Giải thích câu tục ngữ "Trăm hay không bằng tay quen"
Đáp án nào dưới đây là tục ngữ?
Trăm hay không bằng tay khéo
Trăm hay không bằng tay quen
Trăm hay không bằng tay nhanh
Trăm hay không bằng tay siêng
Đáp án nào dưới đây là tục ngữ?
Trăm hay không bằng tay khéo
Trăm hay không bằng tay quen
Trăm hay không bằng tay nhanh
Trăm hay không bằng tay siêng
Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:
Qua tìm hiểu câu tục ngữ: “Trăm hay không bằng tay quen”, chúng ta thấy kinh nghiệm của ông cha ta thể hiện trong các câu tục ngữ thật là quý báu nhưng không hẳn kinh nghiệm nào cũng xác đáng hoàn toàn.
(Trần Đình Sử)
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
C. Đánh dấu lời đối thoại được dẫn trong câu văn.
D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.
Dàn bài nghị luận về câu tục ngữ trăm hay không bằng tay quen
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Nêu ý nghĩa, tầm quan trọng giữ lí thuyết và thực hành: “Học đi đôi với hành”. Và định kiến lệch giữa lí thuyết và thực hành.
- Dẫn đề bài (câu tục ngữ).
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Vừa bình luận vừa giải thích ý nghĩa câu tục ngữ về mặt đúng và chưa đúng, có thể bình luận xen kẽ, hoặc tách từng phần riêng rẽ.
+ Ý đúng của câu tục ngữ.
- Nếu nắm vững lí thuyết mà chưa một lần qua thực hành thì sẽ gặp khó khăn, thậm chí dẫn đến thất bại, gây hậu quả xấu.
- Thực tế có người không được học hành qua các trường lớp nhưng do đúc kết được kinh nghiệm, hoặc thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần với một công việc nào đó nên khi làm có kĩ năng và đạt kết quả. Ý nghĩa này chỉ áp dụng ở hoàn cảnh xã hội mà nền kinh tế còn lạc hậu, khoa học kĩ thuật chưa phát triển.
+ Ý chưa đúng của câu tục ngữ:
- Coi trọng thực hành mà xem nhẹ lí thuyết. Thực ra lí thuyết được xây dựng từ thực tiễn nên lí thuyết giúp cho thực hành đạt được hiệu quả cao, tạo cho thực hành có kĩ năng hơn, tránh được thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
+ Từ đó mọi người cần coi trọng lí thuyết và thực hành, đó là mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ.
Đúng như lời Bác Hồ dạy: “Học đi đôi với hành”.
3. KẾT THÚC VẤN ĐỀMuốn đạt được hiệu quả cao trong học tập, lao động sản xuất thì phải kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Thực hành càng nhiều thì lí thuyết càng sáng tỏ. Lí thuyết phù hợp với thực tiễn thì thực hành càng đạt hiệu quả cao.
Đâu là 2 câu tục ngữ, thành ngữ nói về tài năng?
A. Trăm hay không bằng tay quen
B. Học rộng tài cao
C. Học một biết mười
D. Dốt đến đâu học lâu cũng biết
Đâu là 2 câu tục ngữ, thành ngữ nói về tài năng?
(0.5 Points)
A. Trăm hay không bằng tay quen
B. Học rộng tài cao
C. Học một biết mười
D. Dốt đến đâu học lâu cũng biết
B VÀ C bẹn nhé
tick zùm mik mình cho GP
Câu tục ngữ nào dưới đây nói về cách ứng xử của con người trong cộng đồng?
A.Người ta là hoa đất. B.Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
C.Trăm hay không bằng tay quen. D.Một điều nhịn, chín điều lành.
Giải thích câu tục ngữ chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo
hãy trình bày bằng 1 bài văn
help me
mình cần gấp nha
THAM KHẢO
Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” khuyên ta phải quyết tâm vững vàng, không nản lòng khi gặp khó khăn, quyết tâm gắng sức giành thắng lợi. Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phẳng như ta tưởng.
