Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyen thu hương

Những câu hỏi liên quan
Ngữ văn
Xem chi tiết
Lê Minh Vũ
15 tháng 5 2021 lúc 10:25

Câu 1

Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em có rất nhiều suy nghĩ về ý nghĩa của sống hữu ích trong cuộc đời mỗi con người. Vậy sống hữu ích là gì? Đó là lối sống tích cực, luôn mang lại những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. Người sống hữu ích sẽ được mọi người yêu mến và ngợi ca. Thực tế cho thấy có rất nhiều người có phong cách sống này. Tiêu biểu Nick Vujicik, dù là người khuyết tật, những tưởng anh sẽ chẳng thể sống có ích, đem lại nhiều điều cho cuộc sống. Nhưng không, anh đã cảm hóa được rất nhiều người có hoàn cảnh như anh. Hơn hết, anh còn khơi gợi lên những giá trị vô cùng tốt đẹp đến với thế giới này. Thật vậy, sống có ích không chỉ giúp tâm hồn bạn được rộng mở mà nó còn giúp bạn có cái nhìn thiện cảm với đời hơn. Chưa dừng lại ở đó, sống hữu ích còn là một trong những lối sống được mọi người ưa chuộng, làm theo. Tuy nhiên, cạnh bên những người sống có ích vẫn còn có những người sống chỉ biết nghĩ đến bản thân, không biết san sẻ hạnh phúc của mình cho người khác. Nhưng ta cũng không thể sống tốt đẹp với những kẻ bần tiện, vô lương tâm. Thật vậy, mỗi chúng ta hãy sống tốt, sống luôn tỏa hương thơm ngát cho đời. Đừng sống vị kỉ và xấu xa.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Minh Vũ
15 tháng 5 2021 lúc 10:27

Câu 2:

– Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Trong di sản văn học của Người, thơ ca là mảng sáng tác rất có giá trị, trong đó có thể kể đến tập thơ “Nhật kí trong tù”được sáng tác trong những ngày Người bị giam giữ ở các nhà lao thuộc tỉnh Quảng Tây. Chiều tối (Mộ -1942) là bài thơ được trích từ tập thơ này.

– Tố Hữu là nhà cách mạng, cũng là nhà thơ trữ tình chính trị tiêu biểu nhất của nền thơ ca cách mạng. Sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp thơ ca của ông. Từ ấy (1938) là bài thơ hay được trích trong tập thơ cùng tên ghi lại thời khắc đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và nghệ thuật của Tố Hữu khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng, tìm thấy con đường đi cho cuộc đời mình và thơ ca.

– Cả hai bài thơ đều hướng tới khắc họa vẻ đẹp trong tâm hồn và lí tưởng sống cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Ngọc Ly
18 tháng 5 2021 lúc 11:20

Câu 1:

Trong cuộc sống ngày nay có bao giờ bạn nghĩ đến giới hạn và có những giới hạn như thế nào chưa? Bạn như phân vân không biết giới hạn có hay không. Và quan trọng nhất bạn quan tâm đến những giới hạn không được vượt qua trong cuộc sống và những giới hạn nào có thể vượt qua được. Quả thực rằng tất cả các giới hạn đó là do môi trường xã hội quy định mà thôi.

Ta phải hiểu được rằng tất cả những giới hạn nó được ví như là ranh giới mà con người chúng ta dường như không thể nào có thể vượt qua được. Lý do ở đây là chính bởi nó chính là cột mốc để chúng ta có thể giữ lại giá trị đạo đức danh dự của một con người. Và riêng vấn đề về tài năng của con người thì cho đến nay nó vẫn là một ẩn số chưa ai có thể khẳng định được con người có thể làm gì được hơn thế không. Trước đây người ta chưa bao giờ nghĩ con người có thể đặt chân lên mặt trăng, lặn dưới biển sâu hàng tiếng đồng hồ. Nhưng với thời hiện đại ngày nay thì điều đó hoàn toàn khác.

