tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong ánh trăng. Em hãy diện tả cảm nghĩ trong bài
Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong " Ánh trăng " , em hãy viết diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thờ thành một bài tâm sự ngắn
Tôi đã được sinh ra và lớn lên ở quê hương. Tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay, với những dòng sông hiền hòa chở nặng phù sa, với những hồ bể trong đầy tôm cá. Đối với tôi, đó là những năm tháng tuyệt vời nhất.
Năm tháng cứ trôi đi êm đềm. Rồi một ngày kia, chiến tranh bùng nổ. Để bảo vệ cho Tổ quốc thân yêu, tôi phải rời quê hương để đi lính. Cuộc sống của tôi lúc này đã thay đổi. Tôi dần dần gắn bó với những ngọn núi, với cánh rừng hoang vu sặc mùi bom đạn. Nhưng trong lòng tôi vẫn khắc khoải một nỗi nhớ da diết. Tôi nhớ làng, nhớ gia đình, nhớ lối xóm. Trong những lúc như thế, tôi thường nhìn trăng. Vầng trăng như một người bầu bạn cùng tôi, có thể an ủi, làm nguôi ngoai đi nỗi nhớ quê hương. Trăng chia sẻ cùng tôi biết bao tâm tư tình cảm, bao nỗi nhớ. Trong suốt chặng hành trình gian lao cực khổ, trong cuộc sống trần trụi với thiên nhiên, cây cỏ, vầng trăng mộc mạc như một người bạn tri kỷ, luôn đồng hành và sát cánh bên tôi. Đã có lúc, tôi ngỡ rằng hứa sẽ không và không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa ấy.
Và chiến tranh kết thúc, hòa bình lặp lại. Thoát khỏi cuộc sống bần cùng, nghèo khổ trong chiến tranh là cái khát vọng lớn nhất của những người lính chúng tôi. Vì vậy, tôi về sống ở thành phố, trong một căn phòng buyn-đinh tiện nghi. Cuộc sống ở thành phố rất hiện đại. Đâu đâu cũng có những ánh điện, cửa gương. Dần dà, tôi đã quen cái cuộc sống của thành thị. Và trong chính sự xa hoa đó, tôi đã quên đi vầng trăng – người bạn tri kỷ của mình. Mỗi tối, trăng đi qua ngõ mà như người dưng qua đường. Xa lạ, không quen, không biết, vầng trăng đã bị tôi – một người bạn thân thiết, gắn bó của một thời – lãng quên.
Rồi một ngày nọ, đèn điện bỗng vụt tắt. Căn phòng trở nên tối om. Theo phản xạ, tôi bèn bật tung cánh cửa sổ để ánh sáng lan vào. Và đập vào mắt tôi là vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng trên bầu trời đêm. Tôi với trăng, mặt đối mặt, nhìn nhau, thật lâu. Bỗng, trong lòng tôi có cái gì đó rưng rưng, Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Hình ảnh của những cánh đồng bao la, những dòng sông, những hồ bể, những cánh rừng cứ hiện lên trong đầu tôi.
Đã bao nhiêu năm qua, trăng vẫn không thay đổi, vẫn tròn vành vạnh như lúc xưa. Chỉ có tôi là đã thay đổi. Tôi đã quá thờ ơ với trăng, đã vô tình quên đi những kỷ niệm đẹp đẽ giữa trăng và tôi. Trăng cứ nhìn tôi, im lặng. Tôi bỗng giật mình. Sự im lặng của trăng cứ như một lời trách móc tôi, oán hận tôi vì sao đã quên đi người bạn tri kỷ.
Tôi thật sự hối hận vì đã quên trăng. Đối mặt với người bạn cũ, lòng tôi cứ nghẹn ngào, nước ở khóe mắt cứ muốn trào ra. Và tôi đã hứa, lời hứa thật lòng, khắc sâu trong đầu tôi, là không bao giờ được quên trăng – người bạn ân nghĩa, thủy chung đã gắn bó cùng tôi ở suốt chặng đường chiến đấu gian lao vất vả trong quá khứ.
Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ Ánh Trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài văn tự sự
Tuổi thơ của tôi gắn bó với làng quê, với những cánh đồng thơm hương lúa chín, với dòng sông êm đềm nơi tôi tắm mát những ngày thơ dại. Mỗi đêm, trên chiếc chõng tre, bà thường kể tôi nghe bao câu chuyện cổ tích ngọt ngào dưới ánh trăng hiền hòa. Ánh trăng như người bạn thuở thiên thiếu, đã lớn lên cùng tôi nơi làng quê thanh tịnh.
Năm tháng ấy cứ êm đềm trôi qua. Rồi đất nước bỗng lâm cảnh chiến tranh loạn lạc, tôi lên đường chiến đấu theo tiếng gọi của quê hương. Nơi rừng xa thanh vắng, nơi ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Tôi nhớ làng quê, nhớ gia đình. Ngước lên ánh trăng trên cao, trăng tỏa sáng dịu hiền như muốn chia sẻ những nỗi buồn cùng tôi. Giữa cuộc sống trần trụi với thiên nhiên, cỏ cây, trăng như người bạn tri âm tri kỉ, đã cùng tôi đi qua những ngay chiến đấu gian khổ. Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ quên được vầng trăng tình nghĩa, đã luôn đồng hành cùng tôi trong cuộc đời.
Vậy mà, chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại. Tôi trở về thành phố, những ngôi nhà ống san sát, những ánh đèn cao áp, cuộc sống đầy đủ tiện nghi vật chất đã lôi cuốn tôi. Những kí ức năm xưa về làng quê với ánh trăng thanh bình, tôi đã dần lãng quên.
Rồi một đêm tối nọ, bỗng ánh đèn khắp thành phố vụt tắt, không khí trở nên ngột ngạt hơn. Tôi đưa tay mở tung cánh cửa sổ. Lạ thay, ánh sáng chiếu vào tôi lúc nào dịu mát làm sao, đó không phải là ánh đèn điện nóng bức ngày hè. Đó là ánh trăng - vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng trên bầu trời đêm. Tôi với trăng, mặt đối mặt, nhìn nhau, thật lâu. Bỗng, trong lòng tôi có cái gì đó rưng rưng, Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Hình ảnh của những cánh đồng bao la, những dòng sông, những hồ bể, những cánh rừng cứ hiện lên trong đầu tôi.
Bao năm trôi qua, mái tóc tôi đã điểm hoa râm nhưng trăng vẫn không thay đổi, vẫn tròn vành vạnh như lúc xưa. Trăng vẫn đứng im trên bầu trời trong xanh, tỏa sáng khắp nhân gian. Trăng vẫn như chờ tôi bên ngoài cửa sổ biết bao năm nay. Tôi đã quá thờ ơ với trăng, đã vô tình quên đi những kỷ niệm đẹp đẽ giữa trăng và tôi. Trăng cứ nhìn tôi, im lặng. Tôi bỗng giật mình. Sự im lặng của trăng cứ như một lời trách móc tôi, oán hận tôi vì sao đã quên đi người bạn tri kỷ.
Phải chăng tôi đã quá vô tình, sống nơi thị thành xa hoa giàu có mà đã lãng quên đi tuổi thơ nghèo khó, quên đi người bạn đã gắn bó thủy chung bên mình, quên đi bao tháng ngày tuổi trẻ. Lòng tôi nghẹn đắng, giọt nước mắt như trực trào ra. Và tôi đã hứa, lời hứa thật lòng, khắc sâu trong đầu tôi, là không bao giờ được quên đi ánh trăng – người bạn ân nghĩa, thủy chung đã gắn bó cùng tôi suốt thời thơ ấu và cả chặng đường chiến đấu gian lao vất vả trong quá khứ.
hok tốt
Lập dàn ý cho đề văn sau:
Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ ánh trăng của nguyễn duy để kể lại câu chuyện của mình và vầng trăng
Giới thiệu dẫn dắt: Tôi- một cậu bé hồi ấy giờ đây đã trưởng thành , sau bao nhiêu sóng gió và tân mắt chứng kiến cảnh chiến tranh khốc liệt. Lúc này tôi đc sống trong cảnh đất nước thanh bình………….
Triển khai vấn đề theo mạch cảm xúc bài thơ hoặc theo ý của bạn nhưng vẫn đáp ứng đủ các nội dung:
Với tôi, hồi nhỏ – gắn liền với những kỉ niệm thật đẹp. Tuổi thơ tôi gắn liền với dòng sông , vơi biển lớn và những thời gian chiến tranh phải sống ở rừng . Và một thứ không thể thiếu là vừng trăng trên trời cao, luôn soi rọi và dẫn tôi đi trong đêm tối của những ngày gian khổ. Những ngày đó, ánh trăng là người bạn, người che chở tôi tránh khỏi bóng đêm u sợ……….Ánh trăng, người bạn gắn liền với tuổi thơ thật đẹp của tôi…..Chiến tranh kết thúc, là lúc tôi trưởng thành. Học cách tự lập và sống với cuộc sống hiện tại tôi đang có. Tôi thích cuộc sống hiện tại bởi nó đem lại sự bình yên và hạnh phúc với mái ấm gia đình. Tôi không còn phải chịu đựng cảnh chạy trốn trong đêm tối nữa. Giờ đây, nơi tôi ở- đã có ánh điện, cửa gương . Điều mà ở quá khứ không thể có…….Cuộc sống là thế, không lặng lờ êm trôi mà xen vào đó là những lúc khó khăn. Ở đờ nào ai hay chữ ngờ. Căn phòng tôi đang đc thắp sáng với đèn buyn-đinh, Chợt căn phòng tối om vì mất điện. Như một bản năng vốn có của con người, vội bật tung cánh cửa sổ để hướng tới ánh sáng ngoài thiên nhiên bao la kia. Tôi chợt nhìn thây một vật quen thuộc , k! phải nói là quá đỗi thân quen. Khog phải thứ gì khác là ánh trăng. nó đang soi rọi tâm hồn vào cả trái tim tôi. Nó len lỏi vào cả tâm trí tôi nữa. Tôi chợt nhớ ra và nhận ra những giá trị trong cuộc sống ……………….Mặt đối mặt! Hai cá thể đang nhìn vào nhau…..Những gì của quá khứ vân nguyên vẹn, hai hàng lệ bỗng lăn tròn trên má! Umk. Có lẽ tôi đang khóc. Nước mắt tôi đang rưng rưng trước cảnh vật, trước hình ảnh tưởng chừng như không thể quên…..Ánh trăng- sao mà thân thuộc thế!!! Tôi dận lòng mình sao nỡ quên nó đi……….Những chiêm nghiệm qua thực tế mình trải qua . Tôi thấy cuộc sống này lag một thực tại sống động, muôn màu muôn vẻ…… Nhắc nhở các bạn trẻ qua nhân vật tôi- nhân vật trữ tình.
Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại, kết thúc câu chuyện thật tự nhiên.
BÀI VĂN MẪU :
Hai mươi hai giờ đêm, bỗng cả một vùng của thành phố mất điện. Tôi vội vàng bật tung cửa sổ. Đột ngột vầng trăng tròn vành vạnh xuất hiện. Ánh trăng ùa vào căn phòng soi sáng không gian. Thảng thốt nhận ra cố nhân, tôi áp sát song cửa, ngửa mặt lên nhìn trăng, trăng cũng soi ngắm tôi. Xúc động trào dâng, tôi thấy rưng rưng trong lòng, rưng rưng khóe mắt…
Cuộc chiến tranh dai dẳng, khốc liệt đã lùi xa, thấm thoắt đã ba năm rồi. Tôi về thành phố, sống trong điều kiện đất nước đã thống nhất, độc lập, hòa bình, đời sống đã khác xưa. Nhà cao cửa rộng, tiện nghị hiện dại, khác xa vói những năm tháng gian lao sống cùng đồng, cùng sông, cùng bể, cùng trăng. Có lẽ giờ đây tôi đã quen với ánh điện, cửa gương trong đời sống hiện đại đủ đầy, giàu sang mà lãng quên, vô tình với trăng. Trăng vẫn đi qua ngõ, vậy mà tôi như không thấy, vô tình, bạc bẽo, dửng dưng như người khách lạ qua đường. Đêm nay thình lình đèn điện tắt, nổi bật trong không gian bao la kiêu hãnh chỉ có mình trăng. Trăng vẫn nhẫn nại tỏa sáng cho bầu trời, mặt đất, nhân gian mà không giận hờn, trách móc.
Đối diện với trăng trong tình huống bất ngờ, trăng đã gợi cho tôi biết bao kỉ niệm ấu thơ sống với đồng, sông, rừng, bể, hòa nhập gắn bó vói thiên nhiên. Trăng gợi cho tôi nhớ về tuổi thơ, nơi chôn rau cắt rổn của mình, yêu trăng yêu cả chú Cuội, chị Hằng; về một thời chiến tranh ác liệt ở rừng ở rú được nhân dân che chở, yêu thương, Ngày ấy không có điện, trăng là bạn cố tri thường cùng tôi đàm tâm độc thoại, là bạn chiến đấu “Đầu súng trăng treo”, là gương mặt mĩ nữ gợi bao khao khát yêu thương, gợi bao cánh thơ bay bổng tâm hồn… Ngày ấy, duy nhất chỉ sống với trăng. Tình yêu thiên nhiên hồn nhiên như cỏ cây hoa lá không hề vụ lợi, ngỡ chẳng bao giò tôi quên… Ấy thế mà, khi cuộc sống đủ đầy, lòng tôi cũng đổi thay… vô tình nhìn trăng như người dưng qua ngõ.
Đối diện với trăng đêm nay, trăng vẫn tròn vành vạnh như đồng, như sông, như bể, như rừng thủy chung, nghĩa tình, bất biến. Lòng tôi rưng rưng hổ thẹn. Giá như trăng cứ lên tiếng trách cứ, mắng mỏ tôi: kẻ vô tâm, vô tình, vô ơn bạc nghĩa… cho tôi thấy nhẹ lòng. Nhưng trăng cứ tròn vành vạnh – nhìn tôi – ánh trăng im phăng phắc. Tôi hiểu trong sự im lặng ấy như nghiêm khắc, lại như chất chứa một tấm lòng. Tấm lòng vị tha, độ lượng “kể chi người vô tình”. Chính sự độ lượng của trăng đã khiến tôi giật mình, trăn trở, suy ngẫm về quá khứ. Những năm tháng gian lao, trăng và nhân dân thật bình dị, dịu hiển bao nhiêu! Kể cả những người đã khuất, đã kể vai sát cánh, gắn bó với nhau, cùng nhau đánh đuổi giặc thù, đem lại cuộc sống an bình hôm nay, sao tôi nỡ vô tình?
#Panda
Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ Ánh Trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài văn tự sự
Tôi đã được sinh ra và lớn lên ở quê hương. Tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay, với những dòng sông hiền hòa chở nặng phù sa, với những hồ bể trong đầy tôm cá. Đối với tôi, đó là những năm tháng tuyệt vời nhất.
Năm tháng cứ trôi đi êm đềm. Rồi một ngày kia, chiến tranh bùng nổ. Để bảo vệ cho Tổ quốc thân yêu, tôi phải rời quê hương để đi lính. Cuộc sống của tôi lúc này đã thay đổi. Tôi dần dần gắn bó với những ngọn núi, với cánh rừng hoang vu sặc mùi bom đạn. Nhưng trong lòng tôi vẫn khắc khoải một nỗi nhớ da diết. Tôi nhớ làng, nhớ gia đình, nhớ lối xóm. Trong những lúc như thế, tôi thường nhìn trăng. Vầng trăng như một người bầu bạn cùng tôi, có thể an ủi, làm nguôi ngoai đi nỗi nhớ quê hương. Trăng chia sẻ cùng tôi biết bao tâm tư tình cảm, bao nỗi nhớ. Trong suốt chặng hành trình gian lao cực khổ, trong cuộc sống trần trụi với thiên nhiên, cây cỏ, vầng trăng mộc mạc như một người bạn tri kỷ, luôn đồng hành và sát cánh bên tôi. Đã có lúc, tôi ngỡ rằng hứa sẽ không và không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa ấy.
Và chiến tranh kết thúc, hòa bình lặp lại. Thoát khỏi cuộc sống bần cùng, nghèo khổ trong chiến tranh là cái khát vọng lớn nhất của những người lính chúng tôi. Vì vậy, tôi về sống ở thành phố, trong một căn phòng buyn-đinh tiện nghi. Cuộc sống ở thành phố rất hiện đại. Đâu đâu cũng có những ánh điện, cửa gương. Dần dà, tôi đã quen cái cuộc sống của thành thị. Và trong chính sự xa hoa đó, tôi đã quên đi vầng trăng – người bạn tri kỷ của mình. Mỗi tối, trăng đi qua ngõ mà như người dưng qua đường. Xa lạ, không quen, không biết, vầng trăng đã bị tôi – một người bạn thân thiết, gắn bó của một thời – lãng quên.
Rồi một ngày nọ, đèn điện bỗng vụt tắt. Căn phòng trở nên tối om. Theo phản xạ, tôi bèn bật tung cánh cửa sổ để ánh sáng lan vào. Và đập vào mắt tôi là vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng trên bầu trời đêm. Tôi với trăng, mặt đối mặt, nhìn nhau, thật lâu. Bỗng, trong lòng tôi có cái gì đó rưng rưng, Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Hình ảnh của những cánh đồng bao la, những dòng sông, những hồ bể, những cánh rừng cứ hiện lên trong đầu tôi.
