E qua A
b/ tam giác DHE vuông
c/ tứ giác BDEC là hình thang vuông
d/ BC= BD+CE
cố giúp mình nhé. cần gấp. không cần vẽ hình đâu, giải thui, mình vẽ được hình rồi
a) Vì E đối xứng vói H qua AB (gt)=> Tam giác AEH là tam giác cân ( t/c các đường trong tam giác cân)=> EAM=MAH( AM là đường phân giác) (1)
CM tương tự ta có tam giác AHD cân tại A=> AN là dường phân giác=> HAN=DAN (2)
Vì ABC = 1V(gt) => MAH+HAN=90 (3)
Từ (1) (2) (3) => EAM+ NAD= 90(4)
Từ (3) (4)=> EAD= 180=> A,E,D thẳng hàng.(5)
Vì EAH cân tại A(cmt) => EA=AH( đn tam giác cân)
Vì HAD cân tại A ( cmt) => AH=AD(__________)
=> EA=AD ( bắc cầu) (6)
Từ (5) (6) => E đối xứng D qua A
b) CM MHAN là hcn (3 góc vuông)
=> MN=AH( 2 đường chéo)
Gọi O là giao điểm của MN và AH
=> O là trung điểm của MN và AH
Xét AHM vuông tại H (AH là đường cao) có:
HO là trung tuyến => HO = 1/2 AM (định lý)
mà AM= DE (cmt)
=> HO= 1/2 DE
Xét DHE có
O là trung điểm DE ( cmt)
HO là trung truyến
HO= 1/2 DE (cmt)
=> DHE vuông tại H
cau d ghi sai de roi. phai la BC = BD = ED
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH(H thuộc BC). Qua H kẻ HD,HE theo thứ tự vuông góc với AB,AC( D thuộc AB,E thuộc AC).
a) Tứ giác AEHD là hình gì? Vì sao?
b) Vẽ hai điểm M, N lần lượt đối xứng với H qua D và E. Chứng minh M đối xứng với N qua A
c) Gọi I là trung điểm của BC. Chứng minh AI//NC