Trên thực tế có rất nhiều giới hạn đạo đức được đặt ra cho con người trong xã hội hiện đại ngày nay. Đó là những quy chuẩn về mặt đạo đức và luân thường. Nhất là trong xã hội trước kia thì vấn đề đạo đức lại luôn được coi trọng và vì quá được coi trọng như vậy nên những thân phận của người phụ nữ như càng thêm tủi hờn biết bao nhiêu. Đó là các thuần phong mỹ tục của người dân Việt Nam, tuy nhiên ta thấy được những quy chuẩn đó đặt ra không phải không có cái lý. Tuy nhiên các giới hạn về luân thường đạo lý hà khắc trong xã hội xưa cho đến nay thì đã được giảm đi rõ rệt. Con người như được cởi mở hơn nhưng tất nhiên vẫn phải có những chuẩn mực riêng biệt đó là hiếu thảo với cha mẹ, tôn sư trọng đạo,… Và lúc này đây thì giới hạn sẽ giúp cho con người có thể hoàn thiện chính bản thân mình hơn, đặc biệt là trong xã hội hiện đại lại có quá nhiều những cạm bẫy từ các trò tiêu khiển điện tử cho đến những chất gây nghiện như ma túy có thể lấy đi tính mạng của rất nhiều người. Minh chứng cho giới hạn về xã hội là pháp luật, luật pháp đề ra những luật lệ còn nếu như bạn làm sai lệch vượt quá giới hạn thì sẽ bị xử lý.

 

Bên cạnh giới hạn về đạo đức xã hội thì còn có những giới hạn về nhận thức cũng như năng lực của con người. Hiện nay thì người ta chưa xác định được giới hạn của con người ở mức nào, bởi cứ co một người đạt được kỷ lục thì lại có những người khác tài giỏi hơn nữa. Đúng như câu núi cao lại có núi cao hơn là bởi vậy.

Bên cạnh giới hạn về đạo đức xã hội thì còn có những giới hạn về nhận thức cũng như năng lực của con người. Hiện nay thì người ta chưa xác định được giới hạn của con người ở mức nào, bởi cứ co một người đạt được kỷ lục thì lại có những người khác tài giỏi hơn nữa. Đúng như câu núi cao lại có núi cao hơn là bởi vậy.

Bên cạnh giới hạn về đạo đức xã hội thì còn có những giới hạn về nhận thức cũng như năng lực của con người. Hiện nay thì người ta chưa xác định được giới hạn của con người ở mức nào, bởi cứ co một người đạt được kỷ lục thì lại có những người khác tài giỏi hơn nữa. Đúng như câu núi cao lại có núi cao hơn là bởi vậy.

câu 2:

Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Trong di sản văn học của Người, thơ ca là mảng sáng tác rất có giá trị, trong đó có thể kể đến tập thơ “Nhật kí trong tù”được sáng tác trong những ngày Người bị giam giữ ở các nhà lao thuộc tỉnh Quảng Tây. Chiều tối (Mộ -1942) là bài thơ được trích từ tập thơ này. Tố Hữu là nhà cách mạng, cũng là nhà thơ trữ tình chính trị tiêu biểu nhất của nền thơ ca cách mạng. Sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp thơ ca của ông. Từ ấy (1938) là bài thơ hay được trích trong tập thơ cùng tên ghi lại thời khắc đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và nghệ thuật của Tố Hữu khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng, tìm thấy con đường đi cho cuộc đời mình và thơ ca. Cả hai bài thơ đều hướng tới khắc họa vẻ đẹp trong tâm hồn và lí tưởng sống cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng.

Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: khi Hồ Chí Minh sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ của phe Đồng minh. Khi đến Quảng Tây thì Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Vì không có chứng cớ khép tội nên chúng không thể đưa ra xét xử. Chúng đã hành hạ Người bằng cách giải đi khắp các nhà lao của tỉnh Quảng Tây trong hơn một năm trời nhằm tiêu diệt ý chí của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ này cũng giống như nhiều các sáng tác khác được viết trên hành trình chuyển lao từ Tĩnh Tây đi Thiên Bảo, vào khoảng bốn tháng sau khi Người bị bắt. Tác phẩm là bức chân dung tự họa của con người Hồ Chí Minh ở thời điểm gian nan thử thách nhất trên con đường cách mạng.

 

Đó là người chiến sĩ cách mạng có tâm hồn rộng mở, phóng khoáng, đón nhận vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên núi rừng. Bức tranh thiên nhiên cảnh chiều mở ra ở cả chiều cao, chiều rộng của không gian và được vẽ bằng những nét phác họa đơn sơ, với những hình ảnh đậm đà sắc màu cổ điển như cánh chim và chòm mây, có chút buồn vắng, quạnh hiu những vẫn thanh thoát, ấm áp hơi thể sự sống. Bức tranh thiên nhiên đã nói lên nhân vật trữ tình là con người tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết vượt lên trên cảnh ngộ tù đày. Đó cũng là người chiến sĩ có tấm lòng nhân đạo, bao la, yêu thương, quan tâm chia sẻ với con người lao động, một tâm hồn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. Dù vẫn phải tiếp tục chuyển lao trong cảnh trời tối, con người đã quên đi nỗi nhọc nhằn của riêng mình, hướng về cô gái nhỏ lao động nơi xóm núi xay ngô và lò than rực hồng đã đỏ để cảm thông, chia sẻ, ấm áp, vui lây niềm vui lao động của con người.

Bút pháp khắc hoạ chân dung người chiến sĩ cách mạng: là bút pháp gợi tả, những hình ảnh đậm đà màu sắc cổ điển mà vẫn thấm đẫm tinh thần hiện đại. Vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng hiện qua bức tranh cảnh vật thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt lao động của con người. Đó là con người ung dung, hoà hợp với thiên nhiên nhưng vẫn luôn trong tư thế làm chủ hoàn cảnh, hướng về con người, sự sống và ánh sáng, chất thi sĩ và chất chiến sĩ hoà quyện làm một.

 

Còn hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Từ ấy (Tố Hữu). Bài thơ ra đời với một bước ngoặt trong cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của Tố Hữu. Ngày nhà thơ được kết nạp vào Đảng cộng sản, đứng vào hàng ngũ những người cách mạng chiến đấu vì một lí tưởng chung, ông đã viết bài thơ này. Đặt trong hoàn cảnh sáng tác ấy, bài thơ đã cho thấy tình yêu, niềm say mê với lí tưởng cách mạng và lẽ sống cao đẹp làm nên vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ.

 

Đó là con người có tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với lí tưởng cộng sản. Lí tưởng chính là ánh nắng hạ rực lửa, là mặt trời chói sáng, soi rọi giúp cho nhà thơ nhận ra con đường đi đến với chân lí, lẽ phải, công bằng, niềm tin, hi vọng. Lí tưởng còn hồi sinh, chỉ đường, đem đến cảm xúc mới, sức sống mới cho nghệ thuật thơ ca của người chiến sĩ. Đó là người chiến sĩ có lẽ sống nhân đạo cao đẹp. Con người ấy từ khi được giác ngộ lí tưởng, ý thức rằng cuộc sống và nghệ thuật thơ ca của mình không thuộc về cá nhân mình nữa mà thuộc về quần chúng cần lao và cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Con người đã tự nguyện đem cái “tôi” nhỏ bé của mình gắn kết với cuộc đời để tạo nên sức mạnh đoàn kết, tranh đấu. Người chiến sĩ cũng ý thức rằng mình sẽ là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình cách mạng của những người lao khổ, bị áp bức, chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp.

 

Bút pháp khắc hoạ: được khắc họa qua cách miêu tả trực tiếp bằng những cảm nhận của nhân vật trữ tình khi bắt gặp ánh sáng của lí tưởng hoặc những lời ước nguyện, lời thề quyết tâm chiến đấu vì lí tưởng chung. Bài thơ làm hiện lên chân dung của một cái “tôi” chiến sĩ không cách biệt, trốn tránh cuộc đời như cái “tôi” thơ mới mà trẻ trung, hăm hở, nhiệt huyết, tràn đầy tình yêu, niềm say mê với lí tưởng cộng sản, sống có trách nhiệm với cuộc đời, với nhân dân đau khổ bị áp bức, với cuộc đấu chung của dân tộc. Điểm tương đồng: cả hai bài thơ đều tập trung khắc họa hình tượng người chiến sĩ cách mạng, những người con ưu tú nhất của lịch sử dân tộc có tâm hồn cao đẹp, có lí tưởng sống nhân đạo, chất thi sĩ và chiến sĩ hoà quyện trong tâm hồn, lí tưởng của họ.
 