Đừng thấy sóng lớn mà gục ngã, khuyên chúng ta nên bền lòng, không được nản lòng trước khó khăn,
Tham khảo:
Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại mà thôi. Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Lời dạy trên ta phải hiểu và thực hiện nó ra sao? Đọc câu tục ngữ, hình ảnh hiện ra trước mắt ta là những cuộn sóng to giữa một dòng sông rộng lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ đơn độc đang chơi vơi. Quả nhiên trước “sóng cả” này ai không lo sợ, không ngại cho số phận con thuyền, cho những người trong thuyền ấy. Thường thì những làn sóng to này là nguyên nhân gây ra chết chóc, gây ra tai họa cho con người. Nhưng cũng không hẳn là thế. Bởi lẽ con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt được “sóng cả” này. Nếu người lái thuyền vẫn vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh đối phó với mọi tình hình, quyết tâm chèo để vượt qua cơn sóng cả ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Ở đây “sóng cả” là muốn đề cập đến những việc lớn lao, khó khăn gian khổ. Đứng trước những trở ngại này ta đừng vội nản lòng ngã chí, đừng vội “ngã tay chèo” mà phải vững lòng, quyết tâm thì sẽ vượt qua, đi đến thắng lợi. Bài học vượt khó, kiên trì nhẫn nại cũng đã được Bác Hồ tiếp tục dạy cho các thanh niên: Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên. Trong các thời kì kháng chiến, nhân dân ta cũng gặp nhiều khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được. Chính nhờ có ý chí quyết tâm, nhờ có nghị lực phấn đấu, nhờ “vững tay chèo” nên chúng ta mới có ngày hôm nay. Ta đã nhận ra được một điều đáng nhớ là: Ngã lòng, nản chí, chùn bước... là nguyên nhân dẫn đến thất bại, là kẻ thù của mỗi chúng ta. Hiểu được ý nghĩa sâu xa của lời dạy, mỗi chúng ta cần có ý thức rèn luyện mình. Luôn lấy câu tục ngữ làm kim chỉ nam trong cuộc sống, ngay từ khi còn nhỏ ta phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Khi đã làm việc gì dù khó khăn cũng phải cố gắng đến cùng, không được bỏ cuộc. Một bài toán khó, một bài văn quá nan giải, một bài tiếng Anh quá nhiều từ... ta cũng sẽ làm xong, làm đúng nếu ta chịu khó học tập. Đây là một đức tính cần phải có của một người học sinh. Không những thế, trong bước đường xây dựng sự nghiệp tương lai sau này của mình, những chông gai, hiểm trở, những giông bão, sóng to, gió lớn của cuộc đời còn dữ dội, ác liệt hơn. Nếu từ lúc nhỏ ta đã tập “chèo chống” thì lúc ấy ta có sợ gì những cơn “sóng cả” khi tay chèo ta đã vững vàng. Và như vậy thì tương lai tốt đẹp sẽ đến với chúng taCâu tục ngữ là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp con cháu sau này. Lời dạy trên là phương châm cho mọi hành động của chúng ta, nó nhắc nhở ta phải luôn đề cao tinh thần vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm của mình - ta không quên “có chí thì nên".
~< Nếu bài có thiếu dấu hay j thì bạn thông cảm nha >~
a,Câu tục ngữ : "Tay làm hàm nhai,tay quai miệng trễ" biểu hiện cho đức tính nào của con người?
b,Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ.
Cho câu tục ngữ: “Một mặt người bằng mười mặt của”
a. Xét về cấu tạo, câu tục ngữ trên có phải câu rút gọn không? Vì sao?
b. Giải thích nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ trên.
c. Tìm ít nhất 3 câu tục ngữ có nội dung, ý nghĩa tương tự câu tục ngữ trên.
giúp mihf với