Những câu hỏi liên quan
꧁༺ᴍᴏᴏɴ  2ᴋ︵¹⁰༻꧂
Xem chi tiết
Duy Lê Trịnh
Xem chi tiết
Kinamoto Asaki
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Khánh Linh
26 tháng 4 2021 lúc 19:39

 Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2) Đặc điểm : 

Luận điểm là quan điểm của người viết đưa ra nhằm xác lập cho người đọc,người nghe 1 tư tưởng,quan điểm nào đó.

Luận cứ là đưa ra dẫn chứng và lí lẽ nhằm sáng tỏ luận điểm.

3) Bố cục:

- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.

- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

4) pp lập luận gồm:

- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.

- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

+Phương pháp lập luận chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

+các bước làm bài văn lập luận chứng minh

-Tìm hiểu đề

-Xác định yêu cầu đề bài

-xác định luận điểm

-Lập dàn ý

-viết bài

-sửa bài

+bố cục:

-mở bài

-thân bài

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 9 2023 lúc 18:59

- Bài viết có 4 luận điểm

+ Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

+ Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

+ Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: lòng nồng nàn yêu nước

+ Bổn phận của chúng ta…

- Mối liên hệ giữa các luận điểm: Từng luận điểm đều có vị trí riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau, hô ứng với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề “Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của ta”. Trong đó luận điểm 1 là luận điểm chính, thâu tóm nội dung toàn bài: khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
11 tháng 3 2023 lúc 22:05

- Khái niệm: văn nghị luận là kiểu văn bản mà ở đó người nói, người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nhất định

- Đặc điểm của văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: là một dạng bài viết đưa ra quan điểm và cách đánh giá của người viết về một đoạn thơ, bài thơ hay tác phẩm truyện nay một khía cạnh về nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm văn học

Bình luận (0)
Hân ARMY
Xem chi tiết
minh nguyet
22 tháng 2 2021 lúc 16:15

Tham khảo:

Câu 1:

- Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 2/9/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Câu 2:

- Bài ''Tinh thần yêu nước của nhân dân ta'' được viết trong hoàn cảnh: trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay).

Câu 3:

Luận cứ được sắp xếp thep trình tự thời gian, cụ thể, toàn diện, phong phú, giàu sức thuyết phục; sử dụng phép liệt kê, cấu trúc '' từ.....đến''.Dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo nhiều phương diện như lứa tuổi, nghề nghiệp, vùng miền,...

Câu 4:

Bác cho rằng tinh thần yêu nước vô cùng giá trị, có lúc được giấu kín đi nhưng có lúc lại được bày ra bên ngoài.

 Câu văn sử dụng phép liệt kê: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

 

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 0:13

- Góp phần đi sâu phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật, về tình thế lựa chọn của lão Hạc trong truyện

- Cách lập luận giúp làm rõ hơn giá trị tư tưởng trong tác phẩm.

Bình luận (0)
Tuấn Lại
15 tháng 9 2023 lúc 0:14

Luận điểm ở phần 3 đã đi sâu phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật, về tình thế lựa chọn của lão Hạc trong truyện (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng). Vấn đề này giúp làm rõ hơn giá trị tư tưởng trong tác phẩm Lão Hạc.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
13 tháng 9 2023 lúc 20:18

- Bố cục của bài hịch:

+ Phần 1 (từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”): Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước. Qua đó, thể hiện mong muốn của tác giả nhắc nhở binh lính, gợi ra ý thức trách nhiệm của họ trong thời loạn lạc.

+ Phần 2 (từ “Huống chi” đến “cũng vui lòng”): Tố cáo tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc. Từ đó, dễ dàng khơi gợi được lòng căm thù giặc.

+ Phần 3 (từ “Các ngươi” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?”): Phân tích thái độ, hành động của các tướng sĩ. Từ đó, giúp họ nhìn nhận rõ ràng nhất cục diện của đất nước đang diễn ra, để họ biết những sai lầm và điều họ cần thay đổi.

+ Phần 4 (đoạn còn lại): Đưa ra các nhiệm vụ cụ thể, đồng thời khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

- Các luận điểm từng phần có mối quan hệ chặt chẽ, rõ ràng, làm sáng tỏ mục đích đưa ra giúp bài hịch đầy sức thuyết phục.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 0:13

Luận đề

Giá trị sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật tiềm ẩn trong tác phẩm Lão Hạc

Luận điểm

- Nhà văn đã đưa hoạt động giao tiếp trở thành đối tượng nhận thức và mô tả trực tiếp tính cách nhân vật

- Thông qua nội dung các cuộc trò chuyện ấy, tác giả đã gián tiếp thể hiện một tình thế lựa chọn của lão Hạc.

Bình luận (0)