Đề kiểm tra 1 tiết - HKII - Đề 2

Nguyễn Văn Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
12 tháng 3 2018 lúc 18:39

a) Cây phát sinh động vật phản ánh mối quan hệ gì ? Vì sao ?

Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát sinh những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát sinh những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn. Ví dụ: Cá, Bò sát, Chim và Thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với Giáp xác, Nhện và Sâu bọ.

b) Cá voi có quan hệ họ hàng với hươu sao hơn hay cá chép hơn ? Vì sao ?

Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn cá chép. Vì cá voi thuộc lớp Thú bắt nguồn từ nhánh tiến hóa có gốc cùng với hươu sao. Trong khi đó cá chép lại thuộc lớp có xương, là động vật bậc thấp hơn với lớp Thú.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
12 tháng 3 2018 lúc 19:20
a)Cây phát sinh động vật phản ánh: + Mối quan hệ họ hàng của các loài động vật. + Nguồn gốc của các loài động vật. + Vị trí tiến hoá của các loài động vật. + Số lượng của các loài động vật. =>Cho thấy các nhóm động vật có mối quan hệ họ hàng với nhau. Vì giới động vật từ khi được hình thành đã có cấu tạo thường xuyên thay đổi theo hướng thích nghi với những thay đổi của điều kiện sống. Người ta đã chứng minh lưỡng cư cổ bắt nguồn từ cá vây tay cổ, bò sát cổ bắt nguồn từ lưỡng cư cổ, chim cổ và thú cổ bắt nguồn từ bò sát cổ… Qua cây phát sinh thấy được quan hệ họ hàng của các nhóm động vật khác nhau, thậm chí còn so sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác. b)Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn cá chép. Vì cá voi thuộc lớp Thú bắt nguồn từ nhánh tiến hóa có gốc cùng với hươu sao. Trong khi đó cá chép lại thuộc lớp có xương, là động vật bậc thấp hơn với lớp Thú.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
12 tháng 3 2018 lúc 19:16
Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay Chi trước biến thành cánh: tạo thành 1 diện tích rộng khi quạt gió, cản không khí khi hạ cánh Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: ở cánh xòe thành cánh có diện tích rộng và ở đuôi có vai trò như bánh lái Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông
Bình luận (0)
Cầm Đức Anh
12 tháng 3 2018 lúc 18:42

Thân hình thoi (giảm sức cản không khí khi bay), chi trước biến thành cánh (quạt gió, cản không khí khi hạ cánh), lồng ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng (giúp cho cánh chim khi (lang ra tạo nên một diện tích rộng), mỏ sừng (làm cho đầu nhẹ).

Bình luận (0)
Hoang Thu Trang
Xem chi tiết
Nhật Linh
13 tháng 3 2018 lúc 21:23

Câu 1:

a)

- Cá voi được xếp vào lớp Thú bởi vì chúng có đặc điểm giống với các loài thú khác:
+ Thở bằng phổi (cho nên có hiện tượng cá voi nổi đầu trên mặt nước để thở)
+ Tim 4 ngăn hoàn chỉnh
+ Động vật máu nóng và hằng nhiệt,
+ Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ
+ Có lông mao (mặc dù rất ít).
+ Đuôi cá thẳng đứng và chuyển động kiểu trái phải. Đuôi cá voi nằm ngang và chuyển động lên xuống.

- Dơi có đời sống bay nhưng được xếp vào lớp thú vì dơi có lớp lông mao bao phủ toàn thân ,đẻ con và nuôi con bằng sữa nên dơi được xếp vào lớp thú

+ Dơi còn là động vật hằng nhiệt

b)

Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì :
- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

Bình luận (0)
Nguyễn Công Tỉnh
13 tháng 3 2018 lúc 21:23

Câu 1:

a)Tại sao xếp dơi,cá voi vào lớp thú?

Tại vì:

- Dơi thân có lông mao bao phủ, miệng có răng phân hóa, đẻ con và

nuôi con bằng sữa mẹ.

- Cá voi tuy mang hình dạng giống cá, sống ở nước nhưng vẫn mang

đặc điểm của thú:

+ Hô hấp bằng phổi.

+ Đẻ con và nuôi con bằng sữa.

b)Vì sao ếch thường sống nơi ẩm ướt,gần bờ và bắt mồi về đêm?

Ếch là đại diện của bọn lưỡng cư, mà lưỡng cư bởi vì nó phải sống cả ở 2 nơi (nước và cạn). Nếu bạn học Sinh học lớp 7-8 rồi bạn sẽ thấy, các đặc điểm cấu tạo của ếch chỉ có thể cho phép nó sống được ở môi trường ẩm ướt.
- Ếch bắt mồi vì ban đêm có 2 lý do:
+ Một là, thức ăn của ếch là côn trùng, sâu bọ...mà các loài này hoạt động khá mạnh về đêm ở những nơi ẩm ướt
+ Thứ 2 là mắt của ếch không nhìn được vật tĩnh và nếu bị chiếu sáng nó chịu luôn.

Bình luận (0)
Khánh Linh Nguyễn
13 tháng 3 2018 lúc 21:23

Câu 1:

a)Vì dơi và cá voi nuôi con bằng sữa

b) Ếch là loài lưỡng cư, dưới nước và trên cạn. Dưới nước nó hô hấp bằng da, trên cạn thì bằng mũi. Việc sinh sản gắn liền với môi trường nước (trứng ếch và nòng nọc sinh trưởng và phát triển dưới nước). Chính những đặc tính trên mà ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần môi trường nước. Nó bắt mồi vào ban đêm vì thức ăn của nó là côn trùng và sâu bọ, ban đêm các loài này ít hoạt động, bên cạnh đó còn vì nhiệt độ ban ngày cao hơn ban đêm

Câu 2:

Giống nhau :
Hệ tuần hoàn gồm 2 vòng tuần hoàn.


Khác nhau :

* Ếch :
+Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ –1 tâm thất).
+ nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha

* Thằn lằn
+Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ –1 tâm thất), xuất hiện vách hụt.
+ nên máu đi nuôi cơ thể là máu ít pha.

Bình luận (0)
đinh văn việt
Xem chi tiết
Nhã Yến
14 tháng 3 2018 lúc 16:20

Câu 1:

Hỏi đáp Sinh học

Bình luận (0)
Hoàng Thị Anh Thư
14 tháng 3 2018 lúc 17:55

Câu 2:

Chứng loãng xương (Osteoporosis) do thiếu chất vôi ( Calcium deficit) làm cho cột xương sống bị còng xuống.
Phụ nữ nói chung, đặc biệt là các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ và các bà trên 64 tuổi, rất dễ bị chứng xương loãng, hoặc còn gọi là xương xốp do không cung cấp cho cơ thể chất vôi đủ để bù lại số lương chất vôi mất đi do kinh nguyệt, do cơ thể sản xuất sữa mẹ trong đó có hàm lượng chất vôi, và đặc biệt là do cơ thể giảm khả năng hấp thụ chất vôi khi người phụ nữ không còn kinh nguyệt do lớn tuổi ( postmenopausal osteoporosis) thường ở khoảng 64 tuổi.
Phái nam vẫn có thể bị thiếu chất vôi, nhưng tỷ lệ rất thấp 5% - 10%) so với phụ nữ (25% - 35%). Vì vậy chúng ta thường thấy các bà bị còng lưng nhiều hơn các ông.
Ghi chú: Để ngăn ngừa bệnh loãng xương, có nhiều cách như: Uống sữa tươi, ăn nhiều cua, ghẹ, cáy, tôm, tép, cá và vitamin D.

Bình luận (0)
hoa hồng
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
16 tháng 3 2018 lúc 11:13

1.Các hình thức di chuyển của chim: Bay, đi, bám
2. *Tập tính kiếm ăn :
- Chim hoạt động liên tục nên tốn nhiều năng lượng , chúng phải săn mồi nhiều , ăn nhiều , nhất là khi sinh sản.
- Lượng thức ăn có khi đến 1/3 khối lượng cơ thể
-Phần lớn chim săn mồi vào ban ngày nhưng cũng có loài chuyên kiếm ăn vào ban đêm như cú mèo.
*Tập tính sinh sản :
- Cách chim tìm bạn đời và xây tổ ấm là một trong những nét lí thú hấp dẫn nhất trong đời sống động vật.
- Tuy chim hiếm khi li dị nhau nhưng trong thế giới loài chim vẫn có hình thức xây dựng gia đình khác nữa
- TẬP TÍNH SINH SẢN : LÀM TỔ
+Làm tổ là một việc gồm hai khâu đồng thời : Thu vật liệu và kết lại thành tổ hoàn chỉnh . Thời gian thu thập tùy thuộc vào vật liệu ở xa hay gần. Chim phải thực hiện một loạt các động tác để biến vật liệu thành tổ.
+Tuỳ từng loài mà vật liệu và cách làm tổ có khác nhau.

- TẬP TÍNH SINH SẢN :ĐẺ TRỨNG
+Chim đẻ ra trứng có vỏ vôi cứng bao bọc.
+Trứng loài chim đà điểu lớn nhất.
+Nhiều loại chim có trứng với màu sắc xanh, vàng , đốm . . .

- TẬP TÍNH SINH SẢN :NUÔI CON
+Trứng thụ tinh được ấp bằng thân nhiệt của chim bố hoặc mẹ.
+Đúng thời gian trứng nở ra chim con.
+Chim con được chim bố mẹ chăm sóc chu đáo.

Bình luận (0)
Dương Sảng
16 tháng 3 2018 lúc 13:18

Một số tập tính của các loài chim:

Lớp chim với hơn 9.600 loài . Chia thành 3 nhóm chính: Nhóm chim bay , nhóm chim chạy , nhóm chim bơi . Chim bay đại diện là chim bồ câu , có đôi cánh là 2 chi trước phát triển với cơ khoẻ , xương nhẹ , lớp lông vũ cấu tạo đặc biệt thích nghi cho việc bay . Các loài chim nhạn biển Bắc khi bay di trú tránh đông , chúng là những nhà vô địch bay cao ( 3.000m ) và bay xa ( 40.000km ) , hằng năm chúng di chuyển đi về nửa vòng trái đất . Về tốc độ bay , phải kể đến chim cắt , là một loại chim ăn thịt , chuyên săn những loài thú gậm nhấm nhỏ . Ở các nước Trung Á và ở Châu Âu người ta nuôi chim cắt để đi săn . : Nhóm chim bay được có loài thích nghi với môi trường sinh sống ở đầm nước cạn , có chân cao , mỏ dài . Những loài Hồng hạc , cốc đế , cò , sếu … kiếm ăn ở vùng đầm nước .Theo hình dạng của mỏ chim ta thấy : Loài chim bay có mỏ ngắn khoẻ , thường ăn hạt . Mỏ cong và sắc của loại chim ăn thịt như diều hâu , kên kên . Mỏ chim gõ kiến rất cứng , phát triển gắn liền với xương sọ . Mỏ chim hút mật nhỏ , cong , dài để có thể hút mật ở sâu trong đài hoa . Khi bay , các loài chim bay cũng thể hiện cách khác nhau : Có loài đập cách liên tục : như bồ câu , sẻ , chích choè , chim ruồi …. Có loài chim bay bằng cách lượn theo dòng khí nóng bốc lên cao như : diều hâu , đại bàng …. Có loài bay được nhưng thường xuyên bơi lặn như : vịt trời , le le , cốc , thiên nga …. Lông của chúng có cấu tạo đặc biệt , không thấm nước . Nhóm chim chạy có 2 chân phát triển , 2 chi trước kém phát triển , đại biểu là con đà điểu , chạy rất nhanh trên hoang mạc Nhóm chim bơi có 2 cánh kém phát triển , chân ngắn nhưng có màng giúp chim bơi lặn giỏi hơn bay . Tiêu biểu là chim cánh cụt, vịt, ngỗng,.. Chim sống theo đàn cả hàng ngàn con trong một khu vực , tuy nhiên chúng không bao giờ lẫn lộn tổ và con của chúng . Đây là đàn chim cánh cụt . Chúng chỉ có mặt ở vùng biển Nam cực . Tuy nhiên nhiều loài chim sống theo cặp và chiếm cứ một vùng riêng , sẵn sàng đánh trả nếu có chim khác xâm nhập . Người ta lợi dụng tập tính này để làm rập bẩy chim bằng chim mồi . Chim hoạt động liên tục nên tiêu tốn nhiều năng lượng , chúng phải săn mồi nhiều , ăn nhiều , nhất là khi sinh sản . Lượng thức ăn có khi đến 1/3 khối lượng cơ thể . Phần lớn chim săn mồi vào ban ngày nhưng cũng có loại chuyên kiếm ăn vào ban đêm như cú mèo. Chim cú mèo chuyên ăn chuột , rất có ích cho nhà nông .. Nhiều chim chuyên ăn sâu bọ nên giúp cho nhà nông bảo vệ cây trồng . Nhiều loại chim sâu tuy nhỏ bé nhưng đêm ngày săn lùng những con sâu trên cây ăn trái . Vào mùa sinh sản những con chim trống thường hoạt náo hẳn . Chúng khoe những chùm lông đẹp chinh phục con mái . Nhiều con trống có bộ lông ngực đẹp sặc sỡ . Tổ chim Chim thường làm tổ trên vách đá , trong hốc đá , trên cây . Chim thường làm tổ trên cây , trong bọng cây , ở dưới đất , trong các khu nhà cao tầng . . Chim đẻ ra trứng có vỏ vôi cứng bao bọc . Trứng thụ tinh được ấp bằng thân nhiệt của chim , đúng thời gian nở ra chim con . Chim con được chim bố mẹ chăm sóc chu đáo . Ở Việt Nam có trên 800 loài chim , có nhiều loài quý hiếm cần được bảo vệ . Bảo vệ môi trường sống của chim cũng là bảo vệ môi trường sống của chúng ta .
Bình luận (0)
nguyễn như quốc
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
19 tháng 3 2018 lúc 12:54

1. Khác nhau về sự hô hấp của thằn lằn và ếch ?

- Thằn lẳn: Phổi có nhiều ngăn ( cơ liên sườn tham gia hô hấp )

- Ếch: Phổi đơn giản, ít vách ngăn ( chủ yếu hô hấp bằng da )

2. Điểm tiến hóa về sinh sản của thỏ với chim bồ câu ?

- Thỏ đẻ con có nhau thai ( hiện tượng thai sinh )

- Sự tiến hóa của đẻ con có nhau thai là:

+ Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng.
+ Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
+ Con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên.

Bình luận (0)
Như Quỳnh Võ
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
19 tháng 3 2018 lúc 12:49

1. Vai trò của lưỡng cư ?

Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi,...
Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. Ếch đồng là vật thí nghiệm trong môn sinh lí học.
Hiện nay số lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.
2. So sánh hệ tuần hoàn của chim và bò sát ?

* Giống nhau:

Tuần hoàn của bò sát và chim giống nhau là có tim ( tim có tâm nhĩ và tâm thất) , 2 vòng tuần hoàn.

* Khác nhau:

- Bò sát : có vách hụt ngăn tâm thất( trừ cá sấu), máu pha đi nuôi cơ thể.
- Chim: tim 4 ngăn , máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể .

3. Đặc điểm chung của thú ?

- Thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.

- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.

- Tim 4 ngăn.

- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.

- Là động vật hằng nhiệt.

