Cảnh khuya

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vương Hà Phương Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Bắc
Xem chi tiết
Ling ling 2k7
12 tháng 8 2021 lúc 12:55

2 câu thơ cuối trong bài "Cảnh khuya" hả bạn???

Nguyễn Bá Mạnh
Xem chi tiết

Trong tù không rượu cũng không hoa, 
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. 
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, 
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 

Thùy Dương
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 11 2021 lúc 11:09

Em tham khảo:

Màu sắc cổ điển.

"Thú lâm tuyền"

Câu thơ đầu ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát nên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp, giọng điệu thật thoải mái, phơi phới cho ta thấy Bác sống thật ung dung hòa điệu với nhịp sống núi rừngCâu thơ 2 tiếp tục mạch cảm xúc đó, có chút đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ đến mức dư thừa. Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thơ thứ hai nói về việc ăn, câu thơ thứ 3 nói về việc làm của Bác. Tất cả đều hòa hợp cùng thiên nhiên toát nên cảm giác thích thú, bằng lòng. Giọng điệu thoải mái pha chút đùa vui hóm hỉnh có phần khoa trương tạo cho nhân vật trữ tình mang dáng dấp một ẩn sĩ, một khách lâm tuyền thực thụ.

Tinh thần thời đại.

Bác đến tìm đến thú lâm tuyền không giống với người xưa là để "lánh đục tìm trong" hay tự an ủi mình bằng lối sống" an bần lạc đạo" mà đến với thú lâm tuyền để "dịchTrung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được đặc tả bằng những nét đậm, khỏe đầy ấn tượng qua tử láy " chông chênh" và 3 chữ " dịch sử đảng" toàn vần trắc, toát nên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ. Niềm vui sống giữa thiên nhiên hòa quện trong niềm vui làm cách mạng.

Bài "Ngắm trăng".

Màu sắc cổ điển.

Phân tích đề tài "Vọng nguyệt" và thi liệu cổ: "rượu, hoa, trăng"Phân tích dáng dấp thi nhân xưa của Bác qua: Cấu trúc đăng đối, nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối, nhất là chủ thể trữ tình yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ. 

Tình thần thời đại:

Phân tích hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù.Phân tích tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ. 

Nguyen Thi Thuy Dung
Xem chi tiết
Nguyen Thi Thuy Dung
14 tháng 11 2021 lúc 15:48

 Theo em, có thể thay từ “lo" bằng từ “thương" trong câu thơ "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" được hay không? Vì sao?

 

 

minh nguyet
14 tháng 11 2021 lúc 16:06

Không nên thay vì khi thay từ, câu thơ sẽ mất đi sắc thái biểu cảm. Từ ''thương'' khi thay vào câu thơ chưa đủ để diễn tả hết nỗi trăn trở của Bác về nước nhà. 

2. đỗ thị diệu anh
Xem chi tiết
Lê Uyên Thư Phạm
Xem chi tiết
Đỗ Đức Hà
22 tháng 11 2021 lúc 0:25

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc.

Nguyễn Hoàng Hà Linh
Xem chi tiết
︵✰Ah
16 tháng 11 2021 lúc 18:22

Câu 1 + 2 +4
Nghệ thuật 
-điệp ngữ "chưa ngủ" dc xuất hiện ở cuối câu 3,đầu câu 4 nhấn mạnh,khẳng định Bác dag thức,trằn trọc,lo lắng,suy tư.Người chưa ngủ phải chăng vì tâm hồn của người thi sĩ say mê vẻ đẹp cảnh khuya như vẽ.câu thơ 4 mang đến 1 bất ngờ:nguyên nhân chủ yếu Bác chưa ngủ là vì "lo nỗi nước nhà",tức là lo cho sự nghiệp cách mạng,sự nghiệp đấu tranh của dân tộc.lúc này là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,dân tộc ta gặp rất nhiều khó khăn,gian khổ,Bác lại là người chèo lái con thuyền cách mạng nên "lo nỗi nước nhà" đã trở thành lẽ thường tình ở con người HCM-1 chiến sĩ cách mạng hết lòng vì dân,vì nước
Câu 3 Òm mình k biết
 

Hà Phương Linh
Xem chi tiết
Thuy Bui
18 tháng 11 2021 lúc 20:15

khó chứ

Nguyễn Hà Giang
18 tháng 11 2021 lúc 20:15

Tham khảo!

