Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Kiwi
15 tháng 12 2022 lúc 5:33

*Hiện tượng mưa đá

- Là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.

- Thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Nguyên nhân chủ yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về nhanh.

- Hình thành trong các tháng chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang mùa nóng (tháng 4, 5 và 6) hoặc giữa mùa nóng sang mùa lạnh (tháng 9, 10 và 11), khi các dòng không khí lên xuống mãnh liệt (hay còn gọi là đối lưu).
- Mưa đá có hai dạng sau:

+ Mưa đá nhỏ: dưới dạng những hạt băng trong suốt rơi xuống từ đám mây, các hạt hầu như có hình cầu, và đôi khi hình nón, đường kính có thể bằng hoặc lớn hơn 5mm.

+ Mưa đá: dưới dạng những hạt nước đá, có thể trong suốt, có thể đục một phần hay tất cả. Cục đá thường hình cầu, hình nón, hoặc không đều. Đường kính từ 5mm đến 50mm. Mưa đá rơi xuống từ đám mây, hoặc rơi rời rạc, hoặc kết thành màn không đều.

Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó. Và cũng không có cách nào ngăn chặn được mưa đá bởi đó là hiện tượng thời tiết với những diễn biến bất thường của các luồng không khí nóng và lạnh. Người dân ở các khu vực hay có mưa đá cần thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết để sớm biết có khả năng xảy ra mưa đá và luôn chuẩn bị sẵn các phương án trú, tránh an toàn cho người, vật nuôi và hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc,… nếu nó xảy ra. Mưa đá còn có thể mang tới những mối nguy hại khác chẳng hạn mang theo độc tố, acid…

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Xét phân tử hydrogen: mỗi nguyên tử hydrogen có 2 electron lớp ngoài cùng

=> Giống cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm Helium

- Xét phân tử Oxygen: mỗi nguyên tử Oxygen có 8 electron ở lớp ngoài cùng

=> Giống cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm Neon

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
30 tháng 6 2019 lúc 14:57

Chọn C.

An sai do đột biến gen xuất hiện ngẫu nhiên vô hướng

Bình sai: đột biến gen phát sinh trong giảm phân

=> đột biến giao tử

=> biểu hiện đột biến ở thế hệ sau, cơ thể không biểu hiện kiểu hình đột biến.

Hùng đúng. Đột biến điểm có thể không ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật nếu nếu đột biến đó là đột biến đồng nghĩa thì không làm thay đổi phân tử protein được tạo ra, đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa

Huy Trần
21 tháng 1 2022 lúc 22:00

đáp án là Hùng nha 

Na Lê
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
10 tháng 4 2021 lúc 18:56

Lớp lông vũ của loài chim,vịt,,.. không thấm nước

 
Blaze
5 tháng 8 2021 lúc 9:43

-Lớp lông vũ của loài chim,vịt,,.. không thấm nước

Nguyễn Tiến Đạt
Xem chi tiết
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
29 tháng 12 2020 lúc 15:35

Vì khi nhìn vào ly rỗng, ánh sáng truyền theo đường thẳng nên ta có thể thấy đáy ly, nhưng khi đổ nước gần đầy ly thì ánh sáng sẽ bị khúc xạ tại mặt phẳng giữa mặt nước và không khí nên ta chỉ nhìn thấy một phần đấy ly

Khang Diệp Lục
29 tháng 12 2020 lúc 16:54

-Đó là vì khi li rỗng thì không có ánh sáng truyền từ đáy li đến mắt

-Khi có nước thì tia sáng từ đáy li bị gãy khúc do khúc xạ và truyền đến mắt nên ta thấy được đáy li

Hoa Bạch Liên - Tạc Thiê...
29 tháng 12 2020 lúc 19:58

Vì khi li rỗng nước thì không có ánh sáng truyền từ đáy li đến mắt cho nên ta không thể nhìn thấy đáy li.

Còn khi li đổ đầy nước thì tia sáng từ đáy li bị gãy khúc và truyền đến được mắt nên ta có thể nhìn thấy được đáy li.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Biểu hiện

Quy luật

a. Lượng bức xạ mặt trời tăng dần từ Bắc vào Nam.

Địa đới

b. Khi đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ (phía đông dãy Trường Sơn Nam) là mùa mưa thì Tây Nguyên

(phía tây dãy Trường Sơn Nam) lại là mùa khô và ngược lại.

Phi địa đới (quy luật địa ô)

c. Thiên nhiên vùng núi Hoàng Liên Sơn bị phân hoá thành ba đai cao, gồm đai nhiệt đới gió mùa ở độ cao dưới 600 - 700 m, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở độ cao từ 600 - 700 m

đến 2600 m và đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao từ 2600 m trở lên.

Phi địa đới (quy luật đai cao)

Đặng Thị Hồng Thắm
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 22:26

Tham khảo
1.

Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng:

+ Nước ta đã xác định được trên 5.000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.

+ Ở Việt Nam có đủ các nhóm khoáng sản, như: khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…), khoáng sản kim loại (sắt, đồng, bô-xit, man-gan, đất hiếm,..) và phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi,...).

- Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ:

+ Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ. Điều này gây khó khăn cho việc khai thác và công tác quản lí tài nguyên khoáng sản.

+ Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, như: dầu mỏ, bô-xit, đất hiếm, titan,…

- Khoáng sản phân bố tương đối rộng: tài nguyên khoáng sản ở nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước. Các khoáng sản có trữ lượng lớn phân bố tập trung ở một số khu vực như:

+ Dầu mỏ và khí tự nhiên được tích tụ trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa;

+ Than đá tập trung ở vùng Đông Bắc;

+ Than nâu có nhiều ở đồng bằng sông Hồng;

+ Titan phân bố chủ yếu ở vùng Duyên hải miền Trung;

+ Bô-xit phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên,...
2.
- Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng, như: vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải,…
- Do có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước.