Hòa tan Al bằng dung dịch HCl nếu thêm vài giọt thủy ngân thì quá trình hòa tan Al sẽ thế nào
Thủy ngân kim loại dễ hòa tan nhiều kim loại tạo thành “hỗn hống” (dung dịch kim loại Na, Al,Au,… tan trong thủy ngân kim loại lỏng). Nếu Hg bị lẫn một ít tạp chất kim loại như Mg, Cu, Zn, Fe. Hãy chọn chất tốt nhất để thu được Hg tinh khiết
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch AgNO3
C. Dung dịch HNO3
D. Dung dịch Hg(NO3)2
Tính chất của Al2+ : cho vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch Al(NO3)3. Cho vài giọt dung dịch HCl vào. Cho từ từ vài giọt NaOH đén dư vào dung dịch Al(NO3)3. Quan sát hiện tượng, giải thích và viết phương trình nếu có
Cho vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch Al(NO3)3 :
- Xuất hiện kết tủa keo trắng , sau đó kết tủa tan dần
\(Al^{3+}+3OH^-\rightarrow Al\left(OH\right)_3\)
\(OH-+Al\left(OH\right)_3\rightarrow AlO_2^{^-}+H_2O\)
Cho vài giọt dung dịch HCl vào dung dịch thu được :
- Xuất hiện kết tủa keo trắng trở lại , sau đó kết tủa tiếp tục tan.
\(AlO_2^-+H^++H_2O\rightarrow Al\left(OH\right)_3\)
\(3H^++Al\left(OH\right)_3\rightarrow Al^{3+}+3H_2O\)
Nhúng một thanh Fe vào dung dịch HCl nhận thấy thanh Fe sẽ tan nhanh nếu ta nhỏ thêm vào dung dịch một vài giọt:
A. dung dịch K2SO4
B. dung dịch Na2SO4
C. dung dịch CuSO4
D. đung dịch NaOH
Chọn C.
Khi nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4 thì thanh Fe sẽ tan nhanh hơn, lúc này Fe là kim loại mạnh hơn sẽ đẩy Cu ra khỏi muối và tạo thành Cu bám trên thanh Fe (Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu), hình thành 1 pin điện hoá với cực âm là Fe, cực dương là Cu. Sắt bị ăn mòn điện hoá nên lượng sắt tan ra sẽ nhiều hơn.
Hòa tan hoàn toàn 2,52 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl thu được 2,688 lít hiđro (đktc). Cũng lượng hỗn hợp này nếu hòa tan hoàn toàn bằng H2SO4 đặc nóng thì thu được 0,12 mol một sản phẩm X duy nhất hình thành do sự khử S+6. X là :
A. S.
B. SO2.
C. H2S.
D. S hoặc SO2.
Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg bằng dung dịch HCl dư . Sau phản ứng , thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam
a,Viết phương trình phản ứng xảy ra
b,Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu
a, PT: \(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
\(Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\)
b, Gọi: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Al}=x\left(mol\right)\\n_{Mg}=y\left(mol\right)\end{matrix}\right.\) ⇒ 27x + 24y = 7,8 (1)
Ta có: m dd tăng = mKL - mH2 ⇒ mH2 = 7,8 - 7 = 0,8 (g)
\(\Rightarrow n_{H_2}=\dfrac{0,8}{2}=0,4\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_{H_2}=\dfrac{3}{2}n_{Al}+n_{Mg}=\dfrac{3}{2}x+y=0,4\left(mol\right)\left(2\right)\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0,2\left(mol\right)\\y=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%m_{Al}=\dfrac{0,2.27}{7,8}.100\%\approx69,23\%\\\%m_{Mg}\approx30,77\%\end{matrix}\right.\)
Chỉ dùng thêm một dung dịch hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch (riêng biệt) sau: HCL( có hòa tan phenoltalein), MgSO4, Al(NO3)3, FeCl3, Ca(HCO3)2. Viết các phương trình phản ứng minh họa
Hòa tan 3,9 gam Al(OH)3 bằng 50 ml NaOH 3M được dung dịch X. Thêm V lít dung dịch HCl 2M vào dung dịch X thu được 1,56 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,02
B. 0,24
C. 0,06 hoặc 0,12
D. 0,02 hoặc 0,24
Hòa tan 11g hỗn hợp bột Al và Fe vào dung dịch HCl (dư) thu được 8,96 lít H2 (đktc)
a) Tính thành phần % theo khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu
b) Tính khối lượng muối tan thu được
c) Nếu hòa tan hoàn toàn 2 kim loại trên bằng dung dịch axit H2SO4 đặc nóng thì thể tích khí SO2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là bao nhiêu ?
a) Đặt \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Al}=a\left(mol\right)\\n_{Fe}=b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow27a+56b=11\) (1)
Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{8,96}{22,4}=0,4\left(mol\right)\)
Bảo toàn electron: \(3a+2b=0,4\cdot2=0,8\) (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,2\\b=0,1\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%m_{Al}=\dfrac{0,2\cdot27}{11}\cdot100\%\approx49,09\%\\\%m_{Fe}=50,91\%\end{matrix}\right.\)
b) Bảo toàn nguyên tố: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{AlCl_3}=n_{Al}=0,2\left(mol\right)\\n_{FeCl_2}=n_{Fe}=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow m_{muối}=m_{AlCl_3}+m_{FeCl_2}=0,2\cdot133,5+0,1\cdot127=39,4\left(g\right)\)
c) Bảo toàn electron: \(3\cdot0,2+3\cdot0,1=2n_{SO_2}\)
\(\Rightarrow n_{SO_2}=0,45\left(mol\right)\) \(\Rightarrow V_{SO_2}=0,45\cdot22,4=10,08\left(l\right)\)
a) Gọi nAl = x, nFe = y
Có 27x + 56y = 11 (1)
Bảo toàn e
3x + 2y = 2.0,4 (2)
Từ 1 và 2 => x = 0,2, y = 0,1
\(\%mAl=\dfrac{0,2.27}{11}.100\%=49,09\%\)
\(\%mFe=100-49,09=50,91\%\)
b) BTKL:
m muối = mkim loại + mHCl - mH2
= 11 + 0,4.2.36,5 - 0,4.2 = 39,4g
c)
Bảo toàn e
Al => Al+3 + 3e S+6 + 2e => S+4
0,2 0,6 2x x
Fe => Fe+3 + 3e
0,1 0,3
=> 2x = 0,6 + 0,3 => x = 0,45 mol
=> VSO2 = 0,45.22,4 = 10,08 lít
Cho lá Al vào dung dịch HCl, có khí thoát ra. Thêm vài giọt dung dịch C u S O 4 vào thì
A. Phản ứng ngừng lại
B. Tốc độ thoát khí không đổi
C. Tốc độ thoát khí giảm
D. Tốc độ thoát khí tăng