   Văn bản Cảnh khuya đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: đó là sự hoà hợp, thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ. Lời thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên. Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên đầy chất thơ nơi vùng rừng Tây Bắc. Ta có thể hình dung trong cảnh thiên nhiên đang phủ trong màn đêm yên tĩnh, tiếng suối từ đâu vọng lại nhẹ nhàng, trong trẻo như tiếng hát ai xa. Qua biện pháp so sánh, ta thấy tiếng suối thật êm đềm, gần gũi, thân thiết với con người. Câu hai với điệp từ lồng cho thấy cảnh vật đang giao hoà vào nhau, tầng tầng lớp lớp. Trong cảnh đêm tối hoà cùng màu sáng bạc của ánh trăng ấy, cảnh vật trở nên thơ mộng, lung linh, huyền ảo, xen kẽ lẫn nhau. Những câu cuối bài đã nói rõ lên tâm hồn cùng con người của Bác. Kết hợp với phép điệp từ ở trên, tác giả đã so sánh cảnh khuya với người chưa ngủ nhằm nhấn mạnh nguyên nhân Bác chưa ngủ. Bác chưa ngủ vì lo cho vận mệnh dân tộc, vì cảnh khuya quá đẹp và thơ mộng. Qua đó, ta thấy được một tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước trong Bác. 

 

khó ngoam

Nguyễn Ngọc Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
21 tháng 11 2021 lúc 20:00

mik nghĩ là ko có bn à!

Quân Trần Trung
13 tháng 12 2021 lúc 16:11

Hồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta - không chỉ là một người hùng, một người chiến sĩ bảo vệ đất nước mà Người còn là một nhà thơ với tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, dễ rung động trước cái đẹp. Bài thơ Cảnh khuya được Bác viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc ta, giữa hoàn cảnh khốn khó đầy gian nan thử thách, Bác vẫn thể hiện tinh thần ung dung, tự tại và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ.

Bài thơ chỉ có bốn câu, hai câu thơ đầu là khung cảnh thiên nhiên trong đêm khuya thanh vắng được nhìn dưới con mắt đầy nghệ thuật của Bác Hồ:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Trong đêm khuya nơi núi rừng hoang sơ, hẻo lánh, tất cả mọi vật đều chìm trong tĩnh lặng, Bác chỉ còn nghe thấy âm thanh của tiếng suối róc rách. Dù chỉ có duy nhất một sự vật chuyển động trong bức tranh yên tĩnh ấy, Người vẫn có thể khiến cho nó trở nên thật có hồn. Tiếng suối được so sánh "trong như tiếng hát" làm gợi lên một thứ âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu, trong vắt khiến cho con người không khỏi ngạc nhiên, như chìm vào tiếng hát trữ tình ấy. Sự vật thứ hai được Hồ Chủ Tịch miêu tả trong đêm khuya đó chính là ánh trăng. Ánh trăng vốn không phải là hình ảnh xa lạ trong thơ ca. Nhà thơ Nguyễn Duy đã dành cả một bài thơ để nói về ánh trăng:

"Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa"

Nếu trong thơ của Nguyễn Du, vầng trăng xuất hiện với vẻ "trần trụi", không dấu giếm con người bất cứ điều gì thì đối với Bác, ánh trăng trong đêm khuya được miêu tả thật đẹp "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Hình ảnh thợ gợi liên tưởng thật thú vị, ánh trăng chiếu xuống những tán cây cổ thụ, lồng vào bóng cây, tràn vào hoa. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả thật nên thơ, khiến cho người đọc cũng thấy động lòng trước vẻ đẹp của tự nhiên. Đặc biệt, bác Hồ còn coi trăng là người bạn tri kỉ của mình, cho nên Người khó có thể thờ ơ trước vẻ đẹp của trăng.

Nếu hai câu thơ trước chỉ đơn thuần là tả cảnh thì ở hai câu thơ sau, Bác đã khéo léo đưa vào đó tâm trạng của mình:

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà"

Đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên, Bác phải thốt lên rằng đây là một cảnh đẹp hiếm có, đẹp như trong tranh vẽ. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người thi sĩ vẫn chưa ngủ được. Người thao thức vì thiên nhiên đẹp quá, thơ mộng quá. Nhưng vẫn còn một lí do nữa mà Bác vẫn chưa ngủ được. Đó là nỗi lo gánh vác dân tộc, trách nhiệm đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân, giải phóng dân tộc. Ta có thể hiểu tại sao nỗi lo trong Người lại lớn đến như vậy, vì Bác đang gánh trên vai một trách nhiệm rất lớn, cả dân tộc đều đang trông đợi vào Người. Hai câu thơ cuối cho thấy nỗi niềm canh cánh đối với đất nước của Bác Hồ, dù thiên nhiên có đẹp đến thế nào, có khiến lòng người xao xuyến ra sao thì Bác vẫn không quên nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Có chăng Bác vẫn luôn tự hỏi, rằng bao giờ con dân Việt Nam mới có thể thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống mà không phải lo lắng về sự áp bức, bóc lột của chiến tranh khốc liệt, về nền hòa bình chưa có?

Có thể nói, bài thơ là một bức tranh thiên nhiên hòa hợp giữa cảnh và tình, giữa con người và sự vật. Qua đó, ta hiểu thêm về tâm hồn thơ mộng của Bác cùng với nỗi niềm với quê hương, đất nước sâu sắc của Người.