Khi kể chuyện chúng ta có cần chú ý tới vai kể và
thứ tự kể không? Tại sao?
Phân vai, dựng lại câu chuyện (các vai: người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thầy giáo).
Em chú ý tới giọng kể của các nhân vật:
- Hà: nhỏ nhẹ (khi trò chuyện với thầy)
- Tuấn: vui vẻ (khi trêu đùa Hà), nhỏ nhẹ, chậm rãi (khi xin lỗi Hà)
- Thầy giáo: điềm tĩnh, trầm ấm
Phân vai theo sự hướng dẫn của thầy cô và dựng lại câu chuyện.
Tìm một số bài thơ về tình cảm gia đình
khi đọc cần chú ý:
-Người kể chuyện
-Cốt chuyện
-Nhân vật
-Lời người kể chuyện
-Lời nhân vật
khi kể người kể việc ta cần chú ý điều gì
Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi.Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt.
Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,…
Em hãy kể lại câu chuyện " Cuộc chia tay của những con búp bê " trong vai nhân vật Thủy .
Chú ý : Chỉ cần gạch đầu dòng những ý chính
Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.
Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.
Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
* Khi bố mẹ chưa li dị, Thành và Thủy rất thương yêu nhau:
+ Khi Thành đi đá bóng bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, Thành ngồi lì ngoài bãi không dám về. Thủy nghe tin đã mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh.
+ Đêm đôm, Thành thường chiêm hao thấy ma, Thủv đã lấy con dao díp buộc vào lưng con búp bê lớn để canh giấc ngủ cho anh. Và đêm đó, Thành ngủ không chiêm bao thấy ma nữa. Cũng từ hôm đó, đêm nào Thủy cũng để con vệ sĩ canh cho anh trai mình ngủ ngon giấc.
+ Chiều nào Thành cũng đến trường sớm để đón em. Hai anh em tay trong tay vừa đi vừa trò chuyện.
Khi bố mẹ li dị, Thành và Thủy càng thương nhau hơn+ Thành sẵn sàng nhường tất cả đồ chơi cho em.
+ Thủy cũng nhường đồ chơi cho anh.
+ Thành lấy khăn mặt ướt cho em lau mặt.
+ Thành đưa Thủy đến trường đê Thủy chia tay với cô giáo, với bạn bè.
+ Trước khi chia tay, Thủy còn dặn búp bê Vộ Sĩ ở lại canh gác giấc ngủ cho anh trai mình.
+ Thủy dặn anh nêu áo rách thì nhớ tìm Thủy để Thủy vá áo cho anh.
* Em buồn và xót xa, ngậm ngùi trước cảnh hai anh em chia tay
Bố mẹ đòi chia tay. Chúng tôi sắp phải xa nhau rồi. Tôi phải về quê theo mẹ, anh trai tôi ở lại. Mẹ bảo chúng tôi chia đồ chơi ra. Tôi thương anh trai nên tôi để hết đồ chơi lại cho anh, nhưng anh không chịu. Mất khoảng 1 tiếng đồ chúng tôi chia đồ chơi. Sau khi chia xong, anh dắt tôi ra đường nhìn lại cảnh vật nơi đây, ra trường học để tạm biệt các bạn và cô giáo.
Khi anh tôi dắt tôi đến trường,tôi nép bên cành cây để lén nhìn mọi vật. Tôi cố đưa mắt nhìn những cảnh vật quen thuộc: những ô ăn quan vẽ trên gạch, những tấm bản tin,... để khắc sâu vào trong tâm trí, biết đâu sau này tôi không được nhìn thấy nữa. Càng nhìn, tôi càng nghẹn ngào, tôi bật khóc thút thít. Đột nhiên, cô Tâm gọi tên tôi, làm tôi giật mình. Tôi bước vào lớp để tạm biệt cô Tâm, bạn bè. Tôi nức nở và không thể nói hết lời. Cô ôm lấy tôi và nói:
- Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm!
Nói rồi cô quay xuống lớp:
- Bố mẹ bạn Thuỷ bỏ nhau. Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Những tiếng "ồ" kinh ngạc vang lên. Cả lớp sững sờ. Mấy đứa bạn thân mà ngày nào cũng sát vai nhau trong mấy năm qua khóc thút thít, các bạn bỏ chỗ ngồi đến nắm chặt tay tôi, tôi cảm động lắm.
Cô Tâm gỡ tay tôi, đi lại phía bục và lấy cây bút cùng với chiếc bút máy nắp vàng rất đẹp, đưa cho tôi và nói:
- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nữa.
Dù rất muốn nhận nhưng tôi đặt vội lên bàn, tôi không dám nhận. Tôi nói:
Thưa cô, em không dám nhận... em không được đi học nữa.
Cô sửng sốt và hỏi tôi:
- Sao vậy?
- Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán - Tôi trả lời.
Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ bạn cũng khóc mỗi lúc to hơn. Tôi muốn ôm chặt cô và các bạn cả ngày, tôi không muốn rời xa họ. Nhưng tôi sợ ảnh hưởng đến giờ học, tôi nức nở tạm biệt mọi người.
Rồi anh tôi dắt tôi ra khỏi lớp. Tôi cảm thấy lòng mình đau xót, thật là không thể tin nổi. Tôi thầm ước chuyện này là mơ...
Chú ý cách vào bài bằng lời kể. Phải chăng, kể chuyện cũng là một cách để nêu vấn đề cần bàn luận?
- Vào bài bằng cách dẫn lại trực tiếp những câu nói của người mẹ.
- Kể chuyện cũng là cách để nêu vấn đề cần bàn luận.
Vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?
- Vì tác giả muốn nhấn mạnh vào tên Giăng Văn-giăng, tránh nhầm lẫn với tên gọi Ma-đơ-len trước kia của ông
Vị trí và độ dài phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng có gì đáng chú ý so với các phần khác? Thử giải thích vì sao lại như vậy nếu xem xét từ góc độ nhân vật xưng "tôi" tự kể chuyện mình.
Phần miêu tả chân dung chỉ chiếm lượng ít. Vì Rô-bin-xon tự thuật, tự kể về chính mình
Điều này là do ngôi kể, nhân vật chính tự miêu tả về mình, vì thế chàng chỉ có thể miêu tả những gì chàng trông thấy
- Khi viết về các chi tiết về trang bị vũ khí, trang phục được miêu tả khá kỹ
- Từ góc nhìn độc đáo của tác giả, tác giả miêu tả một bộ dạng kỳ khôi, thu hút sự chú ý của bạn đọc
Chú ý đến lời của người kể chuyện, giọng điệu kể chuyện.
- Người kể chuyện ở ngôi thứ 3
- Giọng điệu: trang trọng, phong phú, biểu cảm.
Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "chúng tôi", cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa?
Hình ảnh hai cây phong gắn với kỉ niệm thời thơ ấu của bọn trẻ, xuất hiện trong mạch kể với sự dẫn dắt của "chúng tôi"
- Có 2 đoạn kể về kỉ niệm của "chúng tôi":
+ Đoạn 1: kể về kỉ niệm về trò chơi tinh nghịch của bọn trẻ trước kì nghỉ hè năm cuối
+ Đoạn 2: mở ra những chân trời mới đẹp đẽ, bao la trước mắt bọn trẻ.
- Điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất chính là thế giới sinh động, nhiệm màu ở những vùng đất xa lạ chưa biết tới.
- Quang cảnh nơi có hai cây phong được miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa:
+ Hình ảnh hai cây phong: khổng lồ, nghiêng ngả, bóng mát rượi, cao ngang tầm cánh chim, tiếng lá xào xạc dịu hiền, cành cao ngất…
+ Quang cảnh: đất rộng bao la, dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong sương mờ đục, dòng sông lấp lánh tận chân trời…
=> Bức tranh thiên nhiên qua lời kể có màu sắc, đường nét, sinh động… thông qua ngòi bút quan sát tài tình, miêu tả có hồn của tác giả.