BPTT & TD trong câu văn:
Ngay bản tính "sáng tạo" một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay "cải tiến", làm tắt , không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ
Tìm các câu thơ có sử dụng BPTT. Chọn 2 câu thơ có sử dụng 2 BPTT khác nhau. Chỉ ra các BPTT và nêu hiệu quả sử dụng của chúng
Mình sẽ chọn bài Tiếng Gà Trưa trong SGK Ngữ văn 7. Mặc dù bài thơ này k đc nhắc đến nhiều nhưng nó rất tiêu biểu khi sử BPTT điệp ngữ
*Khổ đầu tiên :
"Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ ..."
=> Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ "nghe" cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
*Khổ thơ cuối :
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ."
=> Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Điệp từ "vì" được sử dụng liên tục để tạo nên các yếu tố. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.
Nếu bạn đọc cả bài thì có cả điệp ngữ giữa các khổ với nhau nữa .... Mình chỉ lấy 2 VD thôi =))
BPTT của bài văn - Vịt Con Đi Lạc - Theo Lê Luynh và nêu tác dụng của BPTT đó.
nhân hóa
tác dụng:nhân hóa sự vật như con ng
làm cho bài văn hay hơn
Câu "Nhảy trên đường vàng " trích trong bài "Lượm" là BPTT gì ?Nêu tác dụng của BPTT đó .
Tham khảo nha em:
yếu tố nghệ thuật được thể hiện là biện pháp tu từ như so sánh ngầm( câu Nhảy trên đường vàng ở đây chỉ con đường được nắng vàng soi xuống và có lúa vàng chín)
thiếu đề rồi bạn ai
phải là
như con chim trích
nhảy trên đường vàng nha
bptt là so sánh
tác dụng tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn
Câu "Nhảy trên đường vàng " trích trong bài "Lượm" sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Tác dụng của biện pháp đó:tăng tính gợi hình,gợi cảm,miêu tả chú bé Luợm được cụ thể,sinh động hơn .
Tick nha,chúc bạn học tốt!!!
tìm các BPTT trong bài cô tô và phân tích ngắn gọn hiệu quae sự dụng của các BPTT ấy
Cach neu tac dung :
-Tang suc goi hinh , goi cam
-Lam hap dan su vat duoc gan gui voi con nguoi
-Su vat hien len ntn?
-Tinh cam cua tac gia
Lam du cac buoc do nhe
tìm các BPTT trong bài vượt thác và phân tích ngắn gọn hiệu quả sử dụng của BPTT ấy
hãy tìm bptt hay nhất trong bài mầm non và nêu tác dụng của bptt đó chả lời giúp mình đi mình đang gấp
viết đoạn văn ngắn kể lại ngày đầu tiên đi học của em trong đó có sử dụng bptt so sánh và bptt nhân hóa.
Em tham khảo:
Trong cuộc đời mỗi người, chắc sẽ chẳng ai quên kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Em vẫn nhớ như in đó là một ngày thu tháng Chín, em bẽn lẽn ngồi nép sau lưng mẹ, lòng đầy háo hức. Bước tới trường, cánh cổng sừng sững, mở rộng đón chào học sinh chúng em, bác phượng già dang rộng cánh tay để chào đón chúng em. Giữa sân trường, trong bộ đồng phục trắng tinh cùng chiếc khăn quàng đỏ thắm, các anh chị luôn tươi cười, vui vẻ. Mẹ dắt tay em đi lên dãy lớp Một. Cô Lan bước ra, nở nụ cười hiền dịu đón em vào lớp. Trong lớp, bạn nhỏ nào cũng hồi hộp, lo lắng. Cả sân trường bỗng trở nên im ắng như để lắng nghe cô giáo giảng bài, nghe chúng em đọc bài. Cho tới bây giờ, những thanh âm đều đặn, trong trẻo đó vẫn còn vang vọng trong trái tim em.
Câu có phép so sánh+ Nhân hóa: In đậm nghiêng
Tham khảo:
Buổi đầu tiên đến trường của em có thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Hôm ấy, em đã thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị sách vở thật đầy đủ. Đúng bảy giờ, bà ngoại chở em đến trường trên chiếc xe đạp vốn đã rất thân quen. Bầu trời hôm nay dường như cao và xanh hơn mọi ngày, những chú chim vui ca hát trên những cành lá.( Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa ) Em ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường mà lòng cảm thấy bồi hồi. Dù đã đến trường nhận lớp và được làm quen với thầy cô, bạn bè trước đó. Nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng háo hức. Em mặc bộ đồng phục mới, đi đôi dép mà mẹ đã tặng và được bà dắt vào trường. Cô giáo đã đứng chờ ở cửa lớp để đón các bạn học sinh. Em chào tạm biệt bà và ngồi vào chỗ theo sự sắp xếp của cô. Bài học đầu tiên cô dạy là bài tập đọc đánh vần. Giọng cô trầm ấm cuốn hút khiến chúng tôi chăm chú lắng nghe. Ngày đầu tiên đi học trôi qua thật nhanh.
Chỉ ra BPTT và Tác dụng cảu BPTT trong câu thơ sau
Nhưng lòng tôi như mưa muồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông
BPTT: so sánh (lòng tôi như mưa muồn gió biển)
Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt cảm xúc của tác giả về tấm lòng của mình hiện tại đồng thời làm giàu giá trị gợi hình cho câu thơ qua hình ảnh đối xứng "mưa muồn gió biển". Từ đó câu thơ thêm hay hơn, hấp dẫn đọc giả ơn, chân thật cảm xúc hơn.
Bộ phận in đậm"nó như là 1 quả tim nữa của ông"trên sử BPTT gì?Nêu tác dụng của biện pháp đó?
BPTT riêng
Tác dụng riêng
- Biện pháp tu từ: So sánh
- Tác dụng: giúp tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ về sự quan trọng và tình cảm sâu sắc mà ông dành cho "nó". Biện pháp so sánh này giúp tạo ra sự tập trung và tác động mạnh mẽ đến độc giả, giúp họ hiểu rõ hơn về tình cảm và ý nghĩa của câu nói trong ngữ cảnh của tác phẩm.
viết 1 đoạn văn miêu tả chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng 2 BPTT nhân hóa, 2 BPTT so sánh
Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!
=> So sánh :
- Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời .
- Mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê .Nhân hoá :
- Chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi .
- Những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó.
Trời còn tờ mờ tối vậy mà anh gà trống oai phong đã cất tiếng gáy, báo hiệu mọi người thức dậy. Phía đằng đông, những tia nắng đầu tiên của ông mặt trời đang dần nhô lên. Bầu trời phía đông ửng hồng lạ kì ! Ông mặt trời như lòng đỏ một quả trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xám. Những chị mây lúc bấy giờ như những chiếc thuyền bông trôi dạt trên trời.
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.