Điểm khác biệt: Ở “Chiều tối” là vẻ đẹp của người chiến sĩ yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống, một hồn thơ luôn hướng về sự sống và ánh sáng ở những thời điểm thử thách gay go nhất trên hành trình cách mạng. Vẻ đẹp tâm hồn con người được thể hiện qua bút pháp gợi tả với những hình ảnh đậm màu sắc cổ điển. Còn ở “Từ ấy”, đó là người chiến sĩ có tình yêu mãnh liệt với ý tưởng, có lẽ sống cao đẹp, sẵn sàng hi sinh, dâng hiến vì cuộc đấu tranh của dân tộc, giống nòi. Nhân vật trữ tình được khắc hoạ trực tiếp bằng những hình thơ sôi nổi, trẻ trung, tươi mới.

 

Khách vãng lai đã xóa
Phụng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Buddy
30 tháng 6 2020 lúc 20:52

Trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của tác giả Hồ Chí Minh, bài thơ “Chiều tối” đã thể hiện được nổi bật và sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của tác giả. Đây là bài thơ số 31 trên tổng số 134 bài của “Nhật kí trong tù”, là một trong năm bài thơ được Người sáng tác trên đường chuyển lao từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo. Qua bài thơ, vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ đã được khắc họa rõ nét qua cách cảm nhận về thiên nhiên, cũng như ý nghĩa của toàn bộ bài thơ.

Hồ Chí Minh là một con người yêu đời, yêu thiên nhiên, nhạy cảm trước những biến thái tinh vi của tạo vật:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

Tác giả đã gợi ra thời gian vào buổi chiều tà. Thời điểm buổi chiều tối thường gợi buồn, nhất là trong hoàn cảnh Bác đang ở trên đất khách quê người trong cảnh mệt mỏi, lê bước trong chặng đường chuyển lao. Buổi chiều là quãng thời gian gợi cảm xúc của con người nhất trong một ngày, nó gợi sâu sắc nỗi nhớ về sự đoàn tụ. Bác cảm nhận về cánh chim và chòm mây. Độc giả đã bắt gặp rất nhiều những bài thơ viết về cánh chim, những hình ảnh cánh chim trong bài thơ này lại là cánh chim mệt mỏi. Bên cạnh đó, hình ảnh chòm mây như chính là hình ảnh của tác giả và niềm khao khát tự do của người chiến sĩ cộng sản. Hai câu thơ trên gợi ra cho người đọc hình ảnh một người chiến sĩ, với tư thế ung dung, hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện niềm khao khát tự do của con người. Trong hoàn cảnh bị trói buộc về mặt thể chất, nhưng tác giả vẫn có sự giải thoát về mặt tinh thần. Bác vẫn có một tinh thần lạc quan, vẫn có những quan sát, cảm nhận tinh tế đối với sự chuyển động của cảnh vật thiên nhiên.

Hồ Chí Minh là một người mang trong mình tính yêu thương sâu sắc, dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng luôn có sự đồng cảm:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng)

Bác Hồ thể hiện sự chia sẻ nỗi vất vả của cô gái xay ngô nơi xóm núi, vui với niềm vui lao động của cô. Nếu như trong các bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Thơ Đường, có xuất hiện hình ảnh những người phụ nữ, nhưng họ thường xuất hiện ở trong sự khuê các. Còn Hồ Chí Minh, Người lại nêu ra hình ảnh người phụ nữ trong lao động một cách thật tự nhiên.