Đã bao nhiêu năm qua, trăng vẫn không thay đổi, vẫn tròn vành vạnh như lúc xưa. Chỉ có tôi là đã thay đổi. Tôi đã quá thờ ơ với trăng, đã vô tình quên đi những kỷ niệm đẹp đẽ giữa trăng và tôi. Trăng cứ nhìn tôi, im lặng. Tôi bỗng giật mình. Sự im lặng của trăng cứ như một lời trách móc tôi, oán hận tôi vì sao đã quên đi người bạn tri kỷ.
Tôi thật sự hối hận vì đã quên trăng. Đối mặt với người bạn cũ, lòng tôi cứ nghẹn ngào, nước ở khóe mắt cứ muốn trào ra. Và tôi đã hứa, lời hứa thật lòng, khắc sâu trong đầu tôi, là không bao giờ được quên trăng – người bạn ân nghĩa, thủy chung đã gắn bó cùng tôi ở suốt chặng đường chiến đấu gian lao vất vả trong quá khứ.
Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?
- Con người trong bài thơ hiện qua những hình ảnh: cô thôn nữ, tiếng ca vắt vẻo, ai ngồi dưới trúc, khách xa, chị ấy
- Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình là “khách xa”
- Đối tượng quan sát trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình là làng quê và “chị ấy”. Đó có thể là một người ở làng quê xưa, cũng có thể là một cô bạn gái trước của “khách”.
Trong câu thơ đầu tiên của bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, nhân vật trữ tình hiện lên trong tư thế, hoàn cảnh nào?
A. Đăng tràn trọc, băn khoăn không ngủ được trong đêm trăng sáng
B. Đang đi dạo dưới ánh trăng trong đêm thu lạnh.
C. Đang ngồi đọc sách trong thư phòng bỗng thấy ngỡ ngàng vì ánh trăng trong đem thu lạnh
D> Đnag ngồi thưởng trăng trong mootj đem thu lặng
Tưởng tượng mình là người kể chuyện trong bài thơ,hãy viết một đoạn văn(khoảng 10 câu)miêu tả lại chuyến đi cuối cùng và sự hy sinh của Lượm,đồng thời thể hiện cảm nghĩ của em về nhân vật.(bài thơ Lượm)
Hình ảnh của Lượm để lại trong em thật nhiều cảm xúc khâm phục, đau xót, thương tiếc và qua bài thơ đã cho em một cảm nghĩ về nghĩa vụ đối với đất nước trong thời kì hòa bình, để xứng đáng với những gì mà các anh hung đi trước phải hi sinh, để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ
Một buổi đêm yên tĩnh. Ngồi trên bàn làm việc, với xấp giấy trước mặt mình, cái tay cầm bút của tôi cứ xoay đi xoay lại cái bút một hồi để không bị tê tay. Chắc tôi đang bí, chẳng nghĩ ra được gì để viết cả. Nhìn ra đồng hồ kia, kim chỉ giờ điểm điểm sát 11 giờ tròn. Thở dài một tiếng, bất giác tôi lại bồi hồi đi, nhớ về chuyện cũ. Biết là chẳng liên quan gì, nhưng đột nhiên tôi lại nhớ đến trăng - người bạn tri kỉ tâm giao của tôi. Nhớ hồi còn bé, khi không ngủ được, tôi lại cứ nhìn lên trăng mà trò chuyện với trăng, rồi khi lớn lên, đi chiến tranh ở rừng, khi cô đơn, tôi lại nhìn lên trăng, cứ như là đang nói cuyện với nhau qua suy nghĩ của tôi vậy; thế mà đã 3 năm sau ngày cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lâu lắm rồi tôi đã chẳng còn nhớ cảnh trong rừng nó như thế nào nữa, giờ đây, trước mặt tôi chỉ có một tấm gương trong suốt được đặt lên làm cửa kính và một bóng đèn led đang chói sáng trên đầu tôi, còn nhớ, nhưng ngày đó có bao kỉ niệm vui với trăng, vậy mà...
1. Hình ảnh "vầng trăng" trong bài thơ có ý nghĩa gì? Tại sao trong bài thơ tác giả có tới 4 lần gọi là "vầng trăng" mà nhan đề và khổ thơ cuối lại viết "ánh trăng"?
