mô tả tính đa dạng của chim
Một con chim đang bay thì có những dạng năng lượng nào?Nếu chú chim đó bị bắn và rơi xuống em mô tả sự chuyển hóa năng lượng trong quá trình chú chim rơi.
Một con chim đang bay thì có dạng năng lượng là thế năng trọng trường
Nếu chú chim đó bị bắn và rơi xuống chú chim sẽ chuyển hóa từ thế năng trọng trường thành động năng
mô tả cấu tạo ngoài của chim bồ câu, thỏ
TK https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-12/mo-ta-cau-tao-ngoai-cua-chim-bo-cau-dac-diem-tien-hoa-cua-xuong-tho-so-voi-than-lan-faq162999.html
REFER
Cấu tạo ngoài của chim bồ câu?
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông
Đặc điểm cấu tạo của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù :
- Cơ thể được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng gọi là lông mao giúp giữ nhiệt và che chở cho cơ thể.
- Chi trước ngắn dùng để đào hang.
- Chi sau dài khỏe để bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh.
tham khảo
bồ câu :
Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay
Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh
Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra
Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể
Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ
Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông
Mô tả con đường tuần hoàn động mạch của chim?
- Con đường tuần hoàn động mạch của chim bao gồm hai vòng tuần hoàn: tuần hoàn lớn và tuần hoàn nhỏ.
1. Tuần hoàn lớn
- Bắt đầu từ tim, máu chứa oxy được bơm từ nhĩ trái sang thất trái.
- Sau đó, máu được đưa đến các tạng, mô và cơ trong cơ thể thông qua động mạch chủ và các nhánh động mạch con.
- Máu bị mất oxy và chất dinh dưỡng sau quá trình trao đổi chất tại các mô.
- Tiếp theo, máu chứa ít oxy hơn được hấp thu vào các cặp tĩnh mạch và trở về tim qua nhĩ phải.
2. Tuần hoàn nhỏ
- Từ nhĩ phải, máu ít oxy được bơm sang thất phải.
- Máu sau đó được đưa vào phổi thông qua động mạch phổi.
- Trong phổi, máu hấp thụ oxy từ không khí hít vào và loại bỏ khí CO2 (qua quá trình trao đổi khí).
- Máu đã được bổ sung oxy trở lại tim thông qua tĩnh mạch phổi và chảy vào nhĩ trái, chuẩn bị bắt đầu lại chu trình tuần hoàn.
Hình 9a mô tả hình dạng của một hộp sữa và lượng sữa chứa trong hộp đó. Hình 9b mô tả hình dạng của một hộp sữa và lượng sữa chứa trong hộp khi đặt hộp ngược lại. Tính tỉ số của thể tích sữa có trong hộp và thể tích của cả hộp.
Xét hình 9b, phần hộp không chứa sữa có dạng hình hộp chữ nhật với đáy là đáy của hộp sữa và chiều cao là 12 – 7 = 5 (cm)
Xét hình 9a, phần hộp chứa sữa có dạng hình hộp chữ nhật với đáy là đáy của hộp sữa và chiều cao là 6 cm.
Do đó, trong hình 9a, phần hộp chứa sữa chiếm 6 phần, phần không chứa sữa chiếm 5 phần, thể tích cả hộp là: 5+6 = 11 phần.
Như vậy, tỉ số của của thể tích sữa có trong hộp và thể tích của cả hộp là \(\frac{6}{{11}}\).
Mô tả cấu tạo hoá học phân tử ADN? Phân tử ADN đa dạng và đặc thù bởi những yếu tố nào ??
Cấu tạo hóa học của ADN:
- ADN (axit deoxiribonucleic) là một axit nucleic, cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: với đơn phân là nuclêôtit.
- Cấu tạo 1 nuclêôtit gồm:
+ 1 phân tử đường (C5H10O4).
+ 1 phân tử axit photphoric (H3PO4).
+ Bazo nito gồm 4 loại: ađenin (A), timin (T), xitozin (X) và guanin (G).
- Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân.
- ADN có tính đa dạng và đặc thù thể hiện ở: số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN có thể tạo ra vô số các phân tử ADN khác nhau.
Phân tử ADN đa dạng và đặc thù bởi những yếu tố nào
- Tính đặc thù của phân tử ADN do mỗi phân tử ADN được đặc trưng số lượng, thành phần và đặc biệt là trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.
- Tính đa dạng của phân tử ADN: do phân tử ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân (các đơn phân là 4 loại nuclêôtit A, T, G, X). Khi thay đổi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit thì có thể tạo vô số phân tử ADN khác nhau.
Cấu tạo hóa học của ADN: cấu tạo từ 5 nguyên tố: C,H,O,N và P. ĐƯợc cấu tao theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nucleotide: adenine (A), cytosine (C), guanine (G) và thymine (T).
ADN đa dạng và đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của 4 loại nucleotide. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotide đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN, đây là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.
1.Trình bày các đặc điểm đời sống của ếch đồng. Mô tả được các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng vừa thích nghi ở nước vừa thích nghi ở cạn.
2.Sự đa dạng của lớp lưỡng cư về thành phần loài, môi trường sống và tập tính của chúng.
3.Nêu vai trò của lưỡng cư với tự nhiên và đời sống con người. Trình bày được đặc điểm chung của lưỡng cư.
4.Đời sống, cấu tạo ngoài và hình thức di chuyển của thằn lằn bóng đuôi dài.
5.Sự đa dạng của Bò sát.
6.Các loài khủng long.
7.Đặc diểm chung và vai trò của lớp Bò sát.
8.Trình bày đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
9.Giải thích đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
10.Phân biệt kiểu bay vỗ cách và kiểu bay lượn .
11.Trình bày các đặc điểm đặc trưng của các nhóm chim thích nghi với đời sống
12.Nêu đặc điểm chung và vai trò của chim
13.Nêu những đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ.
14.Trình bày cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
TK
10.
- Kiểu bay vỗ cánh:
+đập cánh liên tục
+khả năng bay dựa vào chủ yếu sự vỗ cánh
-Kiểu bay lượn
+cánh đập chậm rãi ko liên tục
+ cánh dang rộng mà ko đập
+khả năng bay chủ yếu dựa vaò sự năng đỡ của ko khí và sự thay đổi của luồng gió
11.
- Thân hình thoi ( giảm sức cản của không khí khi bay )
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng ( làm đầu chim nhẹ )
- Chi trước biến thành cánh ( quạt gió, cản không khí khi hạ cánh )
- Chi sau 3 ngón trước, 1 ngón sau có vuốt ( giúp chim bám chặt vào nơi chim đứng)
- Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng ( tăng diện tích cánh chim khi dang ra )
- Lông tơ giữ nhiệt và làm ấm cơ thể.
12.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CHIM
Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp. Tim 4 ngăn, máu tỏ tươi đi nuôi cơ thể. Trứng cỏ vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ Là động vật hằng nhiệt.
VAI TRÒ CỦA CHIM
Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm làm hại nông, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người. Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh. Chim cho lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu). Chim được huấn luyện đế săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng), chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô...)
Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng hoặc chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây...). Tuy nhiên có một số loài chim có hại cho kinh tê nông nghiệp như chim ăn quả, chim ăn hạt, chim ăn cá...
THAM KHẢO:
10.
- Kiểu bay vỗ cánh:
+đập cánh liên tục
+khả năng bay dựa vào chủ yếu sự vỗ cánh
-Kiểu bay lượn
+cánh đập chậm rãi ko liên tục
+ cánh dang rộng mà ko đập
+khả năng bay chủ yếu dựa vaò sự năng đỡ của ko khí và sự thay đổi của luồng gió
11.
- Thân hình thoi ( giảm sức cản của không khí khi bay )
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng ( làm đầu chim nhẹ )
- Chi trước biến thành cánh ( quạt gió, cản không khí khi hạ cánh )
- Chi sau 3 ngón trước, 1 ngón sau có vuốt ( giúp chim bám chặt vào nơi chim đứng)
- Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng ( tăng diện tích cánh chim khi dang ra )
- Lông tơ giữ nhiệt và làm ấm cơ thể.