Bình luận (0)
Pham Thi Linh
19 tháng 3 2018 lúc 16:23

5. Da của thằn lằn bóng đuôi dài có đặc điểm là: da khổ, có vảy sừng bao bọc - ý nghĩa: ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

- Nước tiểu của thằn lằn đặc vì: thằn lằn có thận sau có khả năng hấp thụ lại nước

6. Hệ tiêu hóa ở thú (đại diện thỏ) xuất hiện thêm manh tràng (ruột tịt) mà các đại diện trước ko có.
Vai trò của manh tràng là giúp tiêu hóa xellulozo có trong thức ăn

7. Cấu tạo hệ hô hấp của chim bồ câu gồm:

- Phổi gồm 1 mạng ống khí dày đặc \(\rightarrow\) bề mặt trao đổi khí rộng

Các túi khí ở ngực và bụng phối hợp hoạt động với nhau \(\rightarrow\)không khí đi qua hệ thống ổng khí trong phổi theo 1 chiều \(\rightarrow\) trong phổi không có khí đọng, tận dụng được lượng oxi trong không khí hít vào. \(\rightarrow\) Phù hợp với nhu cầu oxi cao ở chim khi bay.

Bình luận (0)
Pham Thi Linh
19 tháng 3 2018 lúc 16:26

8. Lớp chim được chia thành 3 nhóm là

- Nhóm chim chạy: đà điểu Phi

- Nhóm chim bơi: chim cánh cụt

- Nhóm chim bay: chim bồ câu

9. Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời bằng cả hai chân sau

10. Ếch sinh sản bằng cách thụ tinh ngoài và đẻ trứng. Con non phát triển qua biến thái

11. Cá sấu thuộc bộ Cá sấu - Lớp bò sát

Tim có đặc điểm là tim 4 ngăn (máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi - giống với tim của lớp thú)

Bình luận (0)
Hihi
Xem chi tiết
Inoue Jiro
19 tháng 3 2018 lúc 15:12

1.Lớp thú là lớp tiến bộ nhất vì:

- Tim gồm 4 ngăn (hai tâm thất, hai tâm nhĩ) máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, phổi có nhiều túi khí. - Răng phân hóa (răng cưa, răng nanh và răng hàm). - Thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ - Bộ não phát triển.
Bình luận (0)
Inoue Jiro
19 tháng 3 2018 lúc 15:13

2.

- Bởi vì bộ linh trưởng mang các đặc điểm giống với con người: + Bàn tay và bàn chân gồm có 5 ngón, ngón cái đối diện với các ngón còn lại. + Bàn tay cầm nắm linh hoạt. + Bán cầu đại não khá phát triển và có khả năng hình thành các phản xạ có điều kiện giống con người.
Bình luận (0)
Huyền Nguyến Thị
19 tháng 3 2018 lúc 19:33

Vì sao nói lớp thú tiến bộ hơn so với cá, lưỡng cư, bò sát, chim ?

- Tim gồm 4 ngăn (hai tâm thất, hai tâm nhĩ) máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, phổi có nhiều túi khí. - Răng phân hóa (răng cưa, răng nanh và răng hàm). - Thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ - Bộ não phát triển. Vì sao nói bộ linh trưởng là bộ có những đặc điểm tiến hóa nhất trong giới động vật có xương sống ( thú ) và có những đặc điểm giống người ? Bởi vì bộ linh trưởng mang các đặc điểm giống với con người: + Bàn tay và bàn chân gồm có 5 ngón, ngón cái đối diện với các ngón còn lại. + Bàn tay cầm nắm linh hoạt. + Bán cầu đại não khá phát triển và có khả năng hình thành các phản xạ có điều kiện giống con người.
Bình luận (0)
Đặng tú uyên
Xem chi tiết
Giang
20 tháng 3 2018 lúc 18:17

so sánh đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng với thằn lằn bóng

Bình luận (0)
hammegalixo
Xem chi tiết