2. Em hiểu thế nào về cái "giật mình" của nhân vật trữ tình? Viết 1 câu khái quát nhất về cái giật mình của người trong thơ?
3. Đọc bài thơ "Ánh trăng" em cảm nhận được bài học sâu sắc nào? Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu?
1)
- Hình ảnh vầng trăng có nghĩa như một người bạn tri âm, tri kỉ của tác giả từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, từ lúc ở chiến khu cho đến khi về thành phố.
- Bởi lẽ vầng trăng tròn là nói về quá khứ thuỷ chung, vẹn nghĩa, còn ánh trăng là cái vầng sáng của quá khứ, là ánh sáng của lương tâm, lương tri, của đạo đức, cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi làm thức tỉnh và xua đi những khuất tối trong tâm hồn, làm bừng sáng tâm hồn con người. Hình ảnh ở đây gợi ra chiều sâu tư tưởng triết lý: ánh trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, trong sáng mà vĩnh hằng của cuộc sống. Ánh trăng cứ lặng lẽ, biểu tượng cho sự trong sáng vô tư, không đòi hỏi. Con người có thể vô tình lãng quên nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
2)
- "Giật mình" đó là lúc tác giả đã hoàn toàn tỉnh thức, không còn sống trong xa hoa, lộng lẫy, tức là đã nhận ra sự bạc bẽo của mình, nhận ra sai lầm của mình với quá khứ.
3)
- "Ánh trăng" - hành trình về sự thức tỉnh hoàn thiện mình, không chỉ là miền thức tỉnh của chính nhân vật trữ tình mà còn cho chính chúng ta. Bài thơ đã để lại cho độc giả bài học nhân văn sâu sắc: hãy trân trọng và sống nghĩa tình với quá khứ, cảm ơn những gì đã cùng ta trải qua vì nhờ có những điều như thế mới có ta của hiện tại. Và dù thời gian trôi đi, cuộc sống còn đổi thay nhưng những giá trị tinh thần, những tư tưởng đạo lý sẽ không thay đổi, sẽ còn mãi với thời gian bởi đó là một nét đẹp của người Việt, của dân tộc Việt.
Tham khảo nha em:
1.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:
- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.
- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.
- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.
- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.
- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.
- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Khổ cuối thay vì tác giả dùng là vầng trăng thì ông đã sử dụng từ ánh trăng để mang một dụng ý nghệ thuật. Nếu ở các khổ trước, vầng trăng là biểu trưng chó sự tròn đầy viên mãn, biểu trung cho quá khứ nghĩa tình thì ở khổ cuối, tác giả dùng là ánh trăng nhàm nhấn mạnh khả năng xuyên thấu vào tâm hồn người lính, giúp người lính giật mình nhìn nhận ra sai lầm của chính mình để từ đó sửa đổi và hoàn thiện mình hơn. Anhs trăng chính là ánh sáng soi chiếu và làm tỏ tường tâm hồn người lính, kéo người lính về với quá khứ để chiêm nghiệm và nhận ra sai lầm của mình ở hiện tại.
2.Nếu như hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ này diễn tả sự tròn vẹn, đủ đầy, nguyên vẹn như xưa của vầng trăng, hay quá khứ nghĩa tình thì dòng thơ cuối lại là cái "giật mình" mang ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm. Đối diện với vầng trăng nghĩa tình, với quá khứ mà mình đã trót lãng quên, nhân vật trữ tình đã có cái giật mình. Theo em, đây là sự giác ngộ về mặt nhận thức, là sự giác ngộ về sự vô tâm của mình đối với quá khứ của nhân vật trữ tình. Trong khoảnh khắc ấy, nhân vật trữ tình đã nhận ra được sự vô tâm, sự bội bạc của mình đối với quá khứ và vầng trăng nghĩa tình hay quá khứ tươi đẹp hiện về đủ để làm cho nhân vật trữ tình giác ngộ ra thái độ sống vô tâm của mình. Sự giật mình còn là sự ăn năn, ân hận, là sự giác ngộ trong phút giây bất chợt vì đối diện với vầng trăng, với quá khứ ngày xưa. Tóm lại, phút giây giật mình của nhân vật trữ tình mà tác giả muốn gửi gắm là sự giật mình mang thông điệp sâu sắc về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung trong quá khứ.
3.Thái độ sống:
- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.