Bên cạnh đó, độc giả còn thấy được vẻ đẹp của niềm lạc quan bất diệt xuyên suốt cả bài thơ. Trong một bài thơ, từ hình tượng thơ ta có thể nhận ra tư tưởng của tác giả đều có sự vận động nhất quán, hướng tới sự sống tương lai. Tâm trạng có sự vận động từ buồn đến vui, từ cô đơn, lẻ loi đến ấm áp. Hình ảnh cánh chim đượm buồn nhưng là cánh chim bay về tổ, gợi một chút gì đó ấm áp của sự đoàn tụ. Chòm mây cô đơn gợi nỗi buồn lẻ loi, nhưng chòm mây ấy lại “mạn mạn độ thiên không” gợi một tâm hồn khoáng đạt, một phong thái ung dung, tự tại, làm chủ mình trong mọi hoàn cảnh. Từ hình ảnh cánh chim và chòm mây vận động, chiếc cối xay ngô của cô gái vùng sơn cước cũng vận động. Thời gian trôi dần theo cánh chim và chòm mây theo những vòng xoay của cối xay ngô, quay mãi, và đến khi “bao túc ma hoàn” thì “lô dĩ hồng”. Bình luận về chữ “hồng”, đây được coi là nhãn tự của bài thơ, nó nằm ở cuối bài nhưng lại gánh được 24 chữ kia, và mang lại thần sắc cho bài thơ.

Qua bài thơ “Chiều tối”, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản, giàu tình yêu thương, luôn nâng niu mọi sự sống trên đời, lạc quan hướng về ánh sáng.

NGUYỄN TRẦN ĐỨC
Xem chi tiết

Bài làm

Vì bạn An đưa ra 3 câu hỏi nghiêm túc và 4 câu hỏi không nghiêm túc. Nên

Tổng số câu hỏi của bạn An đưa ra là:

3 + 4 = 7 ( câu )

Đáp số: 7 câu hỏi.

# Học tốt #

Khách vãng lai đã xóa
Tran Bao Uyen Nhi
21 tháng 10 2019 lúc 20:24

Tổng cộng 7 câu hỏi.

Khách vãng lai đã xóa
NGUYỄN TRẦN ĐỨC
21 tháng 10 2019 lúc 20:26

Quên mất đây là đố mẹo

Khách vãng lai đã xóa
bao than đen
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 8 2019 lúc 1:53

 - Các câu nghi vấn này có dấu hỏi chấm kết thúc câu. Sử dụng từ hay để nối tạo ra mối quan hệ lựa chọn câu nghi vấn.

   - Không thể thay từ "hay" bằng từ "hoặc", câu sẽ sai lo-gic, sai ngữ pháp và có nghĩa khác hẳn với mục đích câu hỏi đề ra.

Thảo Trần
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 10 2021 lúc 11:24

8. Câu sau đây có thừa quan hệ từ không?“Qua việc này cho thấy thái độ học tập của các bạn có nghiêm túc hay không.”

a. Có.     b. Không.        Tùy chọn 3

9. Bài thơ “Côn Sơn ca” là của tác giả nào?

a. Trần Quang Khải     b. Trần Nhân Tông        c. Nguyễn Trãi       d. Nguyễn Khuyến

10. Trong bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” của Trần Nhân Tông, từ “mục đồng” có nghĩa là gì?

a. Thanh niên       b. Trẻ em      c. Đàn ông       d. Trẻ chăn trâu, bò

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 4 2019 lúc 17:00

=> Đáp án B

anh hoang
Xem chi tiết
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 12 2021 lúc 9:03

1. Các câu còn lại em tự xem trong SGK nhé!

2. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. PTBĐ: Biểu cảm

Em tham khảo:

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. 

3. Từ: soi

Từ đồng nghĩa chứ nhỉ? Nếu đồng nghĩa thì có từ: chiếu, rọi nữa em nhé!

4. 

Em tham khảo:

Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất “Nguyệt chính viên”:“trăng ngày rằm”, hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, thể hiện nét tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong “rằm tháng giêng”.

Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng riêng là một không gian rộng lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát.

Câu thơ thứ hai khá đặc biệt trong cách tả thiên nhiên cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao cùng với sự lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.