12.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CHIM
Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp. Tim 4 ngăn, máu tỏ tươi đi nuôi cơ thể. Trứng cỏ vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ Là động vật hằng nhiệt.
VAI TRÒ CỦA CHIM
Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm làm hại nông, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người. Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh. Chim cho lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu). Chim được huấn luyện đế săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng), chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô...)
Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng hoặc chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây...). Tuy nhiên có một số loài chim có hại cho kinh tê nông nghiệp như chim ăn quả, chim ăn hạt, chim ăn cá...
Mô tả và giải thích cấu tạo hệ sinh dục của chim bồ câu
tham khảo
Hệ bài tiết ở chim có thận sau giống bò sát nhưng không có bóng đái
Hệ sinh dục chim trống có đôi tinh hoàn và các ống dẫn tinh, ở chim mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển.
Em tham khảo!
Sinh dục: Thụ tinh trong, chim trống có đôi tinh hoàn và các ống dẫn tinh, chim mái có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển.
A- Hệ niệu sinh dục chim trống
B- Hệ niệu sinh dục chim mái
1- Thận, 2- Ống dẫn nước tiểu, 3- Xoang huyệt, 4- Tuyến trên thận
5- Tinh hoàn, 6- Ống dẫn tinh, 7- Buồng trứng, 8- Phễu của ống dẫn trứng
9- Ống dẫn trứng, 10- Lỗ đổ ra xoang huyệt của ống dẫn trứng
11- Ống dẫn trứng bên phải tiêu giảm
tham khảo
Hệ bài tiết ở chim có thận sau giống bò sát nhưng không có bóng đái
Hệ sinh dục chim trống có đôi tinh hoàn và các ống dẫn tinh, ở chim mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển.
mô tả đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
TK
Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay là:
- Thân hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay.
- Mỏ có sừng bao bọc, hàm không có răng làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài, đầu linh hoạt nhằm phát huy tác dụng của các cơ quan, thuận lợi bắt mồi, rỉa lông.
- Chi trước là cánh để quạt gió làm động lực cho chim bay, cản không khí khi hạ cánh. Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau, đều có vuốt, giúp chim bám chặt vào cành cây khi đậu, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.
- Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng nên cánh chim khi dang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp có tác dụng giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.
tham khảo
Trả lời:
Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay
Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh
Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra
Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể
Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ
Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông
Đặc điểm:
+Thân hình thoi(đỡ bị gió cản)
+Chi trước biến đổi thành cánh(để bay)
+Cổ dài,linh hoạt(để có thể quan sát linh hoạt khi bay)
+.....................
mô tả lại vòng tuần hoàn của máu ở chim bồ câu
sinh 7 bài 43
Sự tuần hoàn máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và lớn của lớp chim cũng tương tự như ở động vật có vú.
_ Co của tâm thất phải bơm máu tới phổi qua các động mạch phổi. Khi máu chảy qua các mao mạch ở phổi trái và phổi phải, nó thu O2 và nhả CO2. Máu giàu O2 trở về từ phổi qua các tĩnh mạch phổi tới tâm nhĩ trái, kết thúc vòng tuần hoàn nhỏ.
_ Đến vòng tuần hoàn lớn, máu giàu O2 chảy vào tâm thất trái ra động mạch chủ, chuyển máu tới các động mạch dẫn đi khắp cơ thể, sau đó đi tới các mao mạch ở đầu và chi trước, ổ bụng và chi sau. Trong các mao mạch có sự khuếch tán của O2 từ máu vào mô và của CO2 sinh ra bởi hô hấp tế bào vào máu. Các mao mạch nhập lại tạo thành các tiểu tĩnh mạch chuyển tiếp máu vào tĩnh mạch. Máu nghèo O2 từ đầu, cổ và chi trước được dẫn vào tĩnh mạch chủ trên, thân và chi sau được dẫn vào tĩnh mạch chủ dưới. Hai tĩnh mạch chủ đổ máu vào tâm nhĩ phải, từ đây máu nghèo O2 chảy vào tâm thất phải.
co của tâm thất, chữ "co" là gì